Xuất ngoại nhập học giữa mùa COVID-19
Khi dịch COVID-19 vẫn phức tạp, nhiều du học sinh về nước tránh dịch và ở lại, đăng ký các học phần trực tuyến cho học kỳ sau. Bên cạnh đó, vẫn có không ít học sinh, sinh viên lại khăn gói sang xứ người nhập học.
Vũ Hải và các bạn trở lại Ý trong mùa dịch COVID-19 – Ảnh: HẢI NGUYỄN
Có nhiều lý do khác nhau khiến sinh viên phải chấp nhận lựa chọn khó khăn: xuất ngoại giữa mùa dịch.
Thẻ cư trú sắp hết hạn
Giữa tháng 8-2020, Nguyễn Vũ Hải (quê Hà Nội) – sinh viên thạc sĩ quản trị du lịch ĐH Bergamo (Ý) – vừa trở lại Ý chuẩn bị cho năm học mới. Ngày 8-3, Hải về nước để “trú ẩn” khi Ý đang là tâm dịch. Hải chia sẻ lần này quay lại vì nhiều lý do, trong đó quan trọng là sắp hết hạn thẻ cư trú. Thẻ chỉ cho phép ra khỏi Ý không quá 6 tháng, nếu quá hạn, du học sinh phải xin lại visa.
“Xin lại visa cần đáp ứng nhiều yêu cầu ngặt nghèo và tiềm ẩn rủi ro không đậu. Vì vậy, mình quyết định quay về Ý luôn cho yên tâm, không lo gián đoạn việc học. Chưa kể qua năm 2021, nhiều khả năng COVID-19 sẽ khiến thủ tục gián đoạn, thậm chí không được chấp nhận” – Hải nói.
Hành trình sang lại châu Âu của Hải không dễ dàng. Trước hết, Hải phải lấy giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 mới được bay. Emirates là một trong số hãng hiếm hoi mở đường bay từ Hà Nội sang Ý lúc này, nhưng yêu cầu rất rõ phải xuất trình giấy tờ chứng nhận âm tính COVID-19 trong từng chặng bay. Đến nơi, Hải tiếp tục làm nhiều thủ tục với cơ quan y tế địa phương và phải cách ly tại nhà hai tuần.
Tương tự, Trần Diễm Quỳnh (quê Hà Nội) cũng đang gói ghém hành trang chuẩn bị sang lại Ý cho kịp lúc thẻ cư trú hết hạn vào ngày 15-9. Đang học thạc sĩ chuyên ngành khoa học máy tính ĐH Messina (Ý), Quỳnh cho biết trường linh hoạt tổ chức học, thi theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp, tùy theo nguyện vọng sinh viên. Thế nhưng, Quỳnh chọn quay lại Ý để đề phòng tình huống không xin được visa khi thẻ cư trú hết hạn.
“Để quay lại châu Âu, mình đã tìm hiểu rất kỹ hành trình chuyến bay: nối chuyến ở những nước nào, có phải chờ lâu ở sân bay, có cần xét nghiệm COVID-19 trước không, cần khai báo giấy tờ gì khi nhập cảnh. Dù vậy, mình cũng hơi lo bị lây nhiễm khi ở trên máy bay và tại sân bay” – Quỳnh nói.
Chấp nhận mất phí giữ chỗ
Có con chuẩn bị nhập học tại ĐH UniLaSalle (Pháp), chị Kim Liên (Hà Nội) cân nhắc đủ đường. Khác với những trường công tại Pháp thường có học phí thấp và thường nộp tiền sau khi nhập học, trường tư như UniLaSalle thường yêu cầu các tân sinh viên đóng một khoản giữ chỗ. Khoản phí trả trước này có thể là 20%, 30%, 50% học phí tùy trường, phần còn lại sẽ trả khi tân sinh viên nhập học.
