‘Xưởng’ luyện thi có hàng trăm học sinh đỗ ĐH hàng đầu thế giới
Trường Trung học Hành Thuỷ (Hành Thuỷ, Hà Bắc, Trung Quốc), được mệnh danh là “siêu xưởng luyện thi đại học” khi có tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh thuộc diện nhiều nhất cả nước.
Trong kì thi đại học năm 2020, ở ban khoa học xã hội, trường có tới 8/10 học sinh đạt điểm cao nhất của toàn tỉnh Hà Bắc, 24 học sinh đạt trên 667 điểm – chiếm 80% của toàn tỉnh. Tương tự, ở ban khoa học tự nhiên, 8/10 em có điểm cao nhất của toàn tỉnh là học sinh của trường. 75 học sinh ban tự nhiên đạt 700 điểm trở lên, chiếm 69,4% toàn tỉnh.
Không chỉ vậy, theo trang thông tin chính thức của trường, tới nay đã có 73 học sinh được tuyển thẳng vào ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh, và tổng cộng 214 học sinh của trường trúng tuyển vào hai ngôi trường hàng đầu này sau kì thi tuyển sinh đại học năm nay.
Theo bảng xếp hạng QS2021, Đại học Thanh Hoa xếp thứ 15, Đại học Bắc Kinh xếp thứ 23 trong số các trường ĐH hàng đầu thế giới.
Còn theo bảng xếp hạng THE 2019 – 2020, Đại học Thanh Hoa xếp thứ 23, Đại học Bắc Kinh xếp ở vị trí số 24.
Thành tích này khiến Trường Trung học Hành Thuỷ trở thành ngôi trường có số lượng học sinh nhập học vào 2 trường nói trên thuộc diện nhiều nhất toàn quốc.
Tuy nhiên, đây không phải là điều quá ngạc nhiên, bởi Trường Trung học Hành Thuỷ từ lâu đã được mệnh danh là một trong những ngôi trường chuyên khắc nghiệt nhất Trung Quốc.
Học sinh Trường Trung học Hành Thủy
Thời gian một ngày mới của học sinh Hành Thuỷ bắt đầu từ 5h30, 5h45 tập thể dục, 6h đọc bài buổi sáng, tới 6h30 ăn sáng.
Các tiết học buổi sáng bắt đầu từ 7h45 tới 12h trưa, và các tiết học buổi chiều bắt đầu từ 14h05 đến 18h45.
Sau 45 phút dành cho bữa tối, học sinh có 20 phút xem tin tức và bước vào 3 tiết tự học buổi tối, tới 21h50 thì đi tắm và tắt điện đi ngủ.
Do đó, trong mắt của nhiều người, Trường Trung học Hành Thuỷ là “công xưởng luyện thi đại học” và các học sinh của trường là “những cỗ máy thi cử”. Nhiều chuyên gia giáo dục của Trung Quốc đã từng lên tiếng chỉ trích mô hình giáo dục của ngôi trường này.
“3 Chuyển – 5 Nhường”
Cách đây vài chục năm, Trung học Hành Thuỷ (Hành Trung) vốn chỉ là một ngôi trường bình thường của tỉnh Hà Bắc, cơ sở vật chất nghèo nàn, lương giáo viên thấp, quản lí yếu kém.
Trường bắt đầu được chú ý từ năm 1992, khi tỉ lệ học sinh được lên lớp tăng và đặc biệt là số lượng học sinh trúng tuyển vào các trường đại học nổi tiếng như ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo nhà trường, kết quả trên là do trường không ngừng đẩy mạnh cải cách giáo dục và dạy học, chuẩn hoá các chương trình giảng dạy phù hợp với mô hình giáo dục đào tạo như thực hiện “3 Chuyển” và “5 Nhường”.
Trong đó, “3 Chuyển” là chuyển từ phương pháp giảng dạy học thuộc ghi nhớ tới phương pháp gợi ý khai mở, chuyển việc lắng nghe thụ động của học sinh sang chủ động tham gia, chuyển việc truyền thụ kiến thức thuần tuý sang chú trọng đồng đều về kiến thức và khả năng.
“5 Nhường” là nhường cho học sinh quan sát, suy nghĩ, biểu đạt, chủ động thực hiện và tổng kết trong phạm vi các em có thể.
Hiệu trưởng trường Trung học Hành Thuỷ, ông Hi Hội Toả cho biết nếu chỉ học thêm và làm đề, quan tâm tới điểm số thì tỉ lệ lên lớp chắc chắn không đạt. Đó chỉ là một chỉ số cụ thể trong giáo dục, đằng sau là văn hoá, đội ngũ, tinh thần, triết lí, thương hiệu của trường.
“Tỉ lệ lên lớp cao không có nghĩa là chất lượng giáo dục cao và ngược lại. Nhưng chất lượng giáo dục có thể cải thiện tỉ lệ này. Chất lượng giáo dục cao thì không có lý do gì mà tỉ lệ lên lớp lại giảm”.
Còn theo ông Khang Tân Cương, Phó hiệu trưởng nhà trường, thì “ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa mỗi năm đều nhận rất nhiều học sinh Hành Thuỷ. Họ nhìn thấy được tiềm lực phát triển của học sinh Hành Thuỷ, bởi vì trường tổ chức rất nhiều hoạt động, học sinh được tiếp cận toàn diện và rộng rãi, từ đó bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho học sinh, theo đuổi những phẩm chất tài hoa, xuất sắc”.
Năm 2020, có khoảng 10,7 triệu học sinh tham dự kỳ thi Gaokao, nhưng chỉ 2% được nhận vào 38 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc. Trong số đó, chỉ có 0,05% thí sinh (5.000 người) được theo học tại 2 ngôi trường danh tiếng bậc nhất là Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh – được ví như là Oxbridge (Oxford và Cambridge) của Trung Quốc.
(Còn nữa)
16 năm đèn sách, tốt nghiệp loại giỏi và vẫn sợ thất nghiệp
Dù xuất thân từ những trường đại học hàng đầu đất nước, nhiều sinh viên trẻ tuổi vẫn rơi vào cảnh không có việc làm, đặc biệt ở quốc gia cạnh tranh như Hàn Quốc và Trung Quốc.
"Làm gì tiếp theo đây?" trở thành nỗi niềm thường trực của những thí sinh thi đại học cho đến khi vào nhận tin trúng tuyển. Trớ trêu thay, họ lại phải đối diện với câu hỏi này một lần nữa sau 4 năm phấn đấu đạt thành tích tốt để tìm việc làm hậu tốt nghiệp.
Dù xuất thân từ những trường đại học hàng đầu đất nước, rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt ở Hàn Quốc và Trung Quốc, vẫn rơi vào cảnh không có việc làm.
Ở nhiều quốc gia, không phải cứ học giỏi ra trường là có ngay việc làm. Ảnh: Business Insider.
Cơn khát việc làm
Cho Min-kyong (27 tuổi) sở hữu bằng kỹ sư từ một trong những trường đại học danh giá nhất Hàn Quốc. Ngoài ra, cô từng giành một giải thưởng thiết kế trong trường và sở hữu điểm tiếng Anh hoàn hảo.
Tưởng rằng sau khi ra trường, Cho sẽ được các công ty lớn trải thảm đỏ đón mời. Tuy nhiên, cả 10 công ty mà cô gửi đơn xin việc đều lắc đầu từ chối. Cô rơi vào tình trạng chán nản và tuyệt vọng kéo dài.
Cho Min-kyong chính là trường hợp điển hình phản ánh cơn khát việc làm đang ngày càng trầm trọng tại Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Năm 2018, quốc gia này chỉ tạo ra vỏn vẹn 97.000 việc làm, thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tính đến tháng 3/2019, cứ 4 bạn trẻ Hàn Quốc trong độ tuổi 15-29 tuổi thì có 1 người không có việc làm. 6 tháng đầu năm 2020, vì dịch Covid-19, con số này còn tệ hơn.
Nhiều công ty cắt giảm vị trí tuyển dụng hậu đại dịch. Ảnh: Reuters.
Bên cạnh đó, trung bình cứ 3 trên 4 thanh niên sở hữu bằng cử nhân đại học. Vì có trình độ học vấn cao, phần lớn những bạn trẻ này từ chối làm các công việc chân lấm tay bùn. Họ cho rằng ngành nghề đó làm họ bị mất giá.
"Hàn Quốc đang phải trả giá cho cơn sốt giáo dục đại học. Có quá nhiều người học cao trong khi số lượng công việc chất lượng cao chỉ có giới hạn", chuyên gia Ban Ga-woon thuộc Học viện nghiên cứu thị trường lao động Hàn Quốc cho biết.
Tình hình không mấy khả quan hơn tại Trung Quốc. Hàng trăm sinh viên ưu tú vừa tốt nghiệp ở quốc gia này bị nhiều nhà tuyển dụng từ chối sau khi các công ty điều chỉnh chiến lược nhân sự do đại dịch Covid-19, cùng với sự tăng trưởng giảm tốc xuất hiện từ cuối năm 2018.
