‘Y bác sĩ Việt Nam đã hồi sinh tôi’
Tỉnh dậy sau gần chục ngày chống chọi tử thần tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, ông Yokolo Bayyenda (người Congo, 64 tuổi) rưng rưng nói cảm ơn y bác sĩ bằng tiếng Việt ngọng nghịu.
Ông Yokolo Bayyenda đến Sài Gòn làm việc chưa lâu thì phát hiện mắc Covid-19. Các triệu chứng xuất hiện ngày càng nặng, khó thở, oxy máu giảm mạnh, ông được cấp cứu tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Các nhân viên y tế thay phiên túc trực bên giường bệnh theo dõi từng nhịp đổi thay của máy theo dõi sinh tồn, chăm sóc, điều trị cho ông cùng nhiều F0 nguy kịch khác.
Tiếng Anh không thạo, chỉ nói được vài từ tiếng Việt, chiều 10/9, khi có thể tỉnh táo ngồi dậy, ông cố gắng bày tỏ sự cảm kích với y bác sĩ – những người đã nỗ lực xuyên ngày đêm giành lại sự sống cho mình.
Ông Yokolo Bayyenda là một trong 3 F0 nước ngoài đang điều trị tại Khoa 7A – Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Cách đó vài giường bệnh, ông Chang H (người Đài Loan) cũng vừa thoát giai đoạn nguy hiểm, chuyển từ nguy kịch sang nhẹ dần. Ông nhẩm thuộc dòng chữ “y tế Việt Nam, y bác sĩ Việt Nam là người thân” và luôn miệng bày tỏ với ê kíp điều trị. “Trong những ngày tôi chiến đấu với tử thần, các nhân viên y tế và tình nguyện viên đã bón thức ăn, dỗ dành động viên, lau người, dìu đỡ đi vệ sinh, cổ vũ tinh thần cho tôi”, ông cho biết.
Một bệnh nhân người nước ngoài khác cũng học thành thạo câu “cảm ơn y bác sĩ Việt Nam đã hồi sinh cuộc đời tôi” để thể hiện lòng mình với đội ngũ điều trị. “Được tiếp tục sự sống nhờ y tế và bác sĩ Việt Nam”, bệnh nhân nói.
Bệnh nhân người Congo có thể trò chuyện sau gần chục ngày bệnh nặng, chiều 10/9. Ảnh: Bộ Y tế.
Trực tiếp tham gia giành giật sự sống cho nhiều F0 là người nước ngoài, bác sĩ Phạm Minh Huy (Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện quản lý Khoa 7A – Bệnh viện Hồi sức Covid-19) cho biết, khó khăn lớn nhất là bất đồng ngôn ngữ. Thế nên ê kíp vừa điều trị vừa kiên trì áp dụng nhiều biện pháp để giải thích cho F0 hiểu.
“Điều quan trọng nhất là giúp bệnh nhân không được bỏ các phương tiện thở oxy ra, sau đó là tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của Việt Nam. Nếu bệnh nhân hoảng loạn hay do chưa hiểu, tháo bỏ oxy thì bệnh sẽ diễn biến xấu đi”, bác sĩ Huy chia sẻ.
Ca bệnh khiến anh nhớ nhất là người đàn ông Trung Quốc béo phì, khi vào viện đã chuyển biến xấu, thở oxy dòng cao (HFNC), được tính đến phương án đặt nội khí quản. Tuy nhiên, do bệnh nhân thừa cân nhiều, kíp điều trị chuyển sang truyền thuốc kháng đông kết hợp duy trì oxy dòng cao. Dần dần, ông đã cai được máy thở oxy. Khi hồi tỉnh dần, ông được mọi người động viên tâm lý, chăm sóc suốt ngày đêm. Cuối cùng đã giành được sự sống trở lại, bệnh nhân được xuất viện trong niềm vui “không diễn tả thành lời”. “Mỗi sự hồi sinh là món quà khích lệ với chúng tôi”, bác sĩ Huy nói.