Chị Liên cho biết đã đóng cho trường khoảng 2.300 euro từ nhiều tháng trước. Dù vậy, đến nay thấy tình hình dịch COVID-19 vẫn còn khó đoán, chị không nỡ cho con sang xứ người, thay vào đó sẽ chuyển cho con học tại Việt Nam.
“Trường bên kia có nói nếu tôi bảo lưu, trường sẽ chuyển khoản phí đã đóng sang học kỳ tiếp theo. Mà giờ nhà tôi đã quyết cho con ở lại Việt Nam, không sang nữa nên đang viết thư xin trường cho lấy lại khoản tiền đã đóng, chẳng biết có được không. Nếu không, tôi cũng chịu mất tiền chứ không thể để con đi nguy hiểm” – chị Liên nói.
Video đang HOT
Nguyễn Phan Bảo Thụy – phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp – cho biết từng trường sẽ đưa ra thông báo riêng về kỳ nhập học sắp tới. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông báo chung của ngành giáo dục Pháp về thay đổi lịch khai giảng hay bắt buộc ĐH dạy trực tuyến hoàn toàn. Vì vậy, sắp đến kỳ nhập học vào tháng 9, các bạn tân sinh viên lại sang Pháp như mọi khi.
Bảo Thụy cũng cho biết phần lớn du học sinh Việt Nam tại Pháp được yêu cầu hạn chế tụ tập đông người tại các sự kiện, thư viện và chủ động đeo khẩu trang khi ra ngoài. “Các trường cũng được khuyến cáo sắp xếp các buổi học cho hợp lý để đảm bảo các yêu cầu về an toàn y tế” – Thụy nói.
Du học sinh được điều trị COVID-19 miễn phí
Theo Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), trong bối cảnh đại dịch COVID-19, chính phủ và các trường tại New Zealand đưa ra nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ sinh viên trong giai đoạn này, bao gồm quỹ hỗ trợ 1 triệu đôla New Zealand nhằm giúp học sinh, sinh viên quốc tế vượt qua khó khăn trong đại dịch COVID-19 và các quỹ khác do các tổ chức, cá nhân tài trợ.
Để hỗ trợ tối đa cho du học sinh, Chính phủ New Zealand cũng linh hoạt điều chỉnh chính sách visa, như cho phép tự động gia hạn visa không phát sinh chi phí đối với các học sinh, sinh viên ở New Zealand trong thời gian đại dịch. Bên cạnh đó, quyền đi làm của sinh viên cũng được nới lỏng, tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế tham gia các công việc thiết yếu như làm việc trong siêu thị và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe để hỗ trợ cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Ngay từ khi dịch mới khởi phát ở New Zealand, chính phủ nước này xác định học sinh, sinh viên quốc tế được hưởng quyền lợi chăm sóc y tế miễn phí khi điều trị COVID-19, đồng thời đưa ra những hướng dẫn chi tiết về các đường dây nóng để học sinh, sinh viên nhận hỗ trợ khi cần.
2 giải pháp cho sinh viên bị kẹt
PGS.TS Trần Hà Minh Quân – viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế (ISB), Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – cho biết hiện vẫn chưa có chuyến bay thương mại từ Việt Nam đến Úc, do đó du học sinh còn ở trong nước vẫn chưa thể sang để vào học kỳ tiếp theo. Theo ông Quân, các trường ở Úc chủ yếu đưa ra hai hướng để giảm nhẹ những ảnh hưởng từ COVID-19.
Một là cung cấp các học phần trực tuyến cho các sinh viên đã đăng ký nhập học nhưng không thể sang học trực tiếp. Hai là tăng cường kết nối với những trường ĐH tại các thị trường trọng điểm, mở một số chương trình du học bán phần. Theo đó, sinh viên sẽ học 1 hay 2 năm ở Việt Nam, trước khi chuyển tiếp sang nước ngoài hoàn tất số tín chỉ còn lại.
