Xung đột Nga – Ukraine: Xuất hiện dấu hiệu ‘robot hóa’ chiến tranh
Chuyên gia quân sự Nga đánh giá rằng cuộc tấn công quy mô mô lớn của các robot mặt đất Nga vào làng Berdychi ở Donetsk trong tuần trước có thể mở ra một chương mới trong cuộc chiến bằng các phương tiện chiến đấu tự hành.
Xe chiến đấu tự hành của Nga xuất hiện trên hướng Avdiivka. Ảnh cắt từ clip của Bộ Quốc phòng Ukraine
Theo đài Sputnik, trong cuộc tấn công nói trên, lực lượng Nga đã triển khai một nhóm xe không người lái được trang bị súng phóng lựu tự động AGS-17.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Boris Rozhin, chuyên tại Trung tâm Báo chí Quân sự – Chính trị, một tổ chức tư vấn về các vấn đề quân sự của Nga, cho biết các phương tiện không người lái đã thực hiện vai trò hỗ trợ hỏa lực trong cuộc tấn công bằng cách trấn áp các vị trí đặt súng của đối phương và có thể tiếp tục hoạt động trong những tình huống mà tổn thất về người do hỏa lực của đối phương là không thể tránh khỏi.
Ông Rozhin chỉ ra rằng phương tiện không người lái tấn công mặt đất đã xuất hiện từ khá lâu và điều khiến cuộc tấn công ở làng Berdychi trở nên nổi bật là việc triển khai nhóm robot này tham gia chiến đấu trực tiếp.
“Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên triển khai một nhóm phương tiện không người lái tấn công mặt đất trong chiến đấu thực sự. Mặc dù loại phương tiện này hiện chưa có tên chính thức nhưng nó đã trở thành phương tiện không người lái tấn công mặt đất đầu tiên được sử dụng trong một cuộc xung đột”, chuyên gia Rozhin nói.
Theo ông, loại robot trên có thể được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau và được sử dụng cho các nhiệm vụ phi chiến đấu, bao gồm cả việc sơ tán thương binh và tiếp tế.
“Phương tiện không người lái có thể thực hiện nhiệm vụ hoặc phá hủy thứ gì đó mà không có nguy cơ mất người. Một phương tiện như vậy là tài sản có thể sử dụng được để giúp cứu sống người của chúng tôi”, ông Rozhin giải thích và nói thêm: “Nó có phạm vi ứng dụng rất lớn. Việc một số lượng lớn các thí nghiệm đang diễn ra liên quan đến việc sử dụng phương tiện không người lái có bánh xe và bánh xích trên mặt đất không phải là ngẫu nhiên.”
Chuyên gia Rozhin cũng dự đoán rằng loại vũ khí đặc biệt này sẽ được cải tiến hơn nữa trong tương lai gần và giống như máy bay không người lái FPV, sẽ ngày càng trở thành một loại vũ khí phổ biến trên chiến trường.
Video đang HOT
Ông Rozhin nói: “Chúng tôi nằm trong số những nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này và rõ ràng là chúng tasẽ chứng kiến việc robot hóa chiến tranh hơn nữa, bao gồm cả chiến tranh trên bộ”, đồng thời cho biết thêm rằng Nga hiện có các phương tiện để sử dụng phương tiện không người lái mặt đất cho mục đích an ninh và nhiệm vụ chiến đấu.
Trong khi đó, tạp chí Forbes cũng cho biết, tuần trước, robot xe tăng mini trang bị súng phóng lựu tự động của quân đội Nga đã tham gia tấn công vào các vị trí của Ukraine xung quanh làng Berdychi, ngay phía Tây thành phố Avdiivka ở miền Đông Ukraine.
Mặc dù chuyên gia Nga cho rằng việc Moskva lần đầu tiên triển khai một phương tiện mặt đất không người lái có vũ trang cho một cuộc tấn công cơ giới hóa quy mô lớn là một thành công vang dội, nhưng theo tờ Forbes, ít nhất 2 trong số 5 hoặc 6 chiếc robot tấn công của Nga đã bị vô hiệu hóa rồi nổ tung bởi máy bay không người lái của Ukraine.
Các robot mặt đấtdường như dài khoảng 1,5 mét, vì chúng mang theo súng phóng lựu AGS-17 – đã bắt đầu hoạt động như một phần trong các cuộc tấn công liên tục của quân đội Nga ở phía Tây Avdiivka, một tháng sau khi thành phố này bị Moskva kiểm soát.