Khoa 7A hiện có trên 60 bệnh nhân nặng, trong đó 15 bệnh nhân thở máy, gần 30 bệnh nhân thở oxy dòng cao còn lại là thở oxy mask. Mỗi tua trực có 5 bác sĩ, 10-12 điều dưỡng. Các kíp trực chia làm ba ca. Nhiều người đã bám trụ ngay từ đầu tháng 7 khi bệnh viện được thành lập. Vợ chồng bác sĩ Huy gần 3 tháng nay cũng túc trực điều trị bệnh nhân Covid-19. “Rất nhiều áp lực”, anh Huy nhìn nhận.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM có tổng công suất 1.000 giường, được thiết lập thần tốc trên cơ sở trưng dụng một phần Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (TP Thủ Đức). Sau gần hai tháng hoạt động, nơi đây đã giúp 547 bệnh nhân từng thở máy được điều trị khỏi hẳn, cho xuất viện về nhà; 768 người giảm được độ nặng và chuyển về tầng dưới, trong đó có nhiều người nước ngoài.
TP HCM đã trải qua hơn 100 ngày giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ từ Chỉ thị 15, 15 tăng cường, 16 và 16 tăng cường, bắt đầu hôm 31/5. Hiện tổng ca nhiễm của TP HCM ở mức gần 290.000, chiếm 49% cả nước; tỷ lệ tử vong 4% – ở mức giới hạn cao của thế giới.
Cuộc hồi sinh của người phụ nữ nặng 110 kg sau 20 ngày chạy Ecmo
Trải qua 20 ngày chạy ECMO, Bảo Châu hồi phục như một phép màu trước những gì mà SARS-CoV-2 đã tàn phá cơ thể.
"Cố cho bệnh nhân thêm một cơ hội", Bảo Châu nghe loáng thoáng giọng một người đàn ông khi lần đầu mở được mắt sau hơn 20 ngày hôn mê.
Trước cửa tử
Chiều 23/7, tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, khoa Cấp cứu được phát báo động đỏ. Ê-kíp của bác sĩ Trần Thanh Linh ngay lập tức có mặt để đặt ống thở cho người phụ nữ 29 tuổi mắc Covid-19 đã ngừng hô hấp. Sau đó, bác sĩ chuyển chị lên khoa Hồi sức tích cực (ICU) dành cho bệnh nhân Covid-19 nguy kịch.
Video đang HOT
Ê-kíp bác sĩ Trần Thanh Linh tiếp nhận Bảo Châu từ bệnh viện huyện Củ Chi trong tình trạng ngừng hô hấp.
Ê-kíp của bác sĩ Linh hội chẩn, cân nhắc đặt ECMO (tim phổi nhân tạo). Đây là phương án cuối cùng để duy trì sự sống cho bệnh nhân. Thế nhưng, khả năng thành công là bao nhiêu % khi mà Bảo Châu bị tổn tương phổi nặng, suy gan, thận, truỵ tim. Hơn nữa, ai cũng biết béo phì là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất khi mắc Covid-19. Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong cuộc hội chẩn vội vã đó.
"Làm nhé", bác sĩ Linh nói. Sau 3 giờ, ê-kíp hoàn thành việc đặt ECMO cho bệnh nhân. May mắn, cơ thể chị tiếp nhận tốt, sự sống đang được níu giữ nhờ dây dợ, máy móc quanh người.
"Tít tít...tít tít..." - tiếng máy thở, máy lọc máu kêu dồn dập bên trong căn phòng của Nguyễn Ngọc Bảo Châu. Bảo Châu vẫn hôn mê sâu sau 2 ngày nằm tại khoa ICU.
Tiếp tục tình huống xấu nhất đã xảy ra khi phổi của bệnh nhân xuất huyết và cơ thể bị nhiễm trùng nặng. Lúc đó, không còn nhiều sự lựa chọn, các bác sĩ dùng đủ thuốc kháng sinh, kháng nấm, chống đông.
Những ngày đầu nằm viện, tình trạng của Bảo Châu diễn biến rất nặng, sự sống tương đối mong manh.