Mở cửa đón du học sinh: Du học sinh và những tâm tư
Bên cạnh niềm hạnh phúc được về nhà khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát toàn cầu, nhiều du học sinh vẫn mang niềm ưu tư vì sự học dang dở.
Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại đang cân nhắc, chờ diễn biến của dịch để tiếp tục có định hướng tiếp theo cho con em mình. Cũng có em tìm cho mình cơ hội ở trường ĐH trong nước.
Huỳnh Thị Tuyết Gia, cựu học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đang học tập tại Australia.
Tiếp tục học online
Trở về Việt Nam từ tháng 3, Trần Gia My, du học sinh Trường ĐH DREXEL (bang Pennsylvania, Mỹ) cho biết: Sau thời gian cách ly tập trung theo quy định, hiện em vừa học vừa tiếp tục theo dõi tình hình dịch để chọn thời điểm phù hợp trở lại Mỹ. My theo học ngành Kế toán tài chính được 1 năm tại Mỹ. Trường của em dạy học online từ tháng 3 tới bây giờ. "Chỉ mong dịch qua nhanh, mọi người đều khoẻ mạnh, an toàn và những du học sinh như chúng em lại tiếp tục việc học tập với nhiều dự định, ấp ủ", My nói.
Tương tự, em Lô Hoàng Vũ, cựu học sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa, TPHCM cũng trở về Việt Nam từ tháng 3. Cũng như nhiều du học sinh khác, Vũ học online theo kế hoạch của trường. "Em vừa kết thúc năm học đại cương, năm học tới sẽ theo chuyên ngành Kĩ thuật Điện. Mong muốn của em là trở lại theo học, bởi ngành em theo học ở Mỹ rất tốt và bản thân đã dành rất nhiều thời gian, công sức để hoàn thành ước mơ du học. Nếu dịch được kiểm soát ổn định, em sẽ trở lại Mỹ vào cuối năm nay", Vũ nói.
Vũ Trí Hiếu vừa hoàn thành chương trình ĐH ở Maryland, Mỹ. Trong thời gian về Việt Nam, Hiếu làm thêm ở một trung tâm đào tạo, trải nghiệm du lịch một số địa điểm tại phía Bắc. Hiếu cho hay: "Trong thời gian chờ đợi dịch ổn định, em tìm được việc làm khá phù hợp. Tuy vậy, em tiếp tục tìm kiếm cơ hội học lên thạc sĩ ở Mỹ".
Ngược lại với các bạn, Hồ Công Khánh Mỹ, cựu học sinh Trường WellSpring (quận Bình Thạnh, TPHCM) vẫn ở Vancouver, British Columbia, Canada. Ban đầu Mỹ định về nước nhưng do dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại nước sở tại cũng như ở quê nhà nên tất cả chuyến bay thương mại sau 28/4 (giờ địa phương) đều bị huỷ.
Sau đó, có một số chuyến bay do chính phủ tổ chức tạo điều kiện cho công dân/du học sinh từ nước ngoài (khu vực Bắc Mỹ) được trở về Việt Nam, nhận thấy trường hợp của mình không phải khẩn cấp nên Mỹ nhường phần mình cho những bạn khác. Lý do, em sống cùng gia đình người thân ở đây nên việc sinh hoạt đời thường cũng đỡ hơn một phần nào so với các bạn. Hiện, Khánh Mỹ theo học online khoá hè để trau dồi khả năng tiếng Anh và học thuật.
Nguyễn Đức Minh Hoàng vừa học xong năm nhất tại Truman State University (bang Missouri, Mỹ). Dù đã về nước, chàng trai trẻ vẫn xúc động khi nhớ lại thời gian bị kẹt lại Mỹ.
"Em và các anh chị du học sinh gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh bùng phát. Nhà trường đã phải chuyển các lớp học trực tiếp qua lớp học online. Điều này khiến việc học khó khăn hơn do học online có nhiều hạn chế. Em đăng ký ăn trong căng-tin trường nên đồ ăn được phát theo suất đem về, 3 bữa 1. Cách làm này dù giúp phòng tránh virus lây lan, nhưng thực sự ăn không đủ no. Các anh chị du học sinh sống ở ngoài trường thì khó khăn trong mua nhu yếu phẩm do không có phương tiện di chuyển", Hoàng kể lại.
