Ý chí của cặp học viên song sinh người Sán Dìu
Đến Tiểu đoàn 2, Trường Sĩ quan Chính trị, chúng tôi được nghe câu chuyện đặc biệt về nỗ lực rèn luyện của cặp song sinh là Trung sĩ Nguyễn Ngọc Hà, học viên Đại đội 5 và Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Hải, học viên Đại đội 4.
Trước khi gặp các em, Thiếu tá Nguyễn Khắc Bình, Đại đội trưởng Đại đội 4 nhắc chúng tôi: “Hai học viên này rất giống nhau cả hình dáng lẫn tính cách, thường xuyên gây nhầm lẫn cho đơn vị, các anh mới gặp nên nhìn biển tên để phân biệt”.
Trong khuôn viên tự học của đơn vị, chúng tôi chú ý một học viên ngồi ngay chính giữa ghế, vừa chỉ vào cuốn sổ tay vừa nói với đồng đội: “Mấy điều này thực ra các thầy nói rồi nhưng vì tớ vừa thi tháng trước nên nhắc lại cho các cậu yên tâm. Môn học nào cũng vậy thôi, trước hết là bảo đảm đủ các ý khi viết bài. Còn riêng môn này, muốn được điểm cao, các cậu phải chăm đọc thêm sách, báo, xem thời sự để có thêm số liệu minh họa cụ thể”.
Cứ như vậy, cậu học viên chia sẻ từ khái quát đến cụ thể phương pháp ôn tập và làm bài môn Địa l ý chính trị cho đồng đội. Học viên vừa có những chia sẻ bổ ích ấy là Ngọc Hà, còn những học viên đang lắng nghe là Ngọc Hải và đồng đội của mình. Qua chia sẻ của các em, chúng tôi biết những buổi học nhóm, trao đổi kinh nghiệm học tập như thế này diễn ra thường xuyên. Chính điều này vừa giúp nâng cao kết quả học tập vừa tạo môi trường gắn kết cho các em.
Ngọc Hà, Ngọc Hải thường xuyên giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện.
Sau khi kết thúc nội dung học nhóm, Ngọc Hà, Ngọc Hải dành thời gian chia sẻ với chúng tôi về nỗ lực phấn đấu vào học tại Trường Sĩ quan Chính trị. Hai em là người dân tộc Sán Dìu ở xóm Làng Ngói, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương (Thái Nguyên). Gia đình làm ruộng, lại nuôi hai con cùng tuổi, cùng ăn, cùng học nên kinh tế cũng chỉ đủ ăn. Hiểu được khó khăn, vất vả của bố mẹ, hai em đã có nhiều cố gắng trong học tập, rèn luyện tại trường. Năm 2016, sau khi hoàn thành chương trình học dự bị một năm tại Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc, dù đủ tiêu chí vào học tại Trường Đại học Luật Hà Nội nhưng hai em quyết định đăng ký thi vào Trường Sĩ quan Chính trị. Nói về những khó khăn của mình, Ngọc Hà tâm sự: “Quá trình ôn thi, anh Hải chuyển từ khối A sang học khối C, còn em trước thi một tháng bị ngã phải nằm viện điều trị. Không muốn em bị lỡ thi, anh mang cả sách vở vào viện vừa chăm em vừa ôn thi cùng. Anh Hải còn rất cẩn thận sao chép bài giảng trên mạng vào điện thoại cho em tự ôn”. Rồi những khó khăn cũng qua, Ngọc Hà, Ngọc Hải cùng thi đỗ vào Trường Sĩ quan Chính trị với điểm số rất cao, cả điểm cộng lần lượt là 30,5 và 29,75.
Trong thời gian học tập, rèn luyện tại Trường Sĩ quan Chính trị, Ngọc Hà, Ngọc Hải đã gây ra nhiều tình huống nhầm lẫn bất ngờ làm các đồng đội không thể quên. Trung sĩ Phạm Sơn Hải học viên Đại đội 5 hào hứng kể với chúng tôi một lần cùng Ngọc Hà làm nhiệm vụ kẻ đường để luyện tập đội ngũ. Kẻ được nửa đường thì Ngọc Hà xin phép đi vệ sinh. Một lúc sau, Sơn Hải và đồng đội phải “tức mắt” vì thấy Ngọc Hà “giả” đã bỏ tác phong, mặc quần đùi áo cộc lững thững đi trước mặt. Sơn Hải vừa gắt lên: “Này này, không quét nốt đi còn đi đâu thế” thì Ngọc Hà “thật” cũng vừa bước ra. Lúc này, cả nhóm được trận cười vui vì biết mình vừa nhầm Ngọc Hải với Ngọc Hà.
Nhắc đến cặp song sinh đặc biệt do mình quản lý, Thiếu tá Nguyễn Khắc Bình dành nhiều lời khen: “Dù ở hai đại đội khác nhau nhưng ngoài giờ sinh hoạt chung, Ngọc Hà, Ngọc Hải thường xuyên gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm cuộc sống, học tập, rèn luyện. Hai học viên là nhân tố tích cực trong các phong trào quần chúng, tạo kết nối giữa các học viên của đơn vị”.
Bài và ảnh: NGUYÊN ĐỨC
Theo QĐND
"Tinh thần thép" của nữ sinh viên xương thủy tinh từng 20 lần bó bột
"Tuổi thơ của Minh Vân gắn liền với bệnh viện nhiều hơn ở nhà, những dải băng trắng bó bột kín chân tay, hết ngày này qua tháng khác.
Trung bình cứ 3, 4 tháng lại một lần nhập viện vì gãy tay, gãy chân, chỗ này xương chưa lành lại đến xương chỗ khác gãy, có khi còn gãy lại 2, 3 lần một vị trí".
Video đang HOT
Đây là chia sẻ của anh Nguyễn Trung Sơn, bố của nữ sinh viên Nguyễn Minh Vân hiện đang học năm cuối khoa Công nghệ Thông tin - Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông mắc chứng bệnh xương thủy tinh hiếm gặp.
Tuổi thơ trên giường bệnh
Thấp thoáng phía cuối hành lang giảng đường Học viện Bưu chính viễn thông, bóng dáng một nữ sinh chầm chậm di chuyển từng bước trên đôi nạng inox đang tiến tới. Ấn tượng đầu tiên về Nguyễn Minh Vân (SN 1996), sinh viên năm cuối khoa Công nghệ thông tin là cô gái nhỏ nhắn, chỉ cao chừng 1m40 cùng nụ cười tươi rạng ngời luôn trực đón chúng tôi.
Nữ sinh Nguyễn Minh Vân mắc chứng bệnh xương thủy tinh từng trên dưới 20 lần bó bột vì gãy xương.
Quả thực, khi nhìn Minh Vân, tôi chỉ nghĩ em bị đau chân nên phải dùng nạng y tế không phải bị mắc chứng bệnh xương thủy tinh hiểm nghèo.
Bước chậm từng bước, Minh Vân tâm sự: "Mẹ thường kể, em sinh ra khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, nhưng đến khi được 20 ngày tuổi, trong một lần thay áo do trớ sữa, hai cánh tay của em đã bị gãy làm đôi; cả nhà rất hốt hoảng và đưa em nhập viện phẫu thuật".
Cũng chính sau lần bị gãy tay đầu tiên đó, bố mẹ Minh Vân đã phát hiện cô con gái mới sinh của mình bị mắc bệnh xương thủy tinh thể nhẹ, một căn bệnh rất hiếm gặp ở Việt Nam. Đau lòng hơn, bác sĩ cũng khuyên gia đình không nên đẻ thêm con vì đây là gen di truyền do hai nhiễm sắc thể của bố và mẹ cùng bị. Vậy là cuộc sống của gia đình Minh Vân gần như rơi vào tuyệt vọng.
Năm 2015, Minh Vân xuất sắc đỗ vào khoa Công nghệ thông tin, Học viện Bưu chính viễn thông.
