Ý kiến của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã không còn khách quan?
Tham gia vao bât cư cuôc chơi nao ai cung sơ thiêu công băng nhưng trước hết bản thân mình phải chơi đẹp cái đã.
Dư thao Thông tư hương dân viêc lưa chon sach giao khoa đang trong qua trinh lây y kiên trong đo co nhiêu nôi dung cho thây đê cao tinh dân chu, khach quan va trao quyên cho thây cô trong viêc lưa chon sach giao khoa.
Vơi nhưng nôi dung quy đinh như tai Điêu 4, Điêu 8 cua dư thao nay thi viêc chon sach giao khoa đang đăt trách nhiệm lên vai trưc tiêp nhưng thây cô đang giang day chư không phai cua nhưng nha quan ly.
Đây là quan điểm đúng đắn, do đó việc cần thiết lúc này là tao điêu kiên đê cô thây được tiêp cân cac bô sach, day thư nghiêm tư đo đưa ra cac nhân xet, đanh gia khach quan trươc khi tiên hanh bo phiêu.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, người thứ 2 từ trái sang (ảnh Thùy Linh).
Tuy nhiên vì lợi ích nên các bên có sách giáo khoa luôn tìm cách để sach giao khoa cua minh đươc lưa nhiều hơn nên đã tiến hành quang bá thổi phồng hoặc “kể tội” đôi thu canh tranh.
Chính điêu nay se khiên cho nhiều thây cô rất kho nhân thưc được đâu la lơi noi tâm huyêt, đâu la lơi noi khach quan co sư tin cây.
Và hệ lụy của việc này có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 phù hợp cho năm học 2020 – 2021 của từng địa phương.
Cụ thể, trên bao Tiên phong đưa tin: Giao sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giao duc phô thông mới cho rằng, Thông tư hướng dẫn lựa chọn sach giao khoa mới giao quyền lựa chọn cho các trường và chọn sách theo từng môn là hợp lý, tránh hiện tượng “bán bia kèm lạc”. Các trường có thể chọn cuốn này ở bộ này, cuốn khác ở bộ khác nếu đánh giá hay và phù hợp.
Tuy nhiên, Giao sư Thuyết lo ngại, Nha xuât ban Giáo dục Việt Nam chi trả lương cho cán bộ Sở Giao duc va Đao tao thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay vì họ ở trong Ban chỉ đạo biên soạn 1 bộ sach giao khoa dễ dẫn đến chuyện lựa chọn sach giao khoa không công bằng, khách quan.
“Nói giao quyền cho các nhà trường nhưng trên thực tế, các trường luôn nhận được các chỉ đạo từ cấp trên là nên chọn sách tham khảo này, sách tham khảo khác thì làm sao các nhà trường dám trái lệnh”, ông Thuyết nói.
Cũng theo Giao sư Nguyễn Minh Thuyết, trong 5 bộ sach giao khoa, có tới 4 bộ sách của nha xuât ban Giáo dục Việt Nam, 1 bộ còn lại của 2 nha xuât ban la đai hoc Sư phạm thanh phô Hô Chi Minh và Đai hoc Sư phạm Hà Nội. Nếu bộ sách của 2 nha xuât ban này “sống” thì trong những năm tới, các cá nhân, tổ chức mới dám “nhảy vào” làm sách. Nếu bị cơ chế độc quyền đè bẹp thì chủ trương xã hội hóa sach giao khoa khó thành công. [1].
Nếu chỉ đọc nội dung trong bài viết này, mấy ai biêt Giáo sư Nguyên Minh Thuyêt cũng là Tổng chủ biên của cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 cua bô sach “Canh Diêu” – một trong năm cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 theo chương trình mới vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT ngày 22/11/2019.
Trên bao Kinh tê nông thôn trong một bài viết “Đằng sau việc chi thù lao cho cán bộ Sở Giao duc va Đao tao thanh phô Hồ Chí Minh” con cho răng, Giao sư Nguyễn Minh Thuyết hiện là Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Ngữ văn – Tiếng Việt của Công ty cổ phần đầu tư Xuất bản và Thiết bị giáo dục Việt Nam (Vepic) – chu sơ hưu bô sach “Canh Diêu”. [2].