Forbes cho rằng, điều mà chuyên gia Rozhin không đề cập đến là Lữ đoàn cơ giới số 47 của quân đội Ukraine đã gây nhiễu hoặc làm hư hại ít nhất hai trong số các robot và sau đó điều động các máy bay không người lái nhỏ ở góc nhìn thứ nhất (FPV) để cho nổ tung chúng.
Việc UGV của Nga dễ bị UAV Ukraine tấn công không khiến ông Samuel Bendett, cố vấn của CNA chuyên về công nghệ quân sự Nga (có trụ sở ở Virginia, Mỹ), ngạc nhiên. “Ngay bây giờ, bất cứ thứ gì di chuyển trên chiến trường đều được nhìn thấy và tấn công bằng máy bay không người lái”, ông Bendett nói.
Mong muốn lấp đầy khoảng trống về hỏa lực do viện trợ của Mỹ bị đình trệ, Kiev đã trao quyền cho một mạng lưới gồm hàng trăm xưởng nhỏ để chế tạo ít nhất 50.000 máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) mỗi tháng. Các lữ đoàn Ukraine trang bị cho mỗi FPV một đầu đạn lựu đạn hoặc đầu đạn tên lửa và điều chiếc FPV lao về phía quân đội Nga có khả năng cách đó hàng km.
Đây được cho là một biện pháp cho phép các lữ đoàn Ukraine thiếu pháo binh tiếp tục ngăn chặn các cuộc tấn công mặt đất quy mô lớn của Nga.
Theo ông Bendett, những chiếc FPV nhỏ xíu có khả năng tiêu diệt bộ binh cũng như các phương tiện có người lái và không người lái với mức độ quyết liệt như nhau. “Đây là sự cân nhắc để phát triển hệ thống mặt đất. Lớp giáp chống máy bay không người lái giống như chiếc lồng có thể giúp bảo vệ các phương tiện có người lái. Và phương tiện không người lái có thể yêu cầu sự bảo vệ tương tự”, ông Bendett nói.
'Vùng đệm' mà Tổng thống Putin định thiết lập ở Ukraine sẽ như thế nào
Tại cuộc họp báo về kết quả cuộc bầu cử năm 2024, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga có thể buộc phải tạo ra một "vùng đệm" tại các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát.
Đạn được treo trên cành cây khi một quân nhân Ukraine đi ngang qua trong một cuộc tập trận trong khu vực do Lực lượng Liên quân kiểm soát ở vùng Donetsk. Ảnh: Sputnik
Ông Putin nói với các nhà báo hôm 17/3 rằng một "vùng đệm" tiềm năng có thể được tạo ra để ngăn chặn Ukraine pháo kích vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí do NATO cung cấp.
Sau đó cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã làm rõ thêm rằng biện pháp do tổng thống Nga đề xuất là cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công liên tục bằng pháo và máy bay không người lái của Kiev nhằm vào các khu dân cư và cơ sở dân sự của Nga.
Ông Peskov nói với các phóng viên: "Chúng chỉ có thể được bảo đảm bằng cách tạo ra một hành lang nhất định, một vùng đệm nhất định để bất kỳ phương tiện nào mà kẻ thù có thể sử dụng để tấn công đều nằm ngoài tầm với".
Giải thích về các "vùng đệm", nhà phân tích chính trị người Nga, Sergei Poletaev, nói với Sputnik: "Cần phải phân biệt các loại vùng đệm. Loại đầu tiên được thiết lập do thỏa thuận ngừng bắn. Loại thứ hai được thiết lập do hành động mạnh mẽ của một trong các bên."
Ông Poletaev nói: "Trong trường hợp của chúng tôi, lựa chọn thứ hai có vẻ phù hợp hơn: đó là khi một trong các bên tổ chức một hoạt động quân sự để đảm bảo một khu vực an ninh nhất định bên ngoài biên giới của mình, với lý do thực tế là mối đe dọa đến từ một quốc gia láng giềng".
Theo ông Poletaev, Nga đã cố gắng đàm phán về một loại vùng đệm với những thành viên khác của Bộ tứ Normandy trong khuôn khổ Thỏa thuận Minsk 2014 và 2015 để đảm bảo an ninh cho dân thường vùng Donbas trong bối cảnh Ukraine pháo kích vào khu vực.
