Xúc động câu chuyện của người mẹ có hơn 600 con
Giản dị, khiêm nhường và đầy lòng nhân ái, nhà giáo Vũ Thị Ngọc Oanh đã có hơn 30 năm làm một người mẹ đặc biệt của gần 600 người con – những đứa trẻ mồ côi, trẻ lang thang, không nơi nương tựa.
Hơn 30 năm qua, ngôi nhà số 13 phố Ngô Văn Sở (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành mái ấm cho những đứa trẻ cơ nhỡ.
Dù đã ngấp nghé tuổi 80 nhưng đều đặn hằng ngày bà cùng chồng là ông Vũ Tiến đã lo toan từng bữa cơm, chăm sóc đến việc dạy học cho những đứa trẻ lang thang không nơi nương tựa. Bà Vũ Thị Ngọc Oanh nhớ lại: “Hơn 30 năm trước, chúng tôi mở quán cơm để kiếm đồng ra đồng vào nuôi con ăn học. Hằng ngày quán có nhiều người già, trẻ nhỏ đến xin cơm. Nhìn những đứa trẻ ốm yếu, mặt mũi nhem nhuốc, đói khát, tôi không khỏi xót xa. Tôi cho chúng ăn và trẻ truyền tai nhau đến quán ngày một đông”.
Thế nhưng, việc quyết định đưa những trẻ lang thang này về nhà nuôi lại là do bà Oanh cảm động trước tấm chân tình của chồng mình. Trước đây, tuổi thơ của ông Tiến gắn liền với Ga Hà Nội. Ông từng là một đứa trẻ hàng ngày mưu sinh ở ga, trải qua những tháng ngày tuổi thơ khốn khó. Khi nhìn thấy những đứa trẻ này, ông không khỏi nhớ lại những năm tháng ấy. Ông muốn nhận những đứa trẻ về nuôi nấng dạy dỗ bởi ông hiểu cuộc sống ấy đối với những đứa trẻ khó khăn biết nhường nào.
Bà Vũ Thị Ngọc Oanh (giữa) – người đã nuôi dạy gần 600 trẻ mồ côi trong suốt hơn 30 năm. (Ảnh: Bảo Thoa)
Thế nhưng với kinh tế lúc bấy giờ, bà Oanh còn nhiều đắn đo, bởi là một nhà giáo bà hiểu việc nuôi dạy cả trăm đứa trẻ không hề dễ dàng, đó là chưa kể đến kinh tế có đủ hay không. Nhưng cảm động trước câu chuyện của chồng, bà quyết định cùng ông đón những đứa trẻ lang thang về để cho chúng có một mái nhà.
Năm 1989, ông bà gom hết những đứa trẻ lại và thành lập “Tổ bán báo xa mẹ” ra đời và hoạt động rất hiệu quả. Mọi vốn liếng do vợ chồng ông, bà bỏ ra mua báo và giao cho từng em đi đến các con phố của Hà Nội bán. Tất cả tiền bán báo sau mỗi buổi được chuyển trả lại tổ để tái sản xuất và phục vụ sinh hoạt hằng ngày của các em. Sau một thời gian, ông Tiến bà Oanh nhận thấy việc để các cháu phải ra ngoài kiếm sống từ sớm không tốt nên đã quyết định đưa các cháu về ở tại nhà số 13 Ngô Văn Sở để nuôi dạy và “Tổ bán báo xa mẹ” được đổi thành “Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ”.
Để có kinh phí duy trì “Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ”, ông Tiến và bà Oanh mở một công ty kinh doanh du lịch, một quán ăn và quán cà phê. Có kinh phí để duy trì là chuyện không đơn giản nhưng dạy học, dạy kỹ năng sống cho các em còn khó khăn hơn. Phần lớn các em đến đây hầu như không biết chữ hoặc học hành dang dở. Muốn trẻ quay lại trường học, bà Oanh phải dạy kèm để các em theo kịp chương trình.
Trải qua hơn 30 năm qua, bà Vũ Thị Ngọc Oanh và ông Vũ Tiến đã hỗ trợ cho gần 600 trẻ em, trong đó có 200 trẻ tham gia “Tổ bán báo xa mẹ”, 400 trẻ được nuôi ăn học. Không chỉ nuôi ăn học, ông bà còn định hướng nghề nghiệp khi cho các con theo học các trường nghề và đứng ra dựng vợ, gả chồng.
Từng ấy năm tháng, ông, bà không nhớ hết được số lần vào vai bố, mẹ mang trầu, cau đi hỏi vợ cho các con. Tính ra ông bà cũng có đến cả gần nghìn đứa con dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại. Đó là niềm hạnh phúc không gì sánh nổi sau những năm tháng đằng đẵng lo cho hết người con này đến người con khác có cuộc sống ấm no, có hành trang bước vào cuộc sống.