Video đang HOT
Việc được giới thiệu trong bài báo với tư cach la Tổng chủ biên Chương trình Giao duc phô thông mới nhưng Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết còn tư cach là Tổng chủ biên của cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 cua bô sach “Canh Diêu” cần thiết phải được giới thiệu đầy đủ để dư luận hiểu đúng và đủ.
Thương trường là chiến trường, người ta hay tìm cách này hay cách khác để làm đối thủ yếu đi, nhưng giáo dục lại là lĩnh vực đặc biệt, sản phẩm giáo dục là con người chính vì thế khi tham gia vào cuộc chơi trên lĩnh vực này cần thiết mình phải đàng hoàng trước đã.
Khi Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết là chủ biên của sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ sách “Cánh Diều” thì những phát ngôn của ông liên quan đến sự bắt tay giữa Nhà xuất bản giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh sẽ không còn khách quan.
Hy vọng, Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa sau khi được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý đủ mạnh để tạo điều kiện cho các thầy cô giáo chọn sách giáo khoa một cách độc lập, khách quan tránh nhóm lợi ích chi phối.
Trươc đo, Bao điên tư Giao duc Viêt Nam có bài viết “Nghe thầy Thuyết nói về sách Tiếng Việt lớp 1 mới, giáo viên chúng tôi lo quá”, tác giả phản biện ý kiến của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết khi nói về Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ sách giáo khoa “Cánh Diều” do ông làm: “Sách Tiếng Việt 1 mới, dạy được ngay, không cần tập huấn”.
Trong bài viết đó, tác giả Phan Tuyết đã phân tích nhiều góc cạnh và cuối cùng tác giả nhấn mạnh: “Được biết, sách giáo khoa mới sẽ giảm tải cho học sinh những kiến thức quá tải, nhưng tại sao những kiến thức dạy ở lớp 2 lại được đưa xuống dạy ở lớp 1 như thế này liệu có phải là giảm tải?
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 có thể dạy được ngay và không cần tập huấn. Liệu căn cứ vào đâu để thầy Thuyết đưa ra nhận định chủ quan này?
Còn nếu dựa vào tình hình thực tế mà giáo viên chúng tôi đang trải qua hằng ngày, chúng tôi thấy lo cho chương trình quá nặng sẽ làm khổ học sinh, sẽ buộc phụ huynh phải cho con đi học thêm tối ngày”.
Hiện dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trao quyền lớn cho giáo viên
Điều 4 dự thảo Thông tư quy định: “Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là Hội đồng) do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thành lập, giúp cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Mỗi trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.
Hội đồng bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) có sách giáo khoa lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần ba) là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.
Người đã tham gia biên soạn, thẩm định sách giáo khoa của các nhà xuất bản không được tham gia Hội đồng”.
Tai liêu tham khao
1. //www.tienphong.vn/giao-duc/chon-sgk-vua-da-bong-vua-thoi-coi-1494351.tpo
2. //kinhtenongthon.vn/dang-sau-viec-chi-thu-lao-cho-can-bo-so-gddt-tp-ho-chi-minh-post32482.html?
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net.vn
Đổi mới không nên bắt đầu từ ngọn
Mục tiêu của đổi mới thi cử là để học sinh và thầy cô giáo học tốt hơn, dạy tốt hơn, chứ không phải đổi mới chỉ để đổi mới.
Đang đổi mới "từ ngọn"
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT nhưng những đổi mới trong thời gian qua của Bộ GD-ĐT vấp phải không ít phản ứng từ dư luận, thậm chí mất niềm tin trong nhân dân.
Lý giải những bất cập này, GS. Viện sĩ Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên - Nhi đồng Quốc hội cho rằng: "Những việc Bộ làm trong thời gian qua mới chỉ là đổi mới phần ngọn. Ví dụ, chọn khâu đột phá "thi cử" là không phù hợp vì nó chỉ giải quyết ở phần ngọn. Theo tôi, đổi mới đầu tiên phải là Chương trình - Sách giáo khoa (CT-SGK). Khi có CT-SGK thì sau đó mới xây dựng phương thức kiểm tra đánh giá, có cả vấn đề thi cử phù hợp với nó. Chứ giờ chưa đổi mới nội dung CT thì đổi mới kỳ thi chưa triệt để được. Tức là CT-SGK vẫn chỉ là truyền thụ kiến thức chứ chưa chuyển theo xu hướng đánh giá năng lực, phát triển toàn diện thì làm sao thi kiểu đánh giá năng lực được, "học gì, thi nấy" chứ. Giờ không dạy học theo kiểu phát triển năng lực mà lại đòi đánh giá năng lực là bất hợp lý".
GS. Đào Trọng Thi: "Đổi mới hiện nay Bộ GD-ĐT đang làm không có sự thiết kế tổng thể mà làm lặt vặt, sai cái này, sửa cái kia kéo dài nhiều năm quá nên gây áp lực cho XH, trong dư luận. Việc đổi mới, điều chỉnh cần phải bám sát định hướng, nhắm đến mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của học sinh. Đổi mới phải có lộ trình hợp lý, đảm bảo tính khả thi và bền vững, tránh gây sốc cho học sinh và xã hội. Việc đổi mới phải mang lại hiệu quả thiết thực, giảm tải, giảm áp lực và tốn kém cho học sinh và xã hội, kết quả thi khách quan làm căn cứ tin cậy để công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Bộ cần cầu thị, lắng nghe ý kiến của chuyên gia và người dân, cân nhắc chọn lọc những nội dung điều chỉnh thực sự cần thiết".
Còn hơn 1 năm nữa là triển khai CT-SGK mới và Bộ cũng đang tổ chức bồi dưỡng theo CT nhưng đến nay có nhiều giáo viên vẫn thờ ơ với sự đổi mới, có giáo viên thì lo lắng chưa có SGK mới trong tay nên chưa hình dung được sẽ đổi mới thế nào. Đề cập việc chuẩn bị triển khai CT-SGK mới bắt đầu từ năm 2021, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: "Sự chủ động của giáo viên từ bây giờ là rất cần thiết để sau này đỡ vất vả cho bản thân mỗi người thầy và cũng là cách góp phần cho việc đổi mới của ngành giáo dục thành công trong một vài năm tới".
Năm học 2020- 2021 sẽ áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở lớp 1; năm 2021-2022 là áp dụng ở lớp 2 và lớp 6; năm 2022-2023 là áp dụng ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Việc hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông sẽ kết thúc vào năm học 2024- 2015 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Trước mắt giáo viên cần chuẩn bị một số việc như: Một là, nghiên cứu kỹ Chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM), bởi vì trước đây chỉ có 1 bộ SGK của Bộ GD-ĐT và tổ chức thi cử cũng theo SGK đó nên vai trò của SGK quan trọng và giáo viên chỉ biết đến SGK chứ không biết đến CT. Nhưng bây giờ có nhiều bộ SGK nên chỉ đạo thi cử sẽ không theo bộ SGK nào cả mà phải theo yêu cầu cần đạt trong CT. Vì thế, GV phải nắm kỹ CT, để làm sao dạy học sinh đạt được yêu cầu của CT đặt ra. Muốn triển khai tốt thì đầu tiên giáo viên phải đổi mới nhận thức về CT-SGK. Hai là, nghiên cứu các bộ SGK để có tiếng nói trong việc lựa chọn SGK, vì nếu chọn sai thì học sinh khổ, giáo viên cũng khổ, mà nửa chừng không dạy được đòi đổi thì rất khó.
