Không lễ hội trường, cũng không tiệc chia tay thời cắp sách đến trường, nhiều chàng trai cô gái tuổi mười tám không được diện phục trang sang trọng lên nhận bằng tốt nghiệp trung học . Đây là hiện thực những ngày cuối niên học này tại nhiều nước châu Âu.
Tại Đức, các trường đã mở cửa trở lại từ tháng 5, nhưng tùy bang và tiểu bang. Khoảng 4 tuần nữa sẽ kết thúc năm học , trường chỉ chú trọng dạy môn cơ bản, bỏ các giờ thể dục thể thao . Trẻ đi học phải đeo khẩu trang , cha mẹ hầu như ngày nào cũng phải ký vào giấy xác nhận con khỏe mạnh, không bị tiêu chảy và sốt.
Chị Kim Oanh và con gái dự lễ tốt nghiệp trung học của Minh Quang ở thành phố Malmö, Thụy Điển
Cụ thể, ở tiểu bang Sachsen , các lớp học chia đôi, nửa lớp đi học tuần này thì tuần sau nghỉ để nửa lớp còn lại học tiếp. Chị Phạm Thị Thu Hiền có 3 con đang học lớp 4 (tiểu học), lớp 8 và lớp 12 (hệ trung học) kể: “Thương con trai quá, vì năm nay cháu tốt nghiệp lớp 12. Thông thường, lễ tốt nghiệp trung học được tổ chức rất lớn, các con diện trang phục rực rỡ như thi hoa hậu vậy. Bộ comple cho con mẹ đã sắm, mẹ cũng tự chuẩn bị váy áo đẹp để dự ngày quan trọng trong cuộc đời con. Nhưng hôm nay truyền hình đưa tin có thành phố tại Đức bị nhiễm lại Covid-19, một người chết, các trường ở thành phố đó lại đóng cửa. Chẳng biết cả nước Đức có làm lại cách ly từ đầu không nữa”.
Pieter, con trai lớn của chị Hiền, đang học Trường Christianweiser Gymnasium thuộc vùng Zittau. Lớp cuối cấp có khoảng 100 học sinh đã chuẩn bị chương trình bế giảng rất công phu. Riêng Pieter học đàn clavia suốt 5 năm qua, dự kiến chơi hai bản nhạc đặc biệt cho lễ tốt nghiệp ngày 4-7-2020. Nhưng Pieter vừa thông báo với mẹ rằng trường quyết định hủy tổ chức lễ tốt nghiệp rồi.
Quy định hiện tại cho phép tụ tập không quá 50 người và phải đảm bảo giãn cách xã hội 1,5m. Zittau là làng nhỏ, không dễ tìm được hội trường to để tổ chức lễ tốt nghiệp lớn cho các con. Vì sức khỏe chung, đành vậy. Chị Hiền dự định làm bữa tiệc gia đình nhỏ chúc mừng con. Con có thể mời một vài bạn thân dự. Và quan trọng nhất là chúc Pieter có kết quả thi tốt vào ĐH chuyên về chế tạo máy móc ngay tại Zittau.
Ở châu Âu, lễ tốt nghiệp trung học (tương đương lớp 12) được coi trọng và tổ chức lớn hơn cả lễ tốt nghiệp đại học. Bởi không phải học sinh nào cũng đủ sức hoặc muốn lên tiếp đại học. Tháng 9 tới, các em sẽ thực sự chia tay nhau, người học tiếp, người vào thẳng thị trường lao động. Cùng lứa tuổi với Pieter, nhưng Minh Quang học Trường Bladin International School ở thành phố Malmö (Thụy Điển) đã có lễ tốt nghiệp trung học vui vẻ, ấm áp, xúc động trong phạm vi nhỏ ngày 5-6 vừa qua.
Thụy Điển cũng đóng cửa các trường trung học, đại học trong 3 tháng cao điểm dịch Covid-19 hoành hành tại châu Âu và hủy các kỳ thi quốc gia. Riêng khối mẫu giáo, tiểu học vẫn đi học bình thường. Tháng 6 hàng năm là mùa người Thụy Điển tổ chức lễ tốt nghiệp tưng bừng cho học sinh. Student kostym được các cửa hàng bày bán sẵn, giá khoảng 250 USD/bộ. Đây là kiểu đồng phục chuyên cho lễ tốt nghiệp trung học với 3 màu chủ đạo xanh, vàng và trắng – cũng là màu cờ Thụy Điển.
