Xung đột Ukraine làm chững đà tăng trưởng của EU và nhiều nền kinh tế lớn
Ngày 4/4, Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Paolo Gentiloni dự báo rằng cuộc xung đột quân sự tại Ukraine và các lệnh trừng phạt chống lại Nga của Liên minh châu Âu (EU) có thể khiến tăng trưởng của châu Âu giảm mạnh, tuy nhiên loại trừ khả năng khu vực rơi vào suy thoái trong năm nay.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu với báo giới bên lề cuộc họp Bộ trưởng Tài chính 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu tại Luxembourg, ông Gentiloni thừa nhận tác động của cuộc xung đột khiến kinh tế châu Âu không đạt mức tăng trưởng như dự báo trước đây. Tuy nhiên, ông cho rằng còn quá sớm để đưa ra một ước tính cụ thể. Theo ông, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) có thể đạt 4% trong năm 2022.
Dự báo của Ủy ban châu Âu (EC), được đưa ra vào đầu tháng 2 vừa qua, trước chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, sẽ được cập nhật vào ngày 16/5 tới. Theo ông Gentiloni, bức tranh chung sắp tới không phải là suy thoái mà là “mức tăng trưởng giảm mạnh” vào thời điểm EU đang chuẩn bị gói biện pháp trừng phạt thứ năm chống lại Nga, có nguy cơ ảnh hưởng đến lĩnh vực năng lượng và làm trầm trọng thêm tác động đối với người châu Âu. Ủy viên kinh tế châu Âu nêu rõ mức tăng trưởng kỷ lục trong năm vừa qua sẽ giúp khối duy trì được tăng trưởng dương trong cả năm 2022.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến lạm phát của Eurozone vào tháng 3 tăng vọt 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao kỷ lục, trong khi niềm tin của người tiêu dùng giảm mạnh. Ủy viên Thương mại châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết thêm theo đánh giá hiện tại của EC, cuộc chiến tại Ukraine sẽ làm chậm lại đáng kể tăng trưởng kinh tế ở EU, nhưng không phải là suy thoái.
Cùng ngày 4/4, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon cũng nhận định nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ, đang đối mặt với giai đoạn khó khăn trong bối cảnh xảy ra nhiều sự việc chưa từng có, trong đó có cuộc chiến tại Ukraine và lạm phát leo thang.
Video đang HOT
Trong thư thường niên gửi tới các cổ đông, ông Dimon viết rằng cùng với diễn biến khó lường của cuộc chiến và sự không chắc chắn xung quanh các chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, giá cả hàng hóa tăng nguy cơ dẫn đến “tình huống bùng nổ”. Ông Dimon nhận định kinh tế Mỹ vẫn vững mạnh và hy vọng đẩy lùi được dịch COVID-19, nhưng nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có và sự kết hợp của những yếu tố này có thể làm tăng đáng kể rủi ro trong thời gian tới.
Trong tài liệu gần 50 trang, ông Dimon đề xuất một số giải pháp cho các thách thức địa chính trị cũng như những vấn đề kinh tế và chính trị của Mỹ. Trong đó, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase cho rằng các ngành công nghiệp Mỹ sẽ phải cơ cấu lại chuỗi cung ứng để cải thiện khả năng phục hồi và bảo vệ an ninh quốc gia. Ông cũng kêu gọi Mỹ tăng cường sản xuất năng lượng và hỗ trợ châu Âu giảm phụ thuộc vào nguồn cung của Nga.
Các chuyên gia kinh tế của JPMorgan dự báo GDP của Nga sẽ giảm 12,5% vào giữa năm nay, tồi tệ hơn giai đoạn sau thảm kịch vỡ nợ năm 1998, trong khi tăng trưởng kinh tế của Eurozone sẽ giảm 50% xuống còn khoảng 2% và kinh tế Mỹ sẽ tăng 2,5%. Tuy nhiên, ông Dimon cảnh báo những con số dự báo này vẫn còn nhiều yếu tố không chắc chắn.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách mua dầu, khí đốt giá rẻ của Nga
Các nhà nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc đang thận trọng tìm cơ hội mua khí đốt từ Nga, nguồn năng lượng giá rẻ hiện bị nhiều nước phương Tây xa lánh.
Tổ hợp Yamal LNG ở phía bắc Siberia, Nga. Ảnh: Bloomberg
Mạng tin Bloomberg ngày 4/4 dẫn nguồn thạo tin cho biết nhiều tập đoàn nhà nước như Sinopec và PetroChina đang mở các cuộc thương thảo với các nhà cung ứng để đặt mua các chuyến hàng LNG giao ngay từ Nga với mức chiết khấu cao. Một số nhà nhập khẩu tại đại lục đang tính đến khả năng sử dụng tư cách pháp nhân Nga để thay mặt tham gia các đợt mở thầu chào bán LNG từ Nga, nhằm tránh bị chính phủ nước ngoài phát hiện.