"Giáo viên phải nghiên cứu kỹ để có quyết định lựa chọn SGK làm sao phù hợp với điều kiện dạy và học và phù hợp với kinh nghiệm thực tế của mình. Quan trọng nhất là chọn được bộ sách phù hợp, chứ chọn theo "thương hiệu" nào đó mà dạy không được thì thầy trò sẽ khổ" - GS. Thuyết cảnh báo.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, Chương trình giáo dục phổ thông mới muốn thực hiện được thì phải có con người, phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đúng chuẩn và được tập huấn, bồi dưỡng đáp ứng bộ tiêu chuẩn giáo viên các cấp, chuẩn hiệu trưởng các cấp.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng: "Đội ngũ giáo viên chính những người tiên phong trong đổi mới chương trình, SGK từ năm học 2020 - 2021. Đồng thời, khi đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục được coi như "chìa khóa" để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và thực hiện triển khai chương trình SGK mới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên còn mắc bệnh "chạy" theo lý thuyết kinh điển, bám vào trí thức có sẵn trong SGK, không gắn với thực tiễn đời sống".
Bên cạnh đó, việc tuyển giáo viên lại do Sở Nội vụ các tỉnh, thành quyết định thế nên mới có chuyện để thực hiện giảm biên chế, giảm đầu mối, có quận, huyện sa thải vài trăm giáo viên. Thử hỏi như vậy đội ngũ nhà giáo làm sao ổn định?
"Mọi đổi mới phải có lộ trình không thể nóng vội và cần có sự chung tay của toàn xã hội. Một mặt là phát huy giá trị dân tộc, nhưng cũng cần tiếp cận tiên tiến của thế giới. Đối với giáo dục phổ thông, cần đảm bảo đủ giáo viên, đủ lớp học và trường học gần nhà để học sinh được học 2 buổi/ngày. Nhà nước lo chung, còn giáo dục chất lượng cao cần xã hội hóa, không nên cào bằng. Trường học phổ thông không chỉ là thiết chế đơn thuần mà là thiết chế cộng đồng. Chúng ta cần nhìn nhận đúng và tin tưởng vào Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-PT".- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Không đổi mới thi cử thì CTGD phổ thông mới rất khó thành công
"Đổi mới giáo dục muốn có hiệu quả cần phải có lộ trình từng bước cụ thể. Thi cử hiện nay vẫn chưa đổi mới được là điều rất đáng lo ngại, bởi Chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi học sinh phải thực hành mà bây giờ cứ thi cử theo kiểu hiện nay là kiểm tra kiến thức, chứ không kiểm tra đánh giá được thực hành. Tôi đã đề xuất với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thời gian tới Bộ GD-ĐT phải thay đổi cách thi để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới , bởi nếu không đổi mới thi cử thì Chương trình giáo dục phổ thông mới rất khó thành công" - GS Nguyễn Minh Thuyết.
Đổi mới phải có lộ trình hợp lý, khả thi và ổn định
Thay đổi thế nào để tiếp cận xu hướng thi, tuyển sinh của các nước tiên tiến trên thế giới là bài toán nan giải khiến ngành giáo dục vẫn đang loay hoay trong nhiều năm.
GS. Đào Trọng Thi thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Với kỳ thi "2 trong 1", từ lâu tôi không ủng hộ vì 2 mục tiêu của của kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học hoàn toàn không thể kết hợp được. Việc Bộ GD-ĐT buộc các trường phải lấy kết quả đó xét tuyển đã làm nảy sinh nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng "đầu vào" của các trường. Chính vì thế, kỳ thi THPT Quốc gia 2019, Bộ GD-ĐT đã phải khẳng định lại, mục tiêu của kỳ thi này chủ yếu là để xét tốt nghiệp. Các trường ĐH, CĐ có thể lấy kết quả đó làm cơ sở xét tuyển hoặc có thể tổ chức kỳ thi riêng. Còn thi tốt nghiệp THPT với tỷ lệ đậu 90 - 95% như hiện nay thì theo tôi kỳ thi đó có thể tổ chức ở các địa phương, thậm chí với các cơ sở giáo dục uy tín có thể giao cho họ tự làm là tốt nhất".