Chị Trần Kim Oanh, mẹ của Minh Quang, kể: “Nếu không có Covid-19, các gia đình còn tổ chức sự kiện tốt nghiệp lớp 12 của con to như tiệc cưới. Họ mời nhiều khách dự, bắn pháo hoa tưng bừng, coi như lễ trưởng thành của con. Nhưng năm nay, các hoạt động này đều phải hỏi ý kiến thành phố. Nhà trường phải làm đúng luật. Quy định cấm tụ tập quá 50 người nên trường tổ chức tốt nghiệp trong phạm vi lớp thôi. Lớp Minh Quang chỉ có 15 học sinh, hôm tốt nghiệp 3 em bị ốm cũng không được đến dự. Các thầy cô dùng khuỷu tay chạm vào nhau thay cho việc ôm hôn chúc mừng. Lễ diễn ra quy mô nhỏ nhưng các con rất vui vì không khí long trọng”.
Đối với nhiều người gốc Việt ở châu Âu, sống sót qua đại dịch đã là phúc lớn. Bởi vậy, có hay không có lễ tốt nghiệp, quy mô lớn hay nhỏ, niềm hạnh phúc nhất của những người mẹ lúc này vẫn là được nhìn thấy con bước sang trang mới của cuộc đời.
Nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp trên đỉnh núi cho sinh viên cuối cấp
Một trường trung học ở bang New Hampshire, Mỹ muốn học sinh, dù không thể nhận bằng tốt nghiệp theo cách truyền thống thì vẫn có thể theo cách khác, sáng tạo và an toàn hơn giữa đại dịch.
Giãn cách xã hội và khuyến cáo ở nhà tại Mỹ khiến nhiều kế hoạch bị thay đổi trong đó có cả lễ tốt nghiệp truyền thống mà học sinh cuối cấp mong chờ. Hầu hết các trường buộc phải chuyển sang hình thức trao bằng trực tuyến, hoặc có cách sáng tạo hơn nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách và an toàn cho học sinh.
Trong đó, trường THPT Kennett, bang New Hampshire, Mỹ quyết định sẽ tổ chức lễ tốt nghiệp trên đỉnh núi Cranmore, Conway vào ngày 13/6 tới.
Lễ tốt nghiệp truyền thống của học sinh trường Kennett.
'Dù không phải là lễ tốt nghiệp truyền thống nhưng tôi chắc chắn là một buổi lễ tuyệt vời' , thầy Kevin Carpenter, hiệu trưởng trường Kevin Carpenter cho biết. Theo thầy, ý tưởng của buổi lễ này do một nhân viên phòng văn thư nghĩ ra và thầy cũng rất thích nên đã liên lạc với khu nghỉ dưỡng tại núi Cranmore gần đó để được hỗ trợ.
Núi Cranmore, cao hơn 600m, nằm gần trường Kennett và là nơi đội trượt tuyết nhà trường thi đấu, họ rất thân quen với ngọn núi này.
Năm nay trường sẽ tổ chức trao bằng cho học sinh trên đỉnh núi Cranmore gần trường.
Vào ngày tổ chức lễ tốt nghiệp, 172 học sinh sẽ đi thang kéo trượt tuyết lên đỉnh núi nhận bằng. Học sinh được chia theo từng nhóm theo bảng chữ cái và được sắp xếp để đảm bảo an toàn. Mất khoảng nửa giờ để mỗi nhóm lên tới đỉnh núi.
Thầy Carpenter thông tin, phụ huynh rất ủng hộ kế hoạch này. 'Hầu hết các gia đình đều muốn có lễ trao bằng trực tiếp thay vì một buổi lễ ảo hay dự lễ trong xe'.
'Dù không thể có lễ tốt nghiệp truyền thống với đầy đủ nghi thức vì chúng ta vẫn cần duy trì giãn cách xã hội. Nhưng với những gì đang diễn ra trên thế giới, đây là một cách tuyệt vời để tôn vinh những thành tựu của những đứa trẻ,' thầy tiếp tục.
Kết thúc năm học: Trường ĐH điều chỉnh theo điều kiện thực tế Báo cáo số 272/BC-CP của Chính phủ gửi các Đại biểu Quốc hội có nội dung về việc triển khai kế hoạch năm học và đánh giá năm học 2019 - 2020 ở các trường đại học. Ảnh minh họa/internet Theo báo cáo này, những khó khăn do bị gián đoạn thực hiện kế hoạch giảng dạy của các cơ sở giáo dục...
