Các nước châu Âu gấp rút bảo vệ cộng đồng Do Thái
Anh, Pháp và Đức đã cam kết tăng cường các biện pháp an ninh nhằm loại bỏ nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào các thành viên của cộng đồng Do Thái.
Động thái được 3 nước đưa ra sau khi mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một số người hoan nghênh các cuộc tấn công chết người do nhóm Hồi giáo Hamas ở Palestine phát động ở Israel, theo đài CNN. Do Thái là cộng đồng chiếm đa số ở Israel.
Các cuộc tấn công bất ngờ nổ ra hôm 7.10 khi lực lượng Hamas vượt dải Gaza để tràn vào Israel dưới sự yểm trợ của pháo và tên lửa, sau đó bắt giữ con tin và khiến hơn 600 người thiệt mạng. Israel vẫn đang nhắm vào các mục tiêu ở Gaza để đáp trả.
Trong một trong những đoạn video được chia sẻ, nhiều người đã vẫy cờ Palestine trên đường phố London. Cảnh sát Anh đã lập tức quyết định tăng cường tuần tra trên khắp thủ đô để duy trì hiện diện và giúp người dân, nhất là người gốc Do Thái an tâm hơn.
Sĩ quan cảnh sát Pháp mang súng trường tấn công G36 tuần tra bên ngoài giáo đường Do Thái Tournelles hôm 8.10. Ảnh AFP
Video đang HOT
Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman sau đó cho biết bà đã nói chuyện với Tổ chức An ninh Cộng đồng (Anh), một nhóm chuyên hoạt động để phản đối chủ nghĩa bài Do Thái, nhằm đảm bảo rằng chính phủ đang làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ cộng đồng này.
Tương tự, ở Đức, tờ The Guardian cho hay cảnh sát đã công bố những bức ảnh cho thấy “người dân ăn mừng các cuộc tấn công vào Israel bằng cách phân phát bánh ngọt” ở Berlin. Sau thông tin trên, Thủ tướng Olaf Scholz nhấn mạnh trong một phát biểu ngày 8.10 rằng chính phủ nước ông sẽ không chấp nhận việc người Do Thái bị tấn công trên đường phố, nhất là sau khi xảy ra xung đột Hamas-Israel.
Pháp cũng thực hiện các bước tương tự nhằm bảo vệ cộng đồng Do Thái ở nước này. Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne cho biết chính quyền sẽ tăng cường an ninh xung quanh các nơi thờ cúng và nơi sinh hoạt của người Do Thái.
Chia sẻ với CNN, bà Borne nhấn mạnh rằng mặc dù “không có mối đe dọa cụ thể nào ở giai đoạn này” nhưng chính phủ Pháp “vẫn cực kỳ cảnh giác”.
Thế giới Ả Rập và Hồi giáo đã bị chia rẽ trong cách phản ứng đối với giao tranh Israel và Hamas. Trong khi một số nước như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi sự kiềm chế từ cả hai phía, nhiều quốc gia đổ lỗi cho Israel trong cuộc xung đột này.
Theo Bộ Ngoại giao Qatar, chỉ có Israel phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc leo thang bạo lực chống lại người Palestine. Kuwait cũng cáo buộc Israel thực hiện “các cuộc tấn công trắng trợn”. Sự ủng hộ mạnh mẽ nhất dành cho Hamas đến từ Iran. Theo truyền hình nhà nước, Tổng thống Ebrahim Raisi cho biết Iran ủng hộ Hamas.
Trong khi đó, Mỹ đã có những động thái gấp rút như triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay và các máy bay chiến đấu đến gần Israel để thể hiện ủng hộ.
Nỗ lực tìm người kế nhiệm Thủ tướng Pháp thất bại?
Một số ứng cử viên tiềm năng cho cương vị Thủ tướng Pháp đã từ chối trong bối cảnh ngày càng ít người có "hứng thú với công việc này".
Tổng thống Emmanuel Macron (phải) và Thủ tướng Elisabeth Borne. Ảnh: EPA-EFE
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 29/6, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde được cho là đã từ chối chức vụ thủ tướng Pháp, có nghĩa là Thủ tướng đương nhiệm Élisabeth Borne, người đang nổi tiếng ở Pháp, đặc biệt là sau khi thực thi cải cách hưu trí không được công chúng ủng hộ, có khả năng sẽ tiếp tục tại vị.