Đa phần các nhà nhập khẩu LNG trên thế giới sẽ không mua nguồn khí này của Nga, do lo ngại các lệnh cấm vận có thể được tung ra trong thời gian tới, cũng như sợ bị ảnh hưởng uy tín liên quan đến xung đột Ukraine, cũng như động thái của Liên minh châu Âu (EU) gây sức ép với Nga. Các công ty Trung Quốc đang nổi lên là khác hàng thuộc nhóm số ít sẵn sàng mạo hiểm mua LNG từ Nga.
Đây cũng là xu thế xuất hiện trên thị trường dầu mỏ, nơi mà nhiều tổ hợp lọc dầu tại Trung Quốc cũng đang lặng lẽ thu gom dầu thô giá rẻ của Nga, trong bối cảnh nguồn dầu này bị nhiều khách hàng quốc tế xa lánh. Giới giao dịch cho biết một số chuyến tàu chở LNG đã được các nhà nhập khẩu Trung Quốc đặt mua trong vài tuần trở lại đây.
LNG của Nga đang được giao dịch trên thị trường hàng hóa giao ngay với mức giá thấp hơn 10% so với LNG từ khu vực Bắc Mỹ. Giá mặt hàng nhiên liệu này đã tăng lên mức cao kỉ lục trong tháng trước do cuộc chiến tại Ukraine - tác nhân khiến nguồn cung bị co hẹp trong bối cảnh cầu tiêu thụ phục hồi trở lại.
Trên thực tế, nhu cầu nhập khẩu LNG của Trung Quốc tại thời điểm này không đến mức cấp bách, khi thời tiết bắt đầu ấm lên, trong khi các lệnh phong tỏa được ban bố để ngăn chặn lây lan COVID-19 làm dấy lên lo ngại về đà suy yếu trong nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, LNG của Nga với mức giá chiết khấu sâu vẫn là nguồn bổ sung hợp lý cho các kho chứa tại Trung Quốc, trước khi giá mặt hàng này sẽ tăng trong mùa hè tới đây.
Một cơ sở tiếp nhận LNG đặt tại một địa điểm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Nguồn tin ẩn danh trong giới giao dịch cho biết khác hàng nhập khẩu LNG tại đại lục đang tìm kiếm các hợp đồng mua bán thông qua đàm phán song phương với phía Nga nhằm tránh những ồn ào, dư luận không đáng có trên thị trường giao ngay. Các công ty Trung Quốc cũng chọn cách hành động cẩn trọng, tránh các đơn hàng khối lượng lớn.
Thay vì tham gia trực tiếp vào các phiên chào thầu do phía Nga tổ chức, các công ty Trung Quốc tìm cách sử dụng một thực thể "vỏ bọc", hoặc công ty bình phong để thay mặt thực hiện các hợp đồng mua bán. Hình thức này giúp che giấu vết trong các hoạt động mua hàng giao ngay. Trên bình diện công khai, có vẻ như các công ty Trung Quốc có thể đang tiếp nhận khí đốt từ Nga thông qua các hợp đồng dài hạn, điều mà các công ty trên thế giới vẫn đang tiếp tục giao dịch với phía Nga bất chấp xung đột tại Ukraine.
Các công ty Trung Quốc cũng né tránh việc tham gia mua bán thông qua các văn phòng vệ tinh trên các sở giao dịch hàng hóa từ London cho tới Singapore, để không vướng phải những rắc rối tiềm ẩn với chính phủ những nước sở tại. Đa phần các bàn giao dịch cho các công ty Trung Quốc đều được đặt ở nước ngoài.
Tuy nhiên, vẫn còn đó một số trở ngại nhất định. Các nhà nhập khẩu LNG quy mô nhỏ của Trung Quốc gặp khó khăn trong tiếp cận bản lãnh tín dụng từ ngân hàng để mua bổ sung LNG giao ngay từ nhà cung cấp nga, khi mà phần lớn các thực thể tại Singapore đều không sẵn lòng cung cấp nguồn hỗ trợ này. Chỉ có những nhà nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc mới được quyền sử dụng cái gọi là hệ thống tín dụng mở, hình thức cấp tín dụng được ngân hàng phê duyệt từ trước.
Hiện cả PetroChina và Sinopec đều chưa lên tiếng phản hồi trước thông tin mà Bloomberg đăng tải.
Nga là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu LNG lớn của thế giới. Trong năm 2021, Nga xuất khẩu 30,3 triệu tấn LNG bằng đường biển, tương đương với 7,8% lượng LNG xuất khẩu toàn cầu. Phần lớn LNG này được xuất đi từ tổ hợp Yamal LNG ở phía bắc Siberia, gần cảng Sabetta của Nga ở Bắc Cực. Tại dự án này, Nga đang sử dụng đội tàu chuyên chở 15 chiếc, có khả năng phá băng và mỗi chuyến có thể chở được 170.000 tấn LNG.
Dự báo kinh tế Nga, Ukraine tăng trưởng âm 10% và 20% trong năm 2022 Cuộc chiến tại Ukraine cùng với loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến kinh tế Nga suy giảm 10% trong năm nay, tờ Financial Times ngày 1/4 dẫn đánh giá của EBRD cho biết. Mức sống của người dân Nga bị ảnh hưởng từ đòn trừng phạt của phương Tây. Ảnh: Getty Images Theo Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu...