Xung quanh câu chuyện sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 có “sạn”
Trong thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có phản ánh về việc sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp.
Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc mắc rất nhiều lỗi chính tả, như viết sai, viết hoa tùy tiện, cuốn sách cũng mắc khá nhiều lỗi ngữ pháp, diễn đạt lúng túng, tối nghĩa, mơ hồ, cẩu thả; đồng thời đưa vào nội dung những biện pháp tu từ như nhân cách hóa, các phép ẩn dụ, hoán dụ… không phù hợp với vốn từ vựng, sự hiểu biết của trẻ em Việt Nam lứa tuổi lớp 1.
Bộ GD-ĐT đã đề nghị Hội đồng thẩm định SGK rà soát, kiểm tra các nội dung báo chí nêu; báo cáo của Hội đồng thẩm định gửi về bộ trước ngày 17-10.
Sách Tiếng Việt lớp 1 với ngôn ngữ được cho là ngô nghê.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Tôi chịu trách nhiệm”
Dù qua thẩm định hai vòng nhưng SGK Tiếng Việt lớp 1 chỉ đưa vào trường học một tháng đã làm lộ những “hạt sạn”. Câu hỏi được nhiều người đặt làm trò chơi của hội đồng thẩm định ở đâu? Ai chịu trách nhiệm cho vấn đề này?
Sách lớp 1 của năm học 2020-2021 là bộ sách đầu tiên thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM). Theo đó, đây cũng là bộ sách đầu tiên được biên soạn theo phương thức xã hội hóa. Các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sẽ được quyền viết sách, nhưng để sách được đưa vào các nhà trường sẽ phải được hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định.
Sau khi thẩm định, hội đồng sẽ trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định phê duyệt. Sách được Bộ trưởng phê duyệt mới đủ điều kiện đưa vào giảng dạy trong các nhà trường. Và Điều 32, Luật Giáo dục quy định: “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Và tại cuộc họp về việc xử lý các ý kiến về Sách tiếng Việt lớp 1 mới hôm 12-10 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói: “Bản thân tôi chịu trách nhiệm về SGK và chương trình nhưng tôi cũng không phải là người có chuyên môn mà theo quy định thì hội đồng thẩm định giúp cho Bộ trưởng, tôi chỉ đạo nghiêm túc theo đúng quy định. Đến nay thì đã thực hiện theo đúng quy trình đó”.
Mở rộng các kênh giúp “nhặt sạn” sách giáo khoa
Video đang HOT
“Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng các kênh để giáo viên và nhân dân tham gia góp ý, phản biện ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo SGK. Nhiều người góp ý là để hạn chế lỗi nhỏ nhất, “những hạt sạn” xuất hiện trong sách”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói tại cuộc họp.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, căn cứ kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt 5 bộ sách lớp 1 để các trường lựa chọn, sau đó triển khai tập huấn cho giáo viên để triển khai các hoạt động dạy học theo quy định.
“Đây là lần đầu tiên các giáo viên phổ thông được huy động tham gia thẩm định SGK, chiếm 30% số thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK; làm thay đổi căn bản quan điểm dạy học và sử dụng tài liệu dạy học của giáo viên. Tuy nhiên, Bộ cũng đã lường trước những sai sót, bởi trước đây đã có nhiều cuốn sách vẫn còn lọt “sạn” dù đã được tái bản nhiều lần”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.
Tại cuộc họp, thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội đề nghị Bộ làm tốt công tác tập huấn cho giáo viên để giáo viên có thể hướng dẫn lại cho phụ huynh. Từ việc hiểu và sử dụng đúng cách, các ý kiến trao đổi, góp ý hiệu quả, chính xác để hoàn thiện bộ sách trong những lần tái bản tiếp theo.
Bên cạnh đó, thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm cho rằng để sử dụng bộ SGK mới có hiệu quả, thiết thực cần giải thích cặn kẽ, thuyết phục người sử dụng là giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. “Dưới góc độ tâm lý, các giáo viên đã tham gia chương trình tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên phần lớn hoan nghênh và thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy. Nhưng các phụ huynh – những người dạy con học ở nhà, không được hướng dẫn nên chắc chắn sẽ tỏ ra lúng túng và có ý kiến khác nhau”, thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm nêu rõ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hoan nghênh, tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện bộ sách giáo khoa lớp 1, cho biết sẽ sớm chỉ đạo các đơn vị chức năng, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa rà soát, giải trình, tiếp thu để hoàn thiện. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sách, Bộ cũng chú trọng công tác tập huấn giáo viên để hướng dẫn phụ huynh, đồng hành trong việc triển khai chương trình SGK mới; đẩy mạnh biên soạn bài giảng điện tử để lựa chọn bài giảng chất lượng, hiệu quả.
Ai chịu trách nhiệm khi sách giáo khoa có 'sạn'?
Thạc sĩ Lưu Đức Quang khẳng định những thành viên trong hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về sách giáo khoa bằng uy tín trong cộng đồng khoa học.
Sau hơn một tháng triển khai, sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều, bộc lộ nhiều vấn đề ngữ liệu, cách dùng từ. Các chuyên gia cho rằng đây là những "hạt sạn" cần được điều chỉnh.
