Xúc động câu chuyện học sinh vùng cao vượt núi, băng nương tìm con chữ qua sóng internet thời dịch Covid -19

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 hiện nay, để đảm bảo sức khỏe của học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT đã quyết định cho các em nghỉ học và triển khai việc dạy học trực tuyến.

Phóng viên ANTĐ đã liên hệ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc ( Thái Nguyên) để viết lại những câu chuyện xúc động về các em học sinh hàng ngày vượt núi tìm sóng để học trực tuyến…

Xúc động câu chuyện học sinh vùng cao vượt núi, băng nương tìm con chữ qua sóng internet thời dịch Covid -19 - Hình 1

Hành trình đấy vất vả của các em học sinh vùng cao để được học online

Dựng lán, gùi sách vở, gạo, muối lên điểm cao để học bài

Cô Hoàng Phương Mai, giáo viên ngoại ngữ của trường cho biết, việc học online đối với học sinh khu vực thành phố, thị xã đã không xa lạ nhưng với tình hình đặc thù của trường dân tộc nội trú, phần lớn học sinh đến từ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì việc học online lại không hề đơn giản.

Nơi các em sinh sống không có mạng wifi, sóng điện thoại chập chờn, thậm chí có nơi còn chưa được phủ sóng lưới điện. Dù khó khăn như vậy, nhưng các em học sinh luôn cố gắng vươn lên, khắc phục hoàn cảnh để có thể đảm bảo việc học của mình. Có em đi ở nhờ nhà họ hàng, bạn bè cách nhà hàng chục cây số, có em dựng lán trên đồi để bắt sóng, có em mỗi ngày đạp xe ra Ủy ban xã để học nhờ…

Sau khi được nghỉ học, Pờ Hùng Sơn, học sinh lớp 12A8, dân tộc La Hủ trở về nhà ở Bum Tở, Mường Tè – Lai Châu. Nhà Sơn ở khu vực sóng điện thoại yếu nên không thể dùng 3G để học online. Điểm có sóng thì nằm giữa đồi núi, gió mưa bất chợt.

Thương con, bố Sơn đã mất một ngày làm lán trên đồi để Sơn học. Gần 1 tháng nay, Sơn vẫn đi bộ gần 1 tiếng đồng hồ ra lán để học. Trên vai Sơn ngoài sách vở còn là củi, gạo, muối vừng… “Đường xa, em phải đi sớm nên mang cả đồ ăn đi để học. Với đồng bào dân tộc chúng em, cái chữ đáng quý lắm. Hôm nào đang học mà tự dưng mất sóng điện thoại là tủi thân đến phát khóc”, Sơn chia sẻ.

Xúc động câu chuyện học sinh vùng cao vượt núi, băng nương tìm con chữ qua sóng internet thời dịch Covid -19 - Hình 2

Em Quang Thế Hà, học sinh lớp 10A10 học bài online trên lán

Cũng như Sơn, Quang Thế Hà, học sinh lớp 10A10 (bản Cướm, xã Diễn Lãm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) trong buổi học online đầu tiên đã phải xin nghỉ để làm lán ngồi học.

Hà chặt tre, nứa, tìm lá cọ đưa lên đồi dựng lán ở chỗ cao nhất mà trâu bò không đến và phá được – đó cũng là điểm duy nhất có sóng đủ để online. Chỗ Hà ở, chưa có điện lưới quốc gia. Người dân chủ yếu dùng máy phát điện đặt dưới suối Để chuẩn bị cho việc học. Để điện thoại đủ pin cho một buổi học trực tuyến, mỗi tối Hà đi khắp các nhà trong xóm, nhà ai dư điện thì xin sạc pin nhờ…