Anh Nguyễn Trung Sơn, bố của Minh Vân nhớ lại, cuộc sống gia đình lúc ấy gần như đóng kín cửa hoàn toàn, chúng tôi không muốn tiếp xúc với ai vì căn bệnh quái ác của con gái mình. Cả 2 vợ chồng đều không biết tương lai của con sau này sẽ đi về đâu. Nhưng vì con gái, vì tương lai, chúng tôi buộc phải đứng dậy, xác định là cái nạng nâng đỡ con suốt cuộc đời này.
Anh Sơn chia sẻ: "Tuổi thơ của con bé kém may mắn này gắn liền với bệnh viện nhiều hơn ở nhà, những dải băng trắng bó bột kín chân tay hết ngày này qua tháng khác. Trung bình cứ 3, 4 tháng lại một lần nhập viện vì gãy tay, gãy chân, chỗ này chưa khỏi hẳn lại đến chỗ khác, có khi còn gãy lại 2, 3 lần một vị trí.
Cho nên, mọi việc chăm sóc, bế bồng, thậm chí con khóc, con trớ, con ho đều phải cực kỳ cẩn thận và nhẹ nhàng. Cứ như vậy đến hết năm 6 tuổi thì xương của Minh Vân đã cứng cáp hơn; từng phải trải qua trên dưới 20 lần gãy xương, bó bột nhưng cũng cảm ơn ông trời đã thương con bé mà cho nó sức đề khàng tốt hơn, cho đến giờ con không bị thêm tổn thương nào khác".
Nhớ về quãng tuổi thơ Minh Vân tâm sự, ngay từ bé đã không thể chạy nhảy, nô đùa như các bạn quanh xóm. Lúc đó chỉ nghĩ bản thân bị ốm nên không thể ra chơi cùng các bạn, khi nào khỏe sẽ tự đứng trên đôi chân của mình mà vui đùa. Có lẽ ngày ấy, ánh mắt khao khát được đi, được chạy đã lớn dần trong Minh Vân.
Minh Vân tự đi bằng chính đôi chân của mình, dù ngày nắng hay mưa luôn tới lớp đều đặn để không học tập thua kém bạn bè.
Được biết, mỗi lần ngã gãy xương Minh Vân đều phải bó bột và nằm bất động trên giường khoảng hai tháng, điều này khiến sức khỏe Vân giảm sút, đồng thời ảnh hưởng đến việc tới trường vì quá nguy hiểm khi các bạn chạy nhảy xung quanh, chỉ cần một va chạm nhẹ sẽ khiến xương của Minh Vân vỡ vụn như đánh rơi chiếc ly thủy tinh xuống đất.
Cơ thể bằng xương thủy tinh, nhưng ý chí bằng sắt thép
7 tuổi, dù vẫn phải nằm im trên giường vì xương chân quá yếu không thể di chuyển tập đi được, Minh Vân vẫn một mực đòi bố dạy chữ, dạy viết để được đến học lớp 1. Bố mẹ đã ngăn cản, không cho đến lớp vì sợ con phải chịu thêm những đau đớn, nhưng bằng sự quyết tâm, ham học mà gia đình đã quyết dồn toàn lực chăm sóc cho Minh Vân tới trường.
Minh Vân luôn khát khao được chạy nhảy, nô đùa như các bạn, nhưng vì căn bệnh này nên đành đứng nhìn bạn mình vui chơi mỗi ngày lấy đó làm thú vui.
Minh Vân vẫn nhớ như in, mỗi ngày lên lớp bố đều cẩn thận nhắc nhở không được di chuyển, nằm im một chỗ từ đầu giờ học đến khi tan trường bố đến đón về. Lúc ấy, Vân cũng lờ mờ đoán được bệnh của mình nhưng cũng không hiểu vì sao lại yếu hơn các bạn đến thế và vẫn luôn thèm khát được chạy nhảy nô đùa trong lớp.
"Khi em ý thức được bản thân không có khả năng chạy nhảy, nô đùa như các bạn, em thấy mình thật khác biệt, một người không bình thường. Thay vì đi chơi với các bạn trong xóm, em thường quanh quẩn ở nhà và trò chuyện với người thân...", Minh Vân kể.
Lớn lên từ những gánh tỏi của mẹ, bằng những giọt mồ hôi của bố, cô bé Minh Vân chưa từng nản chí khi bản thân không giống các bạn bởi em muốn cố gắng, nỗ lực để bố mẹ cảm thấy tự hào về mình.
Minh Vân khoe, có thể tự chăm sóc bản thân, làm việc nhà và nấu ăn rất ngon, tất cả đều làm tốt để sau còn chăm cho gia đình nhỏ của riêng mình.
Không muốn là gánh nặng của gia đình, Minh Vân nỗ lực học cách tự chăm sóc bản thân, học các bước đi bằng chính đôi chân của mình. Từng có lúc phải bám vào lan can, ghế, bàn để dò dẫm bước đi, cứ thế thật chậm, thật chậm từng bước, cuối cùng Minh Vân đã tự đứng được trên đôi chân của mình sau 14 năm nằm im trên giường.
Từ năm lớp 1 cho đến hết lớp 12 Minh Vân luôn nỗ lực gấp bội phần các bạn trong lớp để theo kịp chương trình kiến thức cần học. Cô học trò nhỏ ấy thường tự học ở nhà thay vì đi học thêm, học trong sách giáo khoa, sách tham khảo rồi lại xin đề của các thầy cô về luyện.
Nhờ đó, Vân đã sở hữu một bảng thành tích học tập xuất sắc với nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu học sinh giỏi, từng được lựa chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Toán, Hóa của trường.
Và Minh Vân đã hiện thực hóa ước mơ đến cổng trường đại học để khẳng định mình; năm 2015 cô gái đầy nghị lực ấy đã đỗ vào khoa Công nghệ thông tin, Học viện Công nghệ và Bưu chính viễn thông với 22 điểm khối A (Toán, Lý, Hóa).
Ngày Minh Vân nhập học, xa nhà, xa bố mẹ để tự lập càng là trở ngại lớn hơn bất kỳ điều gì. Nhưng cô tân sinh viên ngày ấy đã đánh liều xin bố được vào ký túc xá để ở, vừa đảm bảo an toàn, gần lớp học để gia đình không phải bận tâm nhiều.
Tự nhận là một cô gái điệu đà, sống nội tâm và rất thích ngắn nhìn mọi thứ xung quanh; đến thời điểm hiện tại Minh Vân đã sáng tác được hơn 100 bài thơ và xuất bản tập thơ của riêng mình.
Minh Vân tâm sự: "Em đã là gánh nặng cho bố mẹ suốt 18 năm qua; bố sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ và sự nghiệp, bỏ tất cả qua một bên để sát cánh đưa đón em mỗi ngày tới trường. Mẹ gồng mình lên vác những bao tải hành tỏi to gấp đôi người mình hàng đêm chỉ mong để kiếm thêm tiền cho em được hưởng hạnh phúc như đứa con bình thường. Bố mẹ đã gù lưng vì những nhọc nhằn, là "cái nạng" chống đỡ cho cuộc đời em, em nợ bố mẹ một tương lai".
Nói đến đây, cô sinh viên đầy nội tâm đã rơi lệ, giọng của Minh Vân như lạc đi nhưng cũng không làm chúng tôi rời mắt khỏi khuôn mặt đang sáng bừng sức sống ấy.
Vân nói, tháng 12 năm nay sẽ tốt nghiệp và nộp hồ sơ ứng tuyển vào tập đoàn viễn thông để viết tiếp giấc mơ trở thành lập trình viên tài năng, được thử sức làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, chứng tỏ với mọi người: "Minh Vân của ngày hôm nay đã tự bước đi trên chính đôi chân của mình".
Hà Cường
Theo Dân trí
Cụ ông 87 tuổi mặc áo cử nhân trong lễ tốt nghiệp truyền cảm hứng học tập cho hàng triệu người Với cu ông 87 tuôi ngươi Malaysia, bươc lên sân khâu nhân tâm băng đai hoc trong lê tôt nghiêp cư nhân la khoanh khăc tuyêt vơi. Mơi đây, môt tai khoan tên Nez chia se câu chuyên cảm động vê ông nôi - ngươi vưa tôt nghiêp đai hoc vơi tâm băng cư nhân ơ tuôi 87. Bai viêt lâp tưc nhân...