Khi dịch bệnh bùng phát tại Mỹ vào tháng 3, tin tưởng chính phủ Mỹ có thể dập dịch trước tháng 5, lúc học kỳ mùa xuân kết thúc, Hoàng ở lại Mỹ để hoàn thành nốt khóa học.
Nhưng tình hình ngày càng xấu đi, những chuyến bay thương mại đã ngừng. Hoàng phải dọn ra ngoài ở vì ký túc xá trường đóng cửa vào cuối kỳ học để chờ đợi thời cơ trở về Việt Nam; rồi may mắn được chọn trong chuyến giải cứu thứ 2 do Chính phủ Việt Nam tổ chức để đón công dân Việt Nam đang ở Mỹ về nước. Hiện Hoàng vẫn theo chương trình học online của trường Truman và chờ cơ hội để quay lại Mỹ. Lý do, ngành Tâm lý học dù rất phát triển tại Mỹ nhưng chưa thực sự được chú trọng tại Việt Nam.
Châu Giang, cựu học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đang học tập online tại Mỹ. Ảnh: NVCC
Không còn nỗi lo bị bỏ lại phía sau
Nguyễn Vương Linh, sinh viên năm thứ nhất của Trường Concordia University, Canada. Cô gái trẻ đã trải qua một thời gian vô cùng khó khăn khi dịch bệnh có dấu hiệu lây nhiễm cộng đồng và nhà trường dừng việc học; nhất là khi kỳ thi cuối học kỳ gần kề. Sống trong ký túc xá, việc ăn uống được nhà trường chuẩn bị, nhưng vì lo lắng không an toàn do tập trung đông người, Linh quyết định mua thức ăn tại siêu thị về tự nấu.
"Khi mới có dịch, người Canada chủ quan trong việc đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội. Nhưng khi chính phủ thông báo sẽ thắt chặt an ninh, mọi người đổ xô đi mua thực phẩm, giấy, khẩu trang, dẫn đến tình trạng thiếu thốn hàng hoá. Em rất hoảng sợ, không biết sẽ phải tự chăm sóc bản thân như thế nào.
Khi mẹ gọi từ Việt Nam nói rằng đây là lúc cần phải về ngay trước khi cả 2 nước thực thi những biện pháp gay gắt hơn, em đã dọn đồ, chuẩn bị khẩu trang và găng tay ra sân bay. May mắn, em trở về nước 2 ngày sau đó", Linh nhớ lại.
Vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều trường đại học ở Canada đã thông báo kỳ học mùa thu sẽ học theo hình thức online và chưa có kế hoạch cụ thể cho kỳ học mùa đông hay năm tới. Linh cho biết, cả mình và gia đình đều lo lắng, bởi nếu dịch bệnh chưa vãn mà các học sinh quốc tế đều đổ đi học ở Canada thì sang nước bạn là một quyết định nguy hiểm.
Trong khi đó, việc học trực tuyến không mang lại hiệu quả tối ưu vì ngành Linh đang theo học cần nhiều thực hành. Chưa kể việc lệch múi giờ khiến cho việc đến lớp cũng như làm bài kiểm tra là một trở ngại không hề nhỏ.
Có con trai là du học sinh tại Mỹ, chị Ngô Thị Thu Hằng (Âu Cơ, Hà Nội) cho rằng, việc Bộ GD&ĐT có văn bản đề nghị các trường ĐH trong nước "mở cửa" đón du học sinh về học trong nước trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh là tin vui với du học sinh và gia đình.