Sùng A Vang, lớp 11A10 ở Tà Đằng, Xà Hồ,Trạm Tấu, Yên Bái kể: “Gia đình em có 4 anh chị em, mẹ không biết chữ, gia đình kinh tế khó khăn, xã em ở thuộc vùng không có sóng wifi, mạng 3G chập chờn. Để đảm bảo cho việc học online, em đã mang theo gạo và thực phẩm ra huyện cách 14km để trọ học. Đường xa và khó đi nên em ở trọ 3 hoặc 4 ngày mới về nhà. Có những hôm nhà nhiều việc, em phải đi làm giúp đỡ bố mẹ nên em phải nghỉ học. Những lúc đó rất nhớ lớp, nhớ thầy cô và rất tiếc khi mất những tiết học quý giá”.

Video đang HOT

Để động viên học sinh học tập, trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc lên danh sách những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gửi thẻ điện thoại 200.000 đồng cho mỗi em để nạp, đăng ký 3G, 4G học online.

Đoàn trường đăng tải hình ảnh học sinh “Tạm dừng đến trường – Không dừng học” lên mạng xã hội để lan tỏa tinh thần vượt khó học tập. Từ đó, nhiều cựu học sinh, nhà tài trợ cũng biết đến, ủng hộ tiền, thậm chí cả điện thoại giúp các em.

Với sự cố gắng của thầy và trò, tỷ lệ học online ban đầu chỉ 50%, sau tăng dần lên 70% và hiện là khoảng 90%. Ví dụ lớp 12A8 có 42 học sinh, trong đó một nửa thuộc dân tộc rất ít người nhưng 100% đã tham gia học trực tuyến.

Xúc động câu chuyện học sinh vùng cao vượt núi, băng nương tìm con chữ qua sóng internet thời dịch Covid -19 - Hình 3

Vàng A Tường, dân tộc Mông, học sinh lớp 11A9 mong mỏi dịch bệnh Covid -19 qua đi để được quay lại trường

Mong muốn cháy bỏng được đến trường…

Để có thể học online, mỗi buổi sáng Vàng Ha Mé (học sinh lớp 12A8 ở Mường Tè, Lai Châu) phải đạp xe ra khu vực có sóng điện thoại cách nhà gần 4km để ngồi học. Bạn cùng lớp và gần nhà Mé là Ly Giò Nu thì vất vả hơn nhiều. Gia đình Nu là hộ nghèo, Nu sớm mồ cô bố, và có 2 em nhỏ. Bà của Nu bị ốm nặng, phải nằm liệt giường. Hàng ngày Nu phải chăm sóc bà, làm nương cùng mẹ.

Thời gian nghỉ Tết, Nu đi làm thuê ở dưới huyện để kiếm tiền phụ giúp mẹ, sau khi dịch bùng phát, em về nhà phụ mẹ làm nương. “Năm nay là năm quan trọng trong cuộc đời em. Em quyết tâm phải đỗ đại học; sớm có việc làm để đỡ đần cho mẹ…Khó khăn thế nào em cũng phải học bằng được”, Nu – cô gái La Hủ, một trong những học sinh giỏi của trường vùng cao Việt Bắc nói.

Câu chuyện của Vàng A Tường, dân tộc Mông học sinh lớp 11A9 ở bản Nậm Pố – xã Mường Nhé – huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên khiến ai cũng phải xúc động. Tường là một trong những học sinh giỏi của trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc, từng đoạt giải Khuyến khích tỉnh Thái Nguyên môn GDCD năm học 2018 – 2019; giải Khuyến khích môn GDCD lớp 12 cấp trường (vượt cấp).

Tường cho biết, hiện tại, gia đình em đang rất khó khăn, nhà thiếu gạo. Anh trai phải lên rừng đi tìm ong về bán mua gạo… Bố Tường thì hay uống rượu. Khi say thì mất kiểm soát, đánh đuổi vợ con. Để học online kịp các bạn, Tường phải dậy sớm về trông cháu để mẹ và chị dâu nấu sáng ăn mới kịp được các bạn học và kịp được mọi người đi làm. Tường mượn sim mạng của mẹ vào để học, tốc độ đường truyền thấp nên thi thoảng cũng không vào được tốt như các bạn khác.

