Ý chặn đường vận chuyển 250.000 liều vắc xin COVID-19 từ châu Âu tới Úc
Mới đây, nhà chức trách Ý đã chính thức ra lệnh không cho vận chuyển hơn 250.000 liều vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca tới Úc.
Một y tá chuẩn bị liều tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca tại Lyon, Pháp, trong tháng 2 – Ảnh: NYT
Theo báo New York Times (NYT), trong ngày 4-3, nhà chức trách Ý đã chặn hơn 250.000 liều vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca tới Úc, khi căn cứ theo những quy định mới về quản lý xuất khẩu vắc xin COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU).
Như vậy Ý là quốc gia đầu tiên có động thái chính thức vận dụng một điều luật mới áp dụng gần đây của EU: ngăn các nhà sản xuất vắc xin hoạt động trong lãnh thổ EU xuất khẩu vắc xin COVID-19 tới các nước khác khi không thỏa mãn điều kiện cấp phép của EU.
Bộ Ngoại giao Ý lý giải sở dĩ Ý có quyết định như vậy vì Úc được xem là quốc gia “không thuộc nhóm dễ tổn thương” trong đại dịch COVID-19, theo các tiêu chí đánh giá của luật mới.
Video đang HOT
Thêm nữa, vắc xin COVID-19 cũng đang thiếu hụt nguồn cung tại Ý và Liên minh châu Âu nói chung, AstraZeneca lại đang trì hoãn việc cung cấp vắc xin COVID-19 cho các nước EU.
Các quy định quản lý vắc xin COVID-19 mới của EU trao quyền cho các nước thành viên được phép giữ lại mặt hàng đặc biệt này ở trong khối, không cho xuất đi nước ngoài nếu nhà sản xuất chưa hoàn thành trách nhiệm cung cấp đủ nhu cầu vắc xin cho các thành viên EU.
Hiện tại trong số các vắc xin COVID-19 đã được EU cấp phép dùng khẩn cấp, hai hãng Pfizer và AstraZeneca đang có cơ sở sản xuất vắc xin COVID-19 tại EU.
Tính tới nay, Ủy ban châu Âu đã phê chuẩn 174 yêu cầu xin cấp phép xuất khẩu vắc xin COVID-19.
Theo cơ sở dữ liệu về dịch bệnh của báo NYT , Úc hiện là nước có số ca bệnh COVID-19 ít hơn so với nhiều nước phát triển khác, căn cứ trên quy mô dân số và gần đây chỉ ghi nhận trung bình 9 ca mắc mới một ngày.
Trong khi đó, với dân số hơn gấp đôi so với Úc, Ý hiện đang ghi nhận trung bình mỗi ngày hơn 18.000 ca mắc mới.
Hãng dược phẩm GSK và Sanofi thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19
Ngày 22/2, hãng dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh và Sanofi của Pháp thông báo đã bắt đầu cuộc thử nghiệm lâm sàng mới đối với một ứng cử viên vaccine phòng COVID-19 và đặt mục tiêu tiến tới giai đoạn thử nghiệm cuối cùng vào quý II/2021.
Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất vaccine tại công ty dược phẩm Sanofi ở Val-de-Reuil, Pháp ngày 10/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hai hãng dược phẩm trên, cuộc thử nghiệm mới sẽ được tiến hành trên 720 người trưởng thành khỏe mạnh ở Mỹ, Honduras và Panama nhằm đánh giá độ an toàn, cũng như phản ứng miễn dịch của vaccine. Những người tham gia thử nghiệm vaccine sẽ được tiêm 2 mũi vaccine, với mỗi mũi cách nhau 21 ngày.
Nếu kết quả thử nghiệm thành công, GSK và Sanofi hy vọng vaccine này sẽ được phê chuẩn sử dụng trong quý IV/2021 so với mục tiêu đề ra ban đầu là trong 6 tháng đầu năm nay.
Ứng cử viên vaccine của hai hãng này có sử dụng sử dụng công nghệ sản xuất dựa trên protein tái tổ hợp giống như vaccine phòng cúm mùa của hãng Sanofi, kết hợp với tá dược do GSK bào chế.
Trước đó, tháng 12/2020, GSK và Sanofi thông báo vaccine phòng COVID-19 do hai hãng phối hợp phát triển, chưa sẵn sàng được tung ra thị trường cho tới cuối năm 2021 thay vì giữa năm như dự kiến ban đầu. Nguyên nhân là do kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine tạo miễn dịch thấp ở người cao tuổi.
* Kết quả nghiên cứu sơ bộ công bố ngày 22/2 cho thấy chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của vùng Scotland (Anh) dường như làm giảm đáng kể nguy cơ nhập viện, cho thấy các vaccine của hãng Pfizer (Mỹ) phối hợp với đối tác BioNTech (Đức) và vaccine của hãng AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) hợp tác sản xuất, đã ngăn chặn hiệu quả các ca bệnh nghiêm trọng.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Oxford. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo nghiên cứu được thực hiện đối với toàn bộ 5,4 triệu dân Scotland , 4 tuần sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên, nguy cơ nhập viện đã giảm tới 85% đối với những người được tiêm vaccine của Pfizer và tới 94% đối với vaccine của AstraZeneca.
Giáo sư Aziz Sheikh của Viện Usher thuộc Đại học Edinburgh, người đứng đầu nghiên cứu, nêu rõ: "Các kết quả này rất đáng khích lệ và là lý do khiến chúng ta lạc quan về tương lai".
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ ngày 8/12/2020 đến ngày 15/2/2021. Trong giai đoạn này, 1,14 triệu liều vaccine đã được sử dụng và 21% dân số Scotland được tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Biểu tình rầm rộ bùng nổ thành bạo lực ở Pháp Hàng nghìn người đã đổ ra các đường phố trên khắp nước Pháp để tuần hành phản đối cách đối xử thô bạo của cảnh sát và một dự luật cấm quay phim, chụp ảnh lực lượng an ninh trong các hoàn cảnh nhất định. Theo báo RT, biểu tình nổ ra ở hơn 70 thành phố khắp nước Pháp hôm 28/11. Các...