Khẳng định sẽ không cho con ra khỏi Việt Nam chừng nào chưa có vắc-xin phòng Covid-19, chị Hằng thông tin: "Cháu đăng ký học online chương trình học của học kỳ 1 năm thứ 2, và sẽ bắt đầu học từ 15/8 tới hết năm 2020. Chúng tôi tiếp tục nghe ngóng tình hình và có quyết định vào thời điểm cuối năm nay. Việc học trong nước chắc chắn sẽ được cân nhắc nếu như dịch bệnh không giảm", chị Hằng chia sẻ.
Du học sinh Nguyễn Đức Minh Hoàng (thứ 2 từ phải sang) cùng các bạn người Mỹ.
Và những tâm tư
Dự định trở lại Mỹ vào năm tới (2021), Gia My đã ký hợp đồng nhà và có những điều khoản cụ thể nên vẫn phải qua để giải quyết. Cô mong muốn Chính phủ Mỹ có thể đưa ra giải pháp tối ưu cho học sinh quốc tế có thể tiếp tục học tập (dù trực tuyến hay trực tiếp), đồng thời có chính sách hỗ trợ tài chính, linh động và chủ động hơn trong việc giúp học sinh thương thảo hủy bỏ hợp đồng nhà đã ký mà không phải tốn quá nhiều chi phí.
Trở về nước vào tháng 2, Chu Thanh Hà, du học sinh tại Melbourne, Australia cho biết: Em đang theo học tại Trường ĐH RMIT (TPHCM). Khi tình hình dịch được kiểm soát và an toàn, em tiếp tục chương trình du học của mình tại RMIT Melbourne. Còn Ngô Huỳnh Châu Giang, cựu học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa ở lại Mỹ do có việc làm vào mùa hè.
Trao đổi qua online, Giang tâm tư: Hi vọng mùa dịch sẽ không ảnh hưởng đến độ dài của khoá học cũng như chất lượng khoá học. Vì nhiều phần quan trọng của một khoá học bị cắt đi, ảnh hưởng đến việc tiếp thu và hiểu bài. Hy vọng các trường sẽ có biện pháp bảo toàn chất lượng khoá học cũng như sự an toàn cho học sinh.
Con chị Hải Anh (Quận 2, TPHCM) từ Anh về Việt Nam và thực hiện cách ly tập trung hồi cuối tháng 3. Hiện học online và tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh để quyết định việc trở lại nước bạn để học tập trong thời gian sớm nhất. "Nhìn thấy con an toàn trở về cảm thấy rất may mắn, hạnh phúc.
Gia đình động viên con theo học online để đáp ứng chương trình. Nếu dịch tiếp tục kéo dài, chúng tôi có thể làm thủ tục để xin theo học tại Trường ĐH Quốc tế ở TP hoặc Trường ĐH RMIT. Tuy nhiên, cháu có nguyện vọng đi học tiếp. Gia đình tôn trọng quyết định của con, chỉ định hướng để suy nghĩ thêm", chị Hải Anh nói.
Trường đưa ra 2 chương trình học: Học kết hợp dành cho những học sinh ở Mỹ và học online dành cho học sinh không thể quay lại Mỹ trong khoảng thời gian này. Nếu đại dịch kéo dài, em vẫn sẽ theo học chương trình học online của trường; đồng thời tìm kiếm cơ hội đi làm trong nước để có thêm kinh nghiệm, kiến thức sống cho bản thân. Em mong rằng chính phủ Mỹ có thể kiểm soát dịch tốt hơn để mọi thứ có thể quay về quỹ đạo ban đầu. Du học sinh Nguyễn Đức Minh Hoàng
Trường đại học chạy đua "vợt" du học sinh bị ảnh hưởng dịch COVID-19 Dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến kế hoạch học tập cả du học sinh về nước tránh dịch lẫn học sinh lớp 12 đang theo đuổi giấc mơ du học nước ngoài. Điều này mở ra cuộc chạy đua giữa các trường đại học để đón lượng thí sinh này. Nhiều trường tham gia Theo Bộ GD - ĐT, Việt Nam đang có...