“Gia đình em hiện tại là có 6 người. Em mong muốn nếu có thể học vào buổi tối thì tốt hơn, ban ngày em sẽ đi kiếm việc làm hoặc đi làm giúp bố mẹ và lúc đó đi làm về mọi người ngủ hết và mát mẻ hơn, điện thoại đỡ nóng hơn vì trên chỗ em rất nắng. Em mong dịch bệnh Covid -19 qua đi càng sớm càng tốt để em được đi học trở lại bởi nhà không có gạo ăn, nếu em đi học sẽ bớt một chút khó khăn cho gia đình”, Tường nói.

Cô Trần Thị Thanh Huệ, Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên – An ninh, Bí thư Đoàn trường Phổ thông Việt Bắc cho biết, trường có hơn 2.500 học sinh đến từ 20 tỉnh vùng núi từ Quảng Bình trở ra Bắc, đa số ở vùng sâu, mạng, điện chập chờn, gặp khó khăn khi học online. Nhà trường sẽ tiếp tục lên danh sách học sinh còn khó khăn để hỗ trợ. Với những em không thể học online, trường sẽ có kế hoạch dạy bù khi các em quay trở lại trường…

Những ngày vừa qua, các tỉnh vùng núi phía Bắc mưa gió, mưa đá nhiều. Những ngày đó, các em học sinh đều phải nghỉ không thể học online. Khó khăn bủa vây nhưng các em luôn hoàn thành đầy đủ các bài tập được giao.

Dịch bệnh và những vất vả đời thường ấy không thể cản bước những “bông hoa” đầy sức sống của núi rừng, bởi con đường đến với cái chữ là khát khao cháy bỏng để các em vươn lên, thoát nghèo và xây dựng quê hương…

Phú Khánh

Nam sinh người Mông dựng lán giữa núi bắt internet học online: Bị ép lấy vợ nhưng quyết vào đại học vì không có tiền thì lấy gì nuôi vợ con

Địa hình hiểm trở, mạng internet chập chờn khiến Lầu Mí Xá phải dựng một chiếc lán xa nhà để tiện cho việc học online ở trường.

Những ngày này, cả nước đang đồng lòng ra sức đẩy lùi đại dịch Covid-19 bằng nhiều biện pháp khác nhau. Những hoạt động kinh tế, xã hội tạm dừng lại nhường chỗ cho các công tác chống dịch diễn ra được hiệu quả. Đối với hoạt động tại giáo dục, với chủ trương nghỉ học nhưng không dừng việc học, ngay từ sớm nhiều phương án học từ xa đã được triển khai nhằm giúp học sinh, sinh viên không quên kiến thức trong thời gian nghỉ kéo dài.

Nhưng với những học trò miền cao, học trực tuyến lại khó khăn hơn bất cứ đâu, vì những điều kiện cơ sở vật chất vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ để các bạn chuyên tâm cho việc học hành. Đường sá, internet, điện nước là một vài thứ cơ bản trong vô số những thiếu thốn của những người dân vùng cao. Thế nên để tìm đến con chữ, học sinh nơi đây cũng phải trải qua nhiều gian nan, thử thách. Nhưng không vì thế mà cản trở được bước đường tìm đến tri thức của nhiều học trò. Lầu Mí Xá, chàng sinh viên năm 3, Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam là một trường hợp như thế.

Dựng lán học online mà dân bản hỏi: "Làm lán để bán hàng hay nuôi gà?"

