Xung đột Hamas-Israel: Pháp, Đức lên án làn sóng bài Do Thái
Ngày 8/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Paris sẽ kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa bài Do Thái, chỉ rõ xu hướng gia tăng các vụ việc chống lại người Do Thái kể từ khi cuộc xung đột Hamas-Israel bùng phát.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu, Tổng thống Macron nêu rõ chủ nghĩa bài Do Thái đang xuất hiện trở lại qua lời nói cũng như những từ ngữ và hình ảnh được vẽ trên các bức tường. Ông khẳng định nước Pháp sẽ không nhân nhượng với mọi đối tượng mang trong lòng sự hận thù chống lại người Do Thái.
Tuyên bố trên được nhà lãnh đạo Pháp đưa ra sau khi Bộ trưởng Nội vụ nước này, ông Gerald Darmanin cùng ngày cho hay kể từ ngày 7/10, đã có 1.159 hành vi bài Do Thái tại Pháp, cao hơn 3 lần so với con số của năm 2022.
Video đang HOT
Pháp là quốc gia có cộng đồng Do Thái và Hồi giáo lớn nhất châu Âu và các cuộc xung đột ở Trung Đông có xu hướng dẫn đến căng thẳng tại nước này.
Cùng ngày, Bộ trưởng Nội vụ liên bang Đức Nancy Faeser cho biết kể từ khi cuộc xung đột Hamas-Israel bùng phát, đã có 450 cuộc biểu tình ủng hộ Palestine và 413 cuộc tụ tập ủng hộ Israel ở nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Faeser đã lên tiếng phản đối chủ nghĩa bài Do Thái ở Đức, khẳng định “xung đột ở Trung Đông không được phép diễn ra trên đường phố Đức”.
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã cảnh báo hành vi bài Do Thái gia tăng bất thường tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian qua. EC lên án tình trạng này tại châu Âu, kêu gọi người dân đẩy lùi làn sóng này. EC khẳng định sẽ phối hợp với các nước thành viên tăng cường an ninh, đồng thời bảo đảm các nền tảng trực tuyến nhanh chóng gỡ bỏ thông tin sai lệch và nội dung kích động bạo lực, thù hận, phân biệt chủng tộc.
Đức, Ba Lan, CH Séc thành lập lực lượng đặc nhiệm chống nhập cư bất hợp pháp
Cảnh sát ở 3 quốc gia trên sẽ hợp tác để chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp và xác định các tuyến đường buôn lậu.
Cảnh sát Đức, CH Séc và Ba Lan sẽ hợp tác với nhau trên lãnh thổ của 3 nước để hạn chế nhập cư bất hợp pháp và xác định các tuyến đường buôn lậu. Ảnh: Anadolu
Theo Politico.eu, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser mới đây tuyên bố rằng nước này cùng với Ba Lan và CH Séc đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung để trấn áp "tội phạm buôn lậu" và nhập cư bất hợp pháp.
Bà Faeser nêu rõ trong một tuyên bố: "Cùng nhau, chúng tôi muốn đập tan hoạt động kinh doanh của các băng nhóm buôn lậu kiếm lợi nhuận tối đa từ hoàn cảnh khó khăn của người dân và buôn người qua biên giới gây đe dọa đến tính mạng của họ".
Bà Faeser nói thêm: "Đó là lý do tại sao chúng tôi hiện đã đồng ý tăng cường tuần tra chung giữa lực lượng cảnh sát Đức, CH Séc và Ba Lan".
Lực lượng đặc nhiệm chung - do Bộ trưởng Faeser điều phối với những người đồng cấp Séc Vít Rakuan và Ba Lan Mariusz Kamiński - sẽ nằm trong chương trình EMPACT của Europol (Cơ quan cảnh sát EU). Cảnh sát Đức, CH Séc và Ba Lan sẽ hợp tác với nhau trên lãnh thổ của 3 nước để hạn chế nhập cư bất hợp pháp và xác định các tuyến đường buôn lậu.
Đây là nỗ lực mới nhất của Bộ trưởng Faeser nhằm kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp sau khi bà công bố các biện pháp kiểm soát tạm thời ở biên giới của Đức với Ba Lan và CH Séc vào giữa tuần này. Động thái của bà được đưa ra trong bối cảnh các đảng chính thống ở Đức ngày càng lo ngại về vấn đề di cư.
Đức cấm hoạt động nhóm cực đoan bài Do Thái Artgemeinschaft Các nhà điều tra của Đức cho biết Nhóm cực hữu Artgemeinschaft sử dụng các phát ngôn từ thời Đức Quốc xã, tìm cách cải đạo cho thanh thiếu niên theo các học thuyết chủng tộc của nhóm này. Cảnh sát Đức. (Nguồn: AP) Ngày 27/9, các nhà điều tra của Đức đã thực hiện một chiến dịch trên cả nước, sau khi...