Trước khi được đưa vào sử dụng đại trà, bộ sách đã được thực nghiệm và Hội đồng thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt (gọi tắt là hội đồng) thông qua với 100% phiếu đạt. Quá trình sử dụng, nhiều vấn đề của sách được phát hiện.
Sách giáo khoa có sạn, ai chịu trách nhiệm? Ảnh minh họa: NXB ĐH Sư phạm TP.HCM.
Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về chuyên môn
Luật Giáo dục 2019 quy định về sách giáo khoa (SGK) phổ thông ở điểm 2, điều 32. Hội đồng quốc gia thẩm định SGK do Bộ trưởng GD&ĐT thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.
Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
Theo thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên khoa Luật, ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), hội đồng thẩm định có ý nghĩa, vai trò thẩm định, tư vấn chuyên môn. Hội đồng này không có thẩm quyền quản lý Nhà nước về mặt giáo dục.
"Luật quy định hội đồng và thành viên chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định. Hội đồng chịu trách nhiệm về chuyên môn, thạc sĩ Lưu Đức Quang nêu quan điểm.
Nói thêm về vấn đề này, ông cho rằng những thành viên trong hội đồng thẩm định sách chịu trách nhiệm bằng uy tín trong cộng đồng khoa học. Nếu đang là công chức, viên chức, họ có thể bị kỷ luật vì làm sai (nếu có).
Luật quy định hội đồng và thành viên chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định. Hội đồng chịu trách nhiệm về chuyên môn.
Thạc sĩ Lưu Đức Quang
Có thể chỉnh sửa SGK
Trong khi đó, Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng Hội đồng thẩm định là người quyết định thông qua và cho lưu hành cuốn sách. Do đó, nếu có sai sót, hội đồng thẩm định là cơ quan chịu trách nhiệm đầu tiên sau đó mới xét đến ban biên tập, nhà xuất bản... theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị.
Ông Cường thông tin việc biên soạn, sửa đổi bổ sung SGK được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, ban hành 22/12/2017 của Bộ GD&ĐT. Thông tư này quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định.
Điều 9 quy định về quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK. Trong đó, Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định bản mẫu. Nhà xuất bản có sách được thẩm định phối hợp với tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sau thẩm định. Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt, cho phép sử dụng SGK.
Điều 9 cũng nêu trong quá trình sử dụng, SGK có thể được chỉnh sửa.
Ông Cường lập luận để ra đời một bộ SGK mới, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK là cơ quan quan trọng, quyết định đến việc bổ sung sách có được thông qua và phát hành hay không.
Cụ thể, Thông tư số 33 quy định Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa là tổ chức do Bộ trưởng GD&ĐT thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp, giúp Bộ trưởng GD&ĐT thẩm định sách.
Nhiệm vụ của Hội đồng bao gồm thẩm định sách giáo khoa của một môn học, hoạt động giáo dục của các lớp trong một cấp học; đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, cho phép sử dụng.
Như vậy, có thể nói, việc ra đời một bộ SGK được quyết định bởi Hội đồng thẩm định.
"Đến nay, Bộ GD&ĐT nhận thấy ý kiến dư luận phản đối về nhiều sai sót trong Tiếng Việt lớp 1 nên có văn bản giao cho Hội đồng thẩm định xem xét lại những nội dung mà dư luận phản ánh. Tôi cho rằng đây là động thái có tính chất tích cực, cầu thị từ phía bộ", ông Cường nhận định.
Hoạt động này có hiệu quả hay không, có đánh giá sự việc khách quan hay không, cần phải xem xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nếu một số thành viên trực tiếp thực hiện quy trình để cho ra đời cuốn sách, chính Hội đồng này xem xét những sai sót là cách làm không khách quan, khó đảm bảo chất lượng như phụ huynh mong muốn.
Luật sư Đặng Văn Cường nêu cần hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra tốt hơn, đồng thời xem xét trách nhiệm trong các khâu để phát hiện sai phạm, xử lý thì mới đảm bảo được chất lượng của sách.
Việc huy động phụ huynh và cộng đồng xã hội "nhặt sạn" trong những cuốn sách mới là cần thiết để những cuốn sách có chất lượng. Nếu phát hiện ra sai sót thì cần làm rõ do lỗi chủ quan hay khách quan, trình độ nhận thức, quan điểm hay kỹ thuật.
Theo ông, việc xem xét sách cần toàn diện, đầy đủ về nội dung, tư tưởng, về hình thức, bố cục, cách thức giáo dục, đánh giá trên cơ sở đối tượng là lứa tuổi lớp 1 mới có thể có kết luận khách quan, công bằng.
"Ngoài ra, chúng ta cũng cần xem xét đến yếu tố tư tưởng để kết luận đúng đắn và hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật, kịp thời điều chỉnh nội dung của cuốn sách", ông Cường nêu quan điểm.
Không chỉ cần sách tốt Sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đưa vào dạy học hơn một tháng qua. Đa số giáo viên đánh giá cao những ưu điểm của SGK mới như thiết kế, trình bày hấp dẫn, nội dung có sự tích hợp và phân hóa, dẫn dắt học sinh khám phá. Ảnh minh họa Bên cạnh...