Tin mới nhất
Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh
07:46:02 20/01/2021
Năm 2021, trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi này chiếm tới 50% tổng chỉ tiêu.
Tặng tủ sách khuyến học
07:42:30 20/01/2021
Ngày 19/1, UBND huyện Xuyên Mộc phối hợp với Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu tổ chức chương trình trao tặng tủ sách khuyến học cho 4 trường trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, gồm các trường: THCS Phước Tân, THPT Hòa Hội, THPT Bưng Riềng, THCS ...
Trường ĐH Phenikaa dự kiến mở ngành Vật lý tài năng
07:40:56 20/01/2021
Năm 2021, trường ĐH Phenikaa dự kiến tuyển sinh 3.757 chỉ tiêu và dự kiến mở thêm 8 ngành mới trong đó có ngành Vật lý tài năng.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu của học sinh Nghệ An
07:37:46 20/01/2021
Theo đó, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, học sinh Nghệ An sẽ nghỉ Tết 9 ngày liên tục.
Nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc ở Hà Tĩnh
07:35:42 20/01/2021
Năm học 2019 - 2020, Liên đội Trường THCS Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã nỗ lực cùng với nhà trường thực hiện thành công mô hình điểm Chúng em xây dựng trường học hạnh phúc.
Không chỉ sinh viên khối ngành kinh tế mới có thể khởi nghiệp
21:43:11 19/01/2021
Phát biểu tại Hội nghị Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam, anh Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, cho rằng không chỉ sinh viên khối ngành kinh tế mới khởi nghiệp được.
Chàng trai giành giải cao nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế
21:35:27 19/01/2021
Nguyễn Đức Anh (29 tuổi) không chỉ xuất sắc trong học tập mà còn giành giải cao nhất cuộc thi âm nhạc thế giới.
Trường đại học tuyển sinh bằng phỏng vấn ra sao?
21:32:46 19/01/2021
Năm 2021, nhiều trường ĐH bổ sung các phương thức xét tuyển mới. Đáng chú ý trong đó là hình thức phỏng vấn trực tiếp để xét thí sinh. Cách thức tuyển sinh này được các trường thực hiện ra sao?
3 học sinh đạt giải nhất môn văn kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
21:25:05 19/01/2021
Trong kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia THPT vừa qua, có 3 học sinh thuộc các trường THPT ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Nghệ An đã xuất sắc giành giải nhất môn văn.
Dạy học 2 buổi/ngày, nhiều câu hỏi chưa giải quyết
21:22:55 19/01/2021
Chương trình giáo dục phổ thông mới có thay đổi lớn nhất ở cấp tiểu học là được xây dựng theo hướng bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày. Câu hỏi đặt ra nếu vẫn chỉ học 1 buổi/ngày thì ảnh hưởng thế nào?
Câu chuyện giáo dục: Đến lúc cần chấn chỉnh lại hoạt động ngoại khóa
21:18:41 19/01/2021
Tôi không ngạc nhiên khi thấy trong thư báo gửi phụ huynh học sinh lớp tôi chủ nhiệm có đến 38/43 người không đồng ý đóng tiền để con em mình đi ngoại khóa ở một địa điểm theo kế hoạch tổ chức của nhà trường.
Luật An ninh mạng giúp học sinh biết cách tự bảo vệ bản thân
20:58:07 19/01/2021
Cũng như ngoài đời thực, không gian mạng cũng có muôn vàn thông tin xấu, độc. Nếu không có kiến thức, cứ vô tư sử dụng, rất có thể, các em sẽ bị vi phạm pháp luật.
"Đánh vật" cả học kỳ với chương trình lớp 1 mới, Tết này bố mẹ sẽ cho con chơi hay vẫn học xuyên ngày đêm để bắt kịp nhịp chương trình?
19:52:49 19/01/2021
Suốt một học kỳ nháo nhào vì chương trình học mới, những đứa trẻ lớp 1 vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh đến giờ học là con khóc mẹ mếu.
Học Luật An ninh mạng trong nhà trường: Giảng dạy bắt kịp thực tế
19:50:15 19/01/2021
Chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 11/1/2021.