Nhà phân tích Nga cho biết: "Vùng đệm đó được hình thành cùng với việc rút vũ khí hạng nặng khỏi đường phân giới. Trong phụ lục của Thỏa thuận Minsk, những khu vực này thậm chí còn được vẽ trên bản đồ".
Tuy nhiên, Kiev đã không tuân thủ các thỏa thuận, trong khi các đồng minh phương Tây ủng hộ Ukraine sau đó thừa nhận rằng họ đã sử dụng Thoả thuận Minsk như một thời gian tạm dừng để cho phép Ukraine củng cố quân đội.
Theo chuyên gia Poletaev, chiều sâu của vùng đệm phụ thuộc vào loại vũ khí mà quân đội Ukraine sẽ sử dụng.
"Nếu chúng ta đang nói về đại bác hoặc tên lửa pháo binh thì khoảng cách này là khoảng 40 - 50 km. Hệ thống pháo phương Tây phổ biến nhất được người Ukraine sử dụng là pháo M777. Chúng có tầm bắn từ 20 - 40 km, tùy loại. Tầm bắn của đạn Excalibur dẫn đường phức tạp là hơn 40 km. Các hệ thống Grad, bao gồm cả phiên bản nâng cấp, hay Vampir [RM-70] của Séc cũng có tầm bắn lên tới 40 km. Đó là chiều sâu... Tức là, chúng ta đang nói về việc tước đi khả năng của đối phương có thể pháo kích ồ ạt vào Belgorod [và các thành phố biên giới khác của Nga]."
Tuy nhiên, nhà phân tích Poletaev nhận xét, vùng đệm vẫn không ngăn được Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng máy bay không người lái và tên lửa tầm xa. Gần đây nhất, Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở của Nga. Ngoài ra, đoạn ghi âm rò rỉ cuộc trò chuyện của các sĩ quan cấp cao quân đội Đức mà Nga công bố đã tiết lộ kế hoạch sử dụng tên lửa Taurus chống lại các mục tiêu dân sự của Nga. Tên lửa hành trình Taurus có tầm bắn lên tới 500 km.
Quân nhân Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ảnh tư liệu - Sputnik International
Ông Poletaev lưu ý rằng xét từ quan điểm của Kiev và những tuyên bố của phương Tây, họ không sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán để chấm dứt các hành động thù địch. Vì vậy, theo ông, giải pháp duy nhất cho vấn đề nan giải này là "chuyển tiền tuyến" ra khỏi biên giới Nga. Ông Poletaev tin rằng việc Ukraine pháo kích và xâm nhập vào các khu vực biên giới của Nga khiến Moskva còn rất ít lựa chọn khác.
"Khả năng pháo kích vào lãnh thổ của chúng tôi từ Ukraine vẫn còn nguyên", Tổng thống Putin nói trong cuộc gặp với các phóng viên chiến trường đang đưa tin về chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. "Đây là một số giải pháp: thứ nhất, tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh chống pháo. Nhưng điều này không có nghĩa là sẽ không có các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào lãnh thổ của chúng tôi. Nhưng nếu các vụ tấn công đó tiếp tục thì rõ ràng chúng tôi sẽ phải xem xét vấn đề - và tôi đang nói điều này rất cẩn trọng - về việc tạo ra một vùng đệm trên lãnh thổ Ukraine ở một khoảng cách xa đến mức không thể tiếp cận được lãnh thổ của chúng tôi."
Ông Putin lưu ý rằng Điện Kremlin phải xem tình hình diễn biến như thế nào. Khi các cuộc tấn công của Ukraine tiếp tục diễn ra, Moskva đang tăng cường xem xét lựa chọn này.
Lực lượng Nga tấn công địa điểm diễn ra cuộc họp của các chỉ huy hàng đầu Ukraine Quân đội Nga cho biết các quan chức cấp cao của Cơ quan An ninh Ukraine là mục tiêu trong vụ tấn công. Một tên lửa đạn đạo Iskander-M đang được phóng. Ảnh: Sputnik Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/3 tuyên bố lực lượng Nga đã tấn công một địa điểm nơi các chỉ huy an ninh và quốc phòng Ukraine đang nhóm...