Về phương thức tổ chức kỳ thi này bằng hình thức thi trắc nghiệm hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Theo GS. Đào Trọng Thi, việc tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm nhìn chung là phù hợp với xu hướng của thế giới. Sở dĩ trong mấy năm nay kỳ thi bị gặp nhiều sự cố là do chúng ta áp dụng hình thức trắc nghiệm nửa vời, làm chưa đến nơi đến chốn. Chúng ta vẫn tổ chức thi trên giấy cho cả triệu thí sinh và thi cùng một thời điểm nên vẫn tạo sức ép lớn cho kỳ thi, thậm chí nảy sinh tiêu cực nghiêm trọng. Kỳ thi có 3 khâu quan trọng là: Ra đề, coi thi và chấm thi. Trước đây thi theo kiểu truyền thống (thi tự luận) thì tiêu cực chủ yếu rơi vào khâu coi thi, nhưng nếu thi trên máy thì khâu coi thi và chấm thi gần như không thành vấn đề đáng lo nữa. Thi trắc nghiệm trên máy thí sinh sẽ không cần tập trung thi đồng loạt nữa, thí sinh ở đâu thi ở đó, như vậy sẽ giảm tốn kém, không còn căng thẳng, sức ép cho xã hội trong mỗi kỳ thi. Quan trọng hơn là sẽ hạn chế tối đa sự tiêu cực, thi xong có kết quả luôn thì không ai can thiệp được. Kỳ thi năm trước bị lọt tiêu cực vì thi xong có quá nhiều khâu như: dọc phách, di chuyển, lưu kho...
Đề cập giải pháp cho vấn đề này, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: "Thực tế, lâu nay các em học vẫn vì bảng điểm chứ không phải vì phát triển bản thân. Tôi rất tâm đắc với đề án học sinh được thi lại nhiều lần trong năm. Nếu áp dụng thi nhiều lần sẽ kích thích khả năng ham học hỏi của học sinh hơn. Tiêu biểu, một nước đứng đầu về giáo dục như Phần Lan thường ưu tiên phát triển năng lực học sinh và tránh việc đánh giá theo kiểu đỗ - trượt, thấp - cao. Vì vậy, tại sao chúng ta không đặt chuẩn để học sinh nỗ lực, phấn đấu?".
TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, mục tiêu của đổi mới thi cử là để học sinh và thầy cô giáo học tốt hơn, dạy tốt hơn, chứ không phải đổi mới chỉ để đổi mới, không thay cái cũ bằng một cái mới. Với mục tiêu như vậy, TS. Tùng Lâm băn khoăn liệu thi trắc nghiệm có phát triển được năng lực và đánh giá đúng phẩm chất của học sinh hay không? Làm sao để ngân hàng đề giúp học sinh thi trắc nghiệm vẫn gắn với đời sống, thể hiện năng lực cá nhân? Do đó, cần cải tiến bộ câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh. Bộ GD-ĐT nên có nghiên cứu về khía cạnh này và đánh giá nghiêm túc, cách làm câu hỏi đã phù hợp, khoa học và đảm bảo giá trị cao hay chưa./.
Chất lượng giáo dục là sự thay đổi của mỗi con người...
"Việc chúng ta đổi mới thi cử rất quan trọng, cần thiết nhưng không chỉ đổi mới các phương tiện, công cụ đánh giá mà phải đổi mới chất lượng, tiêu chuẩn và cách đánh giá thế nào để phát triển năng lực. Phương án nên giao cho các nhà trường đánh giá học sinh để công nhận tốt nghiệp. Từ đó, kết quả thi THPT mới có chất lượng, nếu không chúng ta vẫn mãi loanh quanh, luẩn quẩn với bài toán chưa giải được, đó là học sinh không phát triển được phẩm chất và năng lực của mình.
Trong giáo dục không phải cho học sinh biết được cái gì mà phải làm được cái gì, phải trở thành con người như thế nào?. Theo UNESCO, chuẩn quốc tế về chất lượng giáo dục là sự thay đổi của mỗi con người chứ không phải nặng về "đếm" kiến thức như chúng ta hiện nay"- TS Nguyễn Tùng Lâm
Theo VOV
Quyền chọn sách giáo khoa có thuộc các trường? Việc chọn sách giáo khoa làm sao đảm bảo sự công bằng, minh bạch là điều dư luận đang quan tâm khi thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách. Liệu có sự chỉ đạo ngầm? Giáo sư (GS) Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, lần đổi mới này có nhiều nhà xuất bản...