Chủ tịch hiện tại của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được cho là đã "gián tiếp lên tiếng" với tuần báo Pháp Marianne, từ chối về vị trí mới tại Điện Élysée. Hiện chưa có xác nhận hoặc từ chối trực tiếp từ Văn phòng của bà Lagarde.
Tuy nhiên, khả năng cải tổ Chính phủ Pháp đã liên tục được thông tin trên trên báo chí từ những nguồn tin là trợ lý của Tổng thống Emmanuel Macron và giới chức chính phủ. Thời gian biểu cải tổ được nêu ra bởi nhiều nguồn khác nhau là khoảng giữa mùa hè (trước ngày 14/7, ngày Quốc khánh của Pháp) và tháng 9.
Một số ứng cử viên tiềm năng có thể thay thế bà Borne, trong đó có ứng cử viên nặng ký là cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy. Các ứng cử viên tiềm năng khác bao gồm Gérald Darmanin và Bruno Le Maire, lần lượt là Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Kinh tế. Nhưng cho đến nay, việc tìm kiếm người thay thế bà Borne không hề đơn giản.
Theo các nguồn tin trong Quốc hội Pháp, việc chọn một người kế nhiệm thuộc cánh hữu sẽ gây nguy hiểm cho sự cân bằng của đa số (giữa cánh hữu và cánh tả). Điều này cũng sẽ bị MoDem (Phong trào Dân chủ), đối tác lớn thứ hai trong liên minh cầm quyền của Tổng thống Macron, với 51 nghị sĩ, phản đối.
Một cái tên khác là Julien Denormandie, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp (2020-2022), người đã chuyển sang hành nghề tư nhân và được sự ủng hộ của phe trung tả, cũng đang được bàn luận sôi nổi và đã nhiều lần được đề xuất với Tổng thống Macron. Theo đó, ông Macron "có thiện cảm với ông ấy" nhưng rõ ràng vẫn chưa quyết định - hoặc nhận được phản hồi tích cực từ ông Denormandie.
Ngoài ra, mặc dù mối quan hệ giữa ông Macron và bà Borne không phải tốt nhất, nhưng Thủ tướng Borne nhận được sự ủng hộ đáng kể từ đa số trong quốc hội, những người đánh giá cao khả năng đảm bảo sự đoàn kết và nghi ngờ liệu điều này có thể tiếp tục với một người quá cánh hữu hay không.
Khi được hỏi về hình ảnh của bà Borne, bị sứt mẻ bởi cải cách hưu trí và việc sử dụng Điều 49.3 của Hiến pháp - cho phép ngân sách nhà nước, ngân sách an sinh xã hội và cải cách lương hưu được thông qua mà không cần bỏ phiếu - các nguồn tin tương tự lưu ý rằng chính phủ của bà Borne đã làm tốt nhất có thể.
Quốc hội Pháp đã thông qua gần ba mươi văn bản luật mặc dù không có đa số tuyệt đối kể từ cuộc bầu cử năm 2022. Trong những trường hợp này, một bộ trưởng gần đây nói rằng bà Borne là "sự tổng hợp tốt của các quan điểm khác nhau" của đa số.
Do đó, khi mọi thứ ổn định, bà Borne sẽ là "không thể thay thế", đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng ít người có "hứng thú với công việc này", bằng chứng là sự từ chối của Christine Lagarde và Véronique Bédague - Giám đốc điều hành của tập đoàn bất động sản Nexity - và nghị sĩ Valérie Rabault.
Các nguồn tin lưu ý, mặc dù Thủ tướng Borne dường như sẽ tiếp tục tại vị, một cuộc cải tổ nội các vẫn có thể diễn ra. Một số bộ trưởng và quan chức có thể bị thay thế, ví dụ như Pap Ndiaye, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, người được coi là quá thận trọng đối với một số vấn đề về giáo dục, và Marlène Schiappa, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề Kinh tế xã hội và Đoàn kết, người đã dính líu đến những nghi ngờ về việc phân bổ công quỹ sai mục đích.
Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne bắt đầu chuyến thăm Algeria Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, ngày 9/10, Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne đã dẫn đầu phái đoàn gồm 16 bộ trưởng và các đại diện doanh nghiệp đến thủ đô Algiers, bắt đầu chuyến công du nước này. Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne trong cuộc họp báo tại Paris, ngày 14/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Chuyến thăm kéo dài 2 ngày của bà Borne...