Sinh ra ở vùng đất gần như là địa đầu tổ quốc Sủng Trái - Đồng văn - Hà Giang, sống ở một vùng cao xa xôi, hiểm trở nên Xá và các bạn cũng chịu nhiều thiệt thòi hơn so với học sinh miền xuôi. Trải qua nhiều cố gắng, em đã đỗ vào trường đại học công lập đúng như mong ước. Và mùa dịch này, chàng trai người Mông cũng như bao sinh viên khác được nghỉ học dài hạn và phải tham gia vào các lớp học online. Nhưng do địa hình hiểm trở, sóng Wifi/4G không tới được nơi cậu ở nên Xá đã nghĩ ra một cách hết sức thú vị.

Xá đã có ý tưởng, lập nên một cái lán ở cách nhà 200m, nơi mà em có thể bắt được 4G. Em cùng bạn của mình dùng những mái tôn, tấm bạt cũ để giăng lên tạo thành một cái chòi nhỏ, tránh mưa tránh gió, và xem như một nơi để có thể duy trì việc học tập. Em chia sẻ về "lớp học dã chiến" của mình: "Khu vực em không có sóng điện thoại, không có Internet. Tình cờ phát hiện một góc nằm chênh vênh giữa núi nên em dựng lán làm chỗ học."

Nam sinh người Mông dựng lán giữa núi bắt internet học online: Bị ép lấy vợ nhưng quyết vào đại học vì không có tiền thì lấy gì nuôi vợ con - Hình 1

Mới ngày đầu, sau khi dựng lán, em cùng bạn đã gặp phải sự cố khiến cả hai đều ướt. Mưa lớn xối xả khiến Xá không kịp trở tay, và nước chảy vào ngay chỗ em nằm. Đêm đó, Xá cùng bạn lại phải dựng thêm bạt trong đêm để phòng mưa ướt, và cứ thế đến nay cái lán nhỏ này đã như trở thành một nơi quen thuộc của Xá. Em hồn nhiên kể: "Đêm đầu tiên dựng lán mưa như trút nước khiến người em ướt hết. Bây giờ lán kiên cố rồi, bố mẹ mới yên tâm cho ở lại học."

Hằng ngày, Xá sẽ ngủ tại lán để kịp dậy lúc 6 giờ và chuẩn bị vào tiết học online đến gần trưa. Sau đó, em về nhà ăn cơm, rồi tối lại ra lán học bài,... Thế là không phải sợ mất tiết học, cũng chẳng ngại thời tiết khắc nghiệt, câu bé bản Mông vẫn duy trì việc học đều đặn như khi ở dưới thành phố.

Nam sinh người Mông dựng lán giữa núi bắt internet học online: Bị ép lấy vợ nhưng quyết vào đại học vì không có tiền thì lấy gì nuôi vợ con - Hình 2

Khi Mí Xá đóng cọc, dựng lán, bà con hỏi: "Mày làm gì đấy Xá, làm lán để chơi à, hay bán hàng, nuôi gà?". Xá bảo để học online hay chả ai tin, điều mà trước đây dân bản chưa bao giờ thấy. Vì dựng lán để làm những công việc trên là bình thường ở nơi đây, còn với chuyện học qua mạng lại trở nên xa lạ. Cậu sinh viên năm 3 như trở thành điều "bất thường" giữa cuộc sống vốn rời xa công nghệ. Em cho biết mọi thứ đều bình thường, không khổ chút nào mà lại thấy có không gian yên tĩnh hơn để học tập.

Cuộc sống ở bản không có thịt gà, thịt lợn như ở thành phố, chỉ có mèn mén và rau cải, xót lắm!

Xá kể về cuộc sống của bà con nơi quê hương mình với những trăn trở cho tương lai của vùng đất xa xôi này. Em kể, hằng ngày người dân chỉ quanh đi quẩn lại ăn những món ăn là mèn mén (ngô xay nhỏ, gói lại như xôi) và rau cải, thậm chí nhiều nhà còn không có mèn mén để ăn. Xá nói: "Bữa cơm ở đây không có thịt gà, thịt bò, thịt lợn như ở thành phố. Thấy bà con như vậy, em xót lắm nhưng ai cũng ăn được cả!"