Những ngày đầu nằm viện, tình trạng của Bảo Châu diễn biến rất nặng, sự sống tương đối mong manh.
Những ngày đầu nằm viện, tình trạng của Bảo Châu diễn biến rất nặng, sự sống tương đối mong manh.
"Bình thường những ca hồi phục sẽ cần được đặt ECMO khoảng 5-7 ngày, riêng Châu hơn 20 ngày, là một trường hợp khá đặc biệt. Đã có lúc, chúng tôi nghĩ đã thất bại khi giành giật sự sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cứ khi nào tỉnh táo, Châu đều hợp tác tốt. Một người phụ nữ nghị lực, khao khát muốn sống đã khiến chúng tôi phải thật sự cố gắng", bác sĩ Linh chia sẻ.
Tình trạng xuất huyết phổi, nhiễm trùng kéo dài trong nhiều ngày Bảo Châu điều trị Covid-19.
Sau hơn 20 ngày liên tục chạy ECMO, cuối cùng những dấu hiệu khả quan đã xuất hiện. Ngày 12/8, ê-kíp của bác sĩ Linh quyết định cho Châu cai ECMO.
May mắn tiếp tục đến với Bảo Châu, chị đáp ứng máy thở tốt, nhiễm trùng lui đi. Hai ngày sau khi cai ECMO, bệnh nhân tiếp tục được rút máy thở, chuyển sang thở oxy dòng cao HFNC. Ngày 19/8, chị chính thức chuyển xuống khoa dưới, tập vật lý trị liệu và chờ ngày bình phục hoàn toàn.
Luôn có 4 điều dưỡng, bác sĩ hỗ trợ vỗ rung, xoay trở cơ thể Bảo Châu để tránh lở loét.
Luôn có 4 điều dưỡng, bác sĩ hỗ trợ vỗ rung, xoay trở cơ thể Bảo Châu để tránh lở loét.
Đường về nhà
Phòng bệnh mới của Bảo Châu nằm trên tầng 7. Đây là khoa sub-ICU. Chị vẫn được theo dõi kỹ và phải thở oxy mask với lưu lượng 13 lít/phút.
Sau gần một tháng, lần đầu tiên, người phụ nữ này đủ tỉnh táo để nhắn tin được cho gia đình.
Hai vết sẹo trên cổ, dấu tích lắp đường ống ECMO vào trong cơ thể của Bảo Châu.
Hai vết sẹo trên cổ, dấu tích lắp đường ống ECMO vào trong cơ thể của Bảo Châu.
Hai vết sẹo trên cổ, dấu tích lắp đường ống ECMO vào trong cơ thể của Bảo Châu.
Hồi phục được phần nào nhưng sau nhiều ngày nằm bất động, dùng thuốc an thần, cơ thể Bảo Châu yếu ớt, cơ teo đi.
Nằm ngửa trên giường, chị lấy chai nước làm chiếc tạ tập nâng lên hạ xuống. Đôi chân cố gắng giơ lên, đạp nhẹ nhàng giữa không trung. Những bài tập đơn giản giúp cơ thể chị vận động trở lại.
"Điều quan trọng nhất là phải giúp Bảo Châu phục hồi chức năng phổi, động viên và hướng dẫn tự thở, cai oxy càng sớm càng tốt", bác sĩ Phạm Minh Huy, Trưởng khoa sub-ICU, chia sẻ về tình trạng của bệnh nhân.
Bảo Châu tập ngồi dậy, được các bác sĩ vỗ lưng mỗi ngày để ho, khạc đờm ra ngoài.
Đôi lúc, Bảo Châu nghĩ lại và không thể hình dung những gì đã trải qua. Trước đây, chị biết mình thừa cân nhưng vẫn có thể đi lại, chạy nhảy, sinh hoạt bình thường nên không có gì phải lo lắng. Thế nhưng, Covid-19 đã khiến người phụ nữ này thay đổi suy nghĩ. "Đây là một báo động để mình sống trách nhiệm với bản thân hơn", Bảo Châu chia sẻ.