Trong số đó có Tan Shiyang, một sinh viên tốt nghiệp loại ưu ngành khoa học y sinh và kỹ thuật y tế của trường Đại học Hàng không Bắc Kinh, một trong những đại học tốt nhất Trung Quốc.
Tự tin vào học vấn của mình, Tan từ chối tất cả lời mời tuyển dụng để chọn Công ty Mindray Thâm Quyến, nhà sản xuất thiết bị điện tử y tế lớn nhất quốc gia, với mức lương hơn 2.100 USD/tháng.
Cầm tấm bằng cử nhân trên tay, các sinh viên đều muốn làm công việc văn phòng, lương cao. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, vào tháng 12/2018, công ty này lại từ chối nhận cậu vào làm và gửi kèm theo số tiền 700 USD bồi thường. Không chỉ riêng Tan, hơn 250 sinh viên bất ngờ bị Mindray rút lại đề nghị làm việc.
Tháng 6/2020, dự kiến các trường đại học ở Trung Quốc sẽ cho "ra lò" khoảng 9 triệu sinh viên tốt nghiệp, một con số cao kỷ lục. Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhận định tình hình đối với các cử nhân năm nay "sẽ rất ảm đạm" do thị trường kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.
Theo kết quả khảo sát tại 1 triệu doanh nghiệp quốc gia, số vị trí việc làm cần tuyển người trong quý I/2020 giảm 30% so với cùng kỳ năm 2019.
Liu Licheng (22 tuổi), một sinh viên năm cuối, đã nộp hơn 50 đơn xin việc kể từ giữa tháng 2 vừa qua. "Tôi đã kỳ vọng ít nhất sẽ nhận được một thư mời phỏng vấn nhưng không, chẳng có cái nào cả", Liu cho hay.
Tốt nghiệp loại ưu cũng không có việc làm
Thực trạng này có phần bất công so với công sức sinh viên Hàn Quốc và Trung Quốc bỏ ra, đặc biệt những bạn trẻ tốt nghiệp từ những trường đại học danh giá nhất quốc gia. Họ cảm thấy "vỡ mộng" khi ra trường mà lại thất nghiệp.
Bên trong một lò luyện thi đại học ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Hai quốc gia Đông Á này vốn nổi tiếng với kỳ thi đại học cam go như đấu trường sinh tử, dù là Gaokao ở Trung Quốc hay Suneung ở Hàn Quốc. Để được ghi danh vào bảng vàng, sinh viên phải học tập rất cực khổ ngay từ năm lớp 10.
Ở Trung Quốc, kỳ thi đại học gaokao được đánh giá là có thể mở ra hoặc phá vỡ tương lai của người trẻ tại đất nước tỷ dân. Tỷ lệ chọi thấp nhất giữa các học sinh là 1/50 để đặt chân vào những trường danh giá như Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh.
Một loạt các "công xưởng" luyện thi đại học ra đời, nổi tiếng là khắc nghiệt hơn cả trong quân đội. Áp lực từ gaokao khiến nhiều bạn trẻ phải cầu cứu đến chất cấm, chất gây nghiện được quảng cáo là "thuốc thông minh, giúp tăng cường tập trung" trên mạng.
Tại xứ sở kim chi, điểm số trong kỳ thi Suneung còn ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống của các bạn trẻ sau này, bao gồm cả triển vọng nghề nghiệp và cả hôn nhân.
Kỳ thi đại học ở Hàn Quốc và Trung tạo áp lực khổng lồ đối với giới trẻ. Ảnh: Getty Images.
Đa số cho rằng học sinh nào ngủ quá 4 tiếng mỗi đêm sẽ trượt đại học. Có thể nói, áp lực đè trên vai thế hệ trẻ là rất lớn.
"Ngày nào cũng thế, cuộc sống của hầu hết học sinh trung học ở Hàn Quốc chẳng khác nào địa ngục. Ngay khi học kỳ mới bắt đầu, trường học trở thành một nơi đáng sợ", một nam sinh cuối cấp chia sẻ.
Ngoài ra, không ít bạn trẻ Hàn Quốc bước khỏi phòng thi cảm thấy lạc lõng, trống vắng và mất hết động lực phấn đấu do suốt 12 năm qua họ chỉ có một mục tiêu là thi đại học thật tốt.
Hai trường lớn Trung Quốc dẫn đầu top 10 đại học tốt nhất châu Á 2020 Nếu như Đại học Thanh Hoa giữ vững phong độ thì ĐH Bắc Kinh tăng liền 3 bậc để giữ những vị trí cao nhất tại bảng xếp hạng 500 đại học tốt nhất châu Á 2020 do Times Higher Education (THE) bình chọn. Tạp chí Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất châu...