Xá cũng chia sẻ về những cơ cực mà trẻ em nơi Xá sinh sống phải chịu. Giữa những mùa giá rét, trẻ con có đứa không có cái áo để mặc, nhiều em nhỏ còn vô tư chạy tung tăng ngoài đường mà chẳng khoác gì lên người cả. Em nói: "Nhiều lúc bà con trêu đùa nhau. tiền mua muối với mì chính còn không có. Tuy đó chỉ là lời nói đùa nhưng họ khổ thật đấy ạ!"

Nam sinh người Mông dựng lán giữa núi bắt internet học online: Bị ép lấy vợ nhưng quyết vào đại học vì không có tiền thì lấy gì nuôi vợ con - Hình 3

Bà con suốt ngày quanh quẩn với chuyện ruộng nương lợn bò, canh cánh nỗi lo mai ăn gì uống gì mà bỏ qua những điều lớn lao hơn như việc cho con đi học để lấy cái chữ. Cuộc sống của mọi người cũng diễn ra theo một trật tự được thiết lập sẵn: lớn lên, lấy vợ gả chồng, sinh con đẻ cái,... Điều này làm một chàng trai được tiếp xúc với thành phố cảm thấy xót xa và muốn làm điều gì đó cho quê hương.

Không nghe bố mẹ ở nhà lấy vợ, quyết học đại học để giúp đỡ bà con quê hương

Cũng như bao đứa trẻ khác lớn lên từ vùng đất cao nguyên Đồng văn nghèo khó, Lầu Mí Xá đã trải qua tuổi thơ thiếu thốn nhưng điều đặc biệt là em rất ham học chữ. Ngay từ lớp 7, Xá đã bắt đầu cuộc sống học xa nhà tại trường dân tộc nội trú huyện Đồng Văn. Đến khi lên cấp 3, em đã cố gắng để đỗ vào trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang.

Ôm trong mình những giấc mơ dành cho quê hương, Lầu Mí Xá hiểu rõ chỉ có con đường cố gắng học tập thật tốt mới có thể giúp cậu. Trải qua 12 năm đèn sách, trong đó có nhiều năm xa nhà, em ao ước được đặt chân vào cánh cửa đại học. Nhưng điều cản trở em đó là suy nghĩ, tư tưởng của gia đình. Bố mẹ muốn Xá chỉ học hết phổ thông rồi lấy vợ, sinh con như bao trai làng khác. Nhưng chàng trai sinh năm 1999 nhất quyết không chịu sống cuộc sống như mọi người, thế nên em đã đăng ký thi đại học. Điều này làm bố mẹ Xá khá buồn, nhưng trên hết em vẫn tin lựa chọn của em là đúng đắn. Em tâm sự: "Em không muốn khổ như các bạn khác, không công ăn việc làm thì cũng không có tiền để nuôi vợ cũng như trang trải cuộc sống!"

Nam sinh người Mông dựng lán giữa núi bắt internet học online: Bị ép lấy vợ nhưng quyết vào đại học vì không có tiền thì lấy gì nuôi vợ con - Hình 4

Thế là chàng trai trẻ đã quyết định thi vào ngành Quản lý công, thuộc học viện Hành chính Quốc gia để bắt đầu thực hiện mong ước đó. Em kể về công việc mơ ước của mình: "Em muốn trở thành cán bộ xã, huyện ở quê trong tương lai, được mọi người yêu mến.Và em không muốn mình và bà con tiếp tục có một cuộc sống khó khăn như vậy nữa." Cuối cùng, giờ đây Xá đã sắp hoàn thành 3 năm đại học và chỉ còn 1 năm nữa để ra trường, em đang rất gần để hoàn thành những dự định của bản thân trong tương lai.