Nhìn vào cơ thể mình, Bảo Châu cảm nhận rõ mình đã xuống cân rất nhiều sau những ngày điều trị Covid-19.
"Sáng nay xuất viện rồi đúng không? Nghe bác sĩ Lực nói em trách tôi không qua thăm em hả?", bác sĩ Trần Thanh Linh nói vui khi xuống thăm Bảo Châu vào ngày 5/9.
Ông tranh thủ hỏi thăm, nhắc nhở bệnh nhân điều cần lưu ý khi về nhà. Trước khi tạm biệt Bảo Châu, bác sĩ Linh nhắn nhủ: "Em là món quà tinh thần của chúng tôi".
Bác sĩ Trần Thanh Linh động viên, trò chuyện với Bảo Châu trong ngày cô được xuất viện.
Một điều dưỡng đưa Bảo Châu xuống khu xuất viện. Lúc đi qua hành lang ngoài trời, người phụ nữ chợt nhận ra hơn 40 ngày qua, đây là lần đầu cô được tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Bảo Châu được điều dưỡng hỗ trợ tắm, thay đồ trước khi về nhà.
Bảo Châu được điều dưỡng hỗ trợ tắm, thay đồ trước khi về nhà.
"Hôm nay mặc đồ đẹp quá", tiếng bác sĩ Lực xa xa khi thấy Bảo Châu trong chiếc đầm màu cam. Cuộc trò chuyện vội vã của hai người diễn ra ngay trước khi chị lên xe về nhà.
Bác sĩ Võ Tấn Lực là người phụ trách theo dõi tình trạng Bảo Châu. Hàng ngày, anh nói chuyện với Châu, hướng dẫn chị tập thở. Đây là lần đầu tiên Châu nhìn thấy bác sĩ trong bộ quần áo bình thường không phải qua lớp đồ bảo hộ kín mít.
"Khi nào em sẽ vào Bệnh viện Chợ Rẫy để gặp lại mọi người. Vào chơi thôi chứ không phải vào nằm viện đâu nhé", Châu cười nói với bác sĩ Lực.
Bác sĩ Lực vội vã chạy xuống chào tạm biệt Bảo Châu trước khi chị xuất viện, lên xe về nhà.
"Đường Cách Mạng Tháng Tám hôm nay vắng nhỉ. Đợt em chưa nhập viện thì đường phố vẫn còn đông lắm", Bảo Châu nói với điều dưỡng đi cùng.
Bảo Châu thấy lạ lẫm với những con đường vắng khi ngồi trên xe nhìn ra.
Chiếc xe cấp cứu dừng lại một căn nhà trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7), dì của Châu đứng chờ sẵn, mắt rưng rưng sau lớp khẩu trang vẫy tay chào. Người phụ nữ chính thức được trở về nhà sau 42 ngày chiến đấu với Covid-19.
Điều dưỡng Dương dặn dò những lời cuối cùng trước tạm biệt Bảo Châu.
"Cách đây một tháng, mình vẫn còn trong cơn hôn mê, ngủ một giấc rất dài chẳng biết gì mặc kệ cả gia đình, bạn bè như ngồi trên đống lửa. Ngày hôm nay, mình may mắn đã được ngồi ở nhà, ăn những món ngon, hít thở khí trời, vận động chân tay, được nói chuyện với những người yêu thương. Vì vậy sau trận chiến này, mình tạm gọi mình đã có một cuộc sống thứ 2. Cuộc sống mà mình phải sống thật ý nghĩa và trách nhiệm, bởi vì không phải ai cũng có cơ hội như mình", Bảo Châu chia sẻ.
Nữ điều dưỡng vượt cửa tử: 'Một ngày dài như một năm' Nữ điều dưỡng 31 tuổi mắc Covid-19 khi đang mang thai 28 tuần, nguy kịch, phải lần lượt chuyển qua ba bệnh viện điều trị trong hơn 20 ngày. Hồi phục xuất viện tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, ngày 7/9, nữ điều dưỡng Thanh Tuyền không nghĩ đã đi qua một đoạn đường dài đến vậy. "Một ngày mà tưởng dài một...