Những đề thi Ngữ văn gây ồn ào: Đừng buông lỏng quản lý để tiếng Việt bị phai mờ sự trong sáng
19:48:14 19/01/2021
Liên tiếp các đề thi học kỳ môn Ngữ văn có nội dung không phù hợp đã xuất hiện thời gian gần đây. Vai trò của Ban giám hiệu nhà trường và Phòng Giáo dục ở đâu là câu hỏi của rất nhiều người.
Học sinh lớp 1 học tốt chương trình, sách giáo khoa mới
19:43:54 19/01/2021
Ngày 19-1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021 cấp tiểu học theo hình thức trực tuyến.
Bệ phóng những tài năng
19:39:14 19/01/2021
Nghiên cứu khoa học chính là bệ phóng để các em phát triển năng lực bản thân, trở thành người có ích cho cộng đồng xã hội. Suy rộng hơn là mở ra hướng phát triển mới cho giáo dục phổ thông.
Phú Thọ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài
19:37:08 19/01/2021
Đây là chỉ đạo của ông Hồ Đại Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tại Hhội nghị tổng kết công tác khuyến học năm 2020 và triển khai nhiệm vụ tác Hội khuyến học tỉnh năm 2021.
Trao 100 suất học bổng cho sinh viên tỉnh Bến Tre
17:03:23 19/01/2021
100 suất học bổng đã được Báo Doanh nhân Sài Gòn phối hợp Agribank khu vực phía Nam và Quỹ Tấm lòng vàng trao cho 100 sinh viên tỉnh Bến Tre có hoàn cảnh khó khăn.
Đầu học kỳ 2, không tìm mua được sách giáo khoa, vở bài tập ngay giữa Hà Nội
17:01:32 19/01/2021
Hầu hết các cửa hàng sách được khảo sát đều không có tập viết lớp 1 học kỳ 2 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, các bộ sách giáo khoa lớp 1 đều không đủ.
Thầy giáo “túm đuôi trâu” đi mở lớp
14:48:36 19/01/2021
Điểm trường Sín Chải A, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, Lai Châu là những căn nhà gỗ tuềnh toàng, nằm chênh vênh trên triền đồi hút gió lạnh buốt ngày đông. Đó cũng là nơi thầy giáo Lường Văn Hợp đang gắn bó.
Triết lý giáo dục nhân văn được vận dụng trong đường lối giáo dục Việt Nam
14:43:53 19/01/2021
Giáo dục Việt Nam đã tiếp thu tinh hoa của triết lý giáo dục quốc tế trong phát triển hệ thống giáo dục với những tư tưởng giáo dục tiến bộ, hiện đại và đã có những thành tựu đáng kể góp phần phát triển đất nước.
Bộ GD&ĐT kết nối nguồn lực xây dựng trường học an toàn, thân thiện
14:40:32 19/01/2021
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch số 29/KH-BGD&ĐT, kết nối nguồn lực xã hội để xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021-2025.
Trải nghiệm xuyên Việt của sinh viên ngành du lịch - khách sạn ĐH FPT
14:35:59 19/01/2021
Chuyến xuyên Việt là cơ hội để sinh viên ngành Quản trị du lịch - Khách sạn trải nghiệm, rèn kỹ năng mềm và chuyên môn khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Nữ MC tài năng với niềm đam mê thời trang ngoại cỡ
14:27:31 19/01/2021
Hoàng Lan Nhi là sinh viên năm 4 trường Đại học Kinh tế Quốc dân mong muốn người trẻ ngừng so sánh bản thân với ai khác, hãy học hỏi, trải nghiệm để tự khám phá bản thân vì mỗi cá nhân là một sự thú vị riêng biệt.
Thanh Hóa: Một trường THPT chuyên có 53 học sinh đạt giải quốc gia
14:20:42 19/01/2021
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm học 2020-2021, toàn tỉnh có 76 thí sinh tham gia. Kết quả có 56 học sinh đoạt giải, trong đó Trường THPT chuyên Lam Sơn có 53 học sinh ...
Thắp sáng cuộc đời trẻ tự kỷ bằng kiên nhẫn và tâm huyết
14:16:50 19/01/2021
Những kỹ năng bình thường cũng là khó khăn với trẻ tự kỷ. Có thể mất vài tháng, thậm chí hàng năm để đào tạo cho các em một vài kỹ năng đơn giản.
Tự hào Sinh viên 5 tốt
14:12:48 19/01/2021
Học tập tốt, đạo đức tốt, thể lực tốt, kĩ năng tốt và hội nhập tốt là điểm chung của những sinh viên nhận giải thưởng Sinh viên 5 tốt.