Chứng kiến cuộc sống của Hà Nội tấp nập người xe, khác hẳn với hình ảnh bình dị của quê mình, những ngày đầu xuống thành phố, Xá bị choáng ngợp với khung cảnh nơi đây. Nhưng vì sự vội vã và nhịp sống nhanh ấy mà Xá bảo: " em không thích thành phố cho lắm!".

Em chỉ thấy ấn tượng với những công trình cao tầng nghìn tỷ, những đại lộ rộng lớn, nhưng đẹp nhất là quê hương Đồng Văn. Do đó, em chỉ muốn mau chóng hoàn thành chương trình đại học, ra trường và trở về nơi em được sinh ra. Mọi thứ diễn ra thật yên bình, luôn đầy ắp tiếng cười của dân bản dù cuộc sống có chật vật, gian khổ đến mấy.

Những ngày học xa nhà, ngoài việc chăm chỉ đến trường, Xá cũng dành thời gian để làm xe ôm công nghệ, trang trải thêm chi phí cho cuộc sống. Em vẫn thấy mình may mắn hơn những đứa bạn cùng trang lứa, vì em được đi học, được đến trường, nên tuyệt nhiên, em không bao giờ nhắc đến những khó khăn mà mình gặp phải.

Mọi điều kiện sống chỉ là thử thách bản lĩnh con người có dám bước qua những giới hạn hay không, và Xá đang khẳng định được mình là chàng trai có ý chí. Từ bản làng xuống thành phố để tìm lấy tri thức, từ nơi internet chập chờn để quyết tham gia học online, Lầu Mí Xá là đại diện cho những tấm gương hiếu học và không ngại thay đổi để vươn đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Vũ Trịnh - Design: Đức Minh

https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/xuc-dong-cau-chuyen-hoc-sinh-vung-cao-vuot-nui-bang-nuong-tim-con-chu-qua-song-internet-thoi-dich-covid-19/850512.antd
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Toàn cảnh cuộc giải cứu nghẹt thở nam diễn viên bị lừa bán ở biên giới Thái LanToàn cảnh cuộc giải cứu nghẹt thở nam diễn viên bị lừa bán ở biên giới Thái Lan
4 giờ trước
Sự thật hình ảnh "ngôi nhà của Xuân Son" ở Nam Định gây sốt MXHSự thật hình ảnh "ngôi nhà của Xuân Son" ở Nam Định gây sốt MXH
5 giờ trước
Cô dâu huỷ lịch trang điểm ngay sát ngày cưới, thợ makeup chẳng những không tức giận mà còn quặn lòng khi biết câu chuyện xót xaCô dâu huỷ lịch trang điểm ngay sát ngày cưới, thợ makeup chẳng những không tức giận mà còn quặn lòng khi biết câu chuyện xót xa
2 giờ trước
Camera ghi lại cảnh hai kẻ trộm chó ngay trước mặt bé trai, bất ngờ nói ra 2 chữ càng khiến nhiều người giận runCamera ghi lại cảnh hai kẻ trộm chó ngay trước mặt bé trai, bất ngờ nói ra 2 chữ càng khiến nhiều người giận run
5 giờ trước
Thương tâm: Phát hiện thi thể người phụ nữ đang ôm em bé sơ sinh còn nguyên dây rốn bên lề đườngThương tâm: Phát hiện thi thể người phụ nữ đang ôm em bé sơ sinh còn nguyên dây rốn bên lề đường
5 giờ trước
Tiết lộ gây sốc về vợ Song Joong KiTiết lộ gây sốc về vợ Song Joong Ki
5 giờ trước
Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?
1 giờ trước
Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!
2 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!

2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!