Video đang HOT
Nhiều con là thế nhưng bà Oanh cho biết, ông bà có thể nhớ hết từng đứa một dù có nhiều cháu đã rời xa mái ấm này hàng chục năm. Nhưng cũng hàng chục năm ấy, những người con không bao giờ quên ơn “mẹ Oanh”, bố “Tiến” dù có đi xa đến đâu.
Tại chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến “Tiếp lửa truyền thống phong trào Ba đảm đang phụ nữ Thủ đô thi đua làm theo lời Bác giai đoạn 2015-2020″, bà Vũ Thị Ngọc Oanh được thành phố Hà Nội tôn vinh phụ nữ Thủ đô điển hình tiêu biểu. Khi đứng trên sân khấu để chia sẻ câu chuyện về những người con, bà đã vô cùng xúc động khi bất ngờ được hội ngộ cùng anh Quách Văn Điệp, một người con của bà. Anh đã thay mặt hàng trăm đứa con trong ngôi nhà xa mẹ để nói lời tri ân và tặng cho người mẹ hiền của mình bó hoa tươi thắm.
Anh Điệp xúc động kể lại: “Tôi quê ở huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên sinh ra trong một gia đình bố mẹ bị bệnh, mất sớm. Năm 2003, tôi được bố mẹ Tiến – Oanh đón về ngôi nhà 13 Ngô Văn Sở, nuôi dạy, cho ăn học. Năm 18 tuổi sau khi học hết trung học phổ thông, tự nhận thấy khả năng của mình không thể học lên cao nữa, tôi tâm sự với mẹ Oanh rằng muốn đi học nghề để kiếm sống.
Bố mẹ Tiến – Oanh đã cho tôi đi học nghề lái xe và chi trả toàn bộ học phí. Sau khi có bằng lái xe, để có thể làm nghề một cách an toàn, bố Tiến đã đích thân kèm tôi lái xe trên tất cả các cung đường từ đường trường đến đường đèo.
Năm 2017, tôi có dự định lâp gia đình, người đầu tiên tôi thưa chuyện là mẹ Oanh, bố Tiến. Bố mẹ đã trực tiếp mang trầu cau đi ăn hỏi và đón vợ chồng tôi về sống tại tầng 4 ngôi nhà xa mẹ 13 Ngô Văn Sở. Sau 6 tháng ở ngôi nhà, tôi cùng vợ về sinh sống bên nhà vợ cho đến nay. Tôi không bao giờ quên những ngày tháng được bố mẹ chăm sóc, cưu mang, rồi lo cho nghề nghiệp, đến lúc tôi lập gia đình”.
Có lẽ không chỉ anh Điệp mà hàng trăm người con khác cũng dành cho “mẹ” Vũ Thị Kim Oanh và “bố” Vũ Tiến những tình cảm thân thương như ruột thịt.
Giờ đây, bà Vũ Thị Ngọc Oanh và ông Vũ Tiến đều đã gần 80 tuổi, sức khỏe không được như xưa, “Tổ bán báo xa mẹ” cũng dần chỉ còn trong hoài niệm, nhưng với những người đã sống trong “Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ” và nhiều người vẫn không khỏi xúc động trước tấm lòng nhân ái của người mẹ, người cha vĩ đại này.
20 cách ứng xử của người phụ nữ thông minh trong cuộc sống hằng ngày
Với cuộc sống nhiều khó khăn, phụ nữ thông minh chọn cách thẳng thắn đối mặt để vượt qua. Họ giữ những cách ứng xử này để vững vàng không gục ngã.
Người phụ nữ thông minh chưa chắc là người đẹp nhất, quyến rũ nhất, nhưng chắc chắn là người sống khéo léo nhất. Họ có những cách ứng xử luôn có lợi cho bản thân.
1. Người đàn bà thông minh luôn giữ sự chân thành để phát triển và giữ gìn bất kì mối quan hệ nào. Vì đó là cốt lõi cho quan hệ giữa người và người.
2. Cảm giác lao động để có thành tựu sẽ cho đàn bà nhiều niềm tin và kiêu hãnh. Dốc sức đi làm đương nhiên sẽ mệt, tiền bạc kiếm nhiều hay ít đều tốt như nhau. Quan trọng hơn hết là có thể đi đây đi đó, gặp được nhiều người, và nói về tiền thưởng cho những gì mình cố gắng.