Tv show

Mới
NSX Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió tiết lộ kế hoạch trong năm 2025 sẽ tổ chức 2 show mới hoàn toàn.
Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50

Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50

Sao việt

6 phút trước
MC Thanh Mai tận hưởng cuộc sống bình yên, sung túc nhờ thành công trong công việc kinh doanh. Ở tuổi 52, người đẹp vẫn giữ được nhan sắc trẻ trung, rạng rỡ khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Trải nghiệm dịch vụ tắm cho voi ở Thái Lan, nữ du khách bị voi đâm tử vong

Trải nghiệm dịch vụ tắm cho voi ở Thái Lan, nữ du khách bị voi đâm tử vong

Netizen

42 phút trước
Theo CNN, ngày 3/1 vừa qua, một phụ nữ 22 tuổi người Tây Ban Nha, Blanca Ojanguren Garcia, đã phải nhập viện ở đảo Yao, Thái Lan khi đang tắm cho một con voi tại Trung tâm bảo tồn voi.
Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine

Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine

Thế giới

42 phút trước
Mô hình Đan Mạch đã được áp dụng thành công khi nước này đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Vào tháng 7/2024, Đan Mạch đã tài trợ cho 18 khẩu pháo tự hành bánh lốp Bohdana do Ukraine sản xuất.
Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lạ vui

46 phút trước
Theo Sci-News, các phần xương hóa thạch có niên đại lên tới 67 triệu tuổi của con quái vật đã được khai quật tại mỏ phốt phát Sidi Chennane ở tỉnh Khouribga của Morocco.
Hé lộ màn kết hợp giữa SOOBIN - Vũ Cát Tường và Lil Wuyn trong ca khúc chủ đề WeChoice 2024: Nghe mà thổn thức không yên!

Hé lộ màn kết hợp giữa SOOBIN - Vũ Cát Tường và Lil Wuyn trong ca khúc chủ đề WeChoice 2024: Nghe mà thổn thức không yên!

Nhạc việt

1 giờ trước
Như thông lệ hàng năm, WeChoice Awards đều giữ phong độ mang đến những màn collab choáng ngợp, chưa từng thấy trên thị trường.
Vợ của Justin Bieber tiếp tục thể hiện sự ủng hộ với Selena Gomez

Vợ của Justin Bieber tiếp tục thể hiện sự ủng hộ với Selena Gomez

Sao âu mỹ

1 giờ trước
Hailey Bieber đã thể hiện sự ủng hộ cho bạn gái cũ của Justin Bieber là Selena Gomez, sau khi cô và dàn diễn viên Emilia Perez giành giải Quả cầu vàng cho Phim hay nhất.
Diễn viên lồng tiếng phim hoạt hình 'Shin - Cậu bé bút chì' qua đời

Diễn viên lồng tiếng phim hoạt hình 'Shin - Cậu bé bút chì' qua đời

Sao châu á

1 giờ trước
Làng giải trí Hàn Quốc vừa đón nhận tin buồn, diễn viên lồng tiếng kỳ cựu Yoo Ho Han qua đời vào ngày 8/1 ở tuổi 52, nguyên nhân chưa được công bố.
Gia cảnh ít ai biết của thủ môn Việt Nam vừa giật giải xuất sắc nhất AFF Cup: Bố mất sớm, nhà khó khăn, từng phải bỏ bóng đá đi làm bảo vệ

Gia cảnh ít ai biết của thủ môn Việt Nam vừa giật giải xuất sắc nhất AFF Cup: Bố mất sớm, nhà khó khăn, từng phải bỏ bóng đá đi làm bảo vệ

Sao thể thao

1 giờ trước
Trong mơ cũng không dám nghĩ đến là những gì mà thủ môn Đình Triệu chia sẻ sau khi cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch ASEAN Cup 2024.
Tin đồn về Half-Life 3 lại làm dậy sóng cộng đồng game thủ

Tin đồn về Half-Life 3 lại làm dậy sóng cộng đồng game thủ

Mọt game

2 giờ trước
Dòng thông tin rò rỉ và manh mối ẩn giấu mới đây gợi ý rằng phần tiếp theo đầy mong đợi của loạt game Half-Life 3 đang được phát triển.