3. Biết chăm sóc da dẻ, giữ dáng, đàn bà không bao giờ sợ kém thu hút. Một nụ cười đẹp, một làn da khỏe mạnh cùng một thân hình được chăm chút luôn là lợi thế của đàn bà.
Đàn bà sống nhất định không để đánh mất "cảm giác đàn bà". Khóc được, cười được, yêu được thì ghét cũng được - Ảnh minh họa: Internet
4. Đàn bà sống nhất định không để đánh mất "cảm giác đàn bà". Khóc được, cười được, yêu được thì ghét cũng được.
5. Người đàn bà khôn ngoan luôn có một khoản tiết kiệm, chia ra làm nhiều phần, để chăm sóc bản thân, để phụng dưỡng cho cha mẹ, để chuẩn bị cho cuộc sống tương lai...
6. Đàn bà bản lĩnh điều chỉnh ghen tuông khéo léo. Ghen cũng phải tinh tế, khôn ngoan để đàn ông vừa yêu vừa nể.
7. Sắc đẹp của đàn bà là vũ khí phải biết sử dụng đúng lúc. Chẳng hạn như, cho đàn ông chiêm ngưỡng lúc bản thân rực rỡ nhất, cho đàn ông "sở hữu" nhưng vẫn khiến họ đòi hỏi nhiều hơn. Đẳng cấp của đàn bà quyến rũ là khiến đàn ông tình nguyện chấp nhận câu nói "tôi đẹp, tôi có quyền".
8. Đàn bà khôn biết cách khen ngợi người đàn ông của mình. Vì một lời khen luôn có giá trị hơn bất kì lời khiển trách, than phiền nào.
9. Biết mình là ai, đang đứng ở đâu, có những gì là một lợi thế.
Có một trái tim tươi trẻ, một dung mạo được chăm sóc, đàn bà cũng không cần phải nhớ mình bao nhiêu tuổi - Ảnh minh họa: Internet
10. Đàn bà thông minh giữ mặt mũi cho người đàn ông của mình, cũng có nghĩa là giữ giá trị cho bản thân.
11. Biết mình bao nhiêu tuổi, nhưng quan trọng là trông mình bao nhiêu tuổi. Có một trái tim tươi trẻ, một dung mạo được chăm sóc, đàn bà cũng không cần phải nhớ mình bao nhiêu tuổi.
12. Biết chiều đàn ông là cách nhẹ nhàng và dễ dàng nhất để đàn bà có được thứ mình muốn.
13. Đàn bà càng khôn khéo càng biết cách từ chối, từ chối cũng là một nghệ thuật quyến rũ.
14. Cho đàn ông tự do, khiến đàn ông tự nguyện quay về và ở lại, đó mới là cách phụ nữ thông minh giữ đàn ông.
15. Phụ nữ biết chọn trang phục hợp với mình, hợp với hoàn cảnh luôn hấp dẫn dù không bắt mắt.
16. Cuộc sống của người đàn bà thông minh dù không có đàn ông vẫn tràn ngập niềm vui và phấn khởi. Sức hút của họ cũng nằm ở năng lượng tích cực từ bản thân.
Vạch rõ ranh giới giữa hy sinh vì yêu thương xứng đáng và cam chịu vì người không xứng đáng, đàn bà mới làm chủ được hạnh phúc của bản thân - Ảnh minh họa: Internet
17. Phụ nữ khí chất không đề cao mình bằng cách "dìm" người khác xuống. Họ có cách tỏa sáng riêng dẫu có khiêm nhường, từ tốn.
18. Vạch rõ ranh giới giữa hy sinh vì yêu thương xứng đáng và cam chịu vì người không xứng đáng, đàn bà mới làm chủ được hạnh phúc của bản thân.
19 Người phụ nữ khôn ngoan không chọn công việc hay gia đình. Họ chọn cả hai nhưng luôn biết cách sắp xếp, cân bằng.
20. Đàn bà thông minh không nhốt mình trong nhà bếp. Họ sẽ có lúc xúng xính váy áo ra ngoài rong chơi, giao nhà cửa để đàn ông giữ gìn.
Cố nhân chỉ dạy: Chỉ đàn ông có tiền đồ mới đủ bản lĩnh nắm giữ 3 điều này Tư chất của một người đàn ông thành công luôn khác biệt. Người đàn ông bản lĩnh, có tiền đồ không chỉ chăm chỉ mà còn có trong tay những vũ khí lợi hại. Đây là cách cố nhân chỉ dạy để nhận biết đàn ông bản lĩnh, làm nên việc lớn. Luôn giữ tinh thần tích cực trong bất kì hoàn cảnh...