Xuất hiện tình trạng chào nhà đầu tư đổi trái phiếu sang bất động sản với mức chiết khấu 40-50% giá bán
Nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu bất động sản chia sẻ liên tục nhận được lời mời chào chuyển đổi sang sản phẩm bất động sản với mức chiết khấu lên đến 40-50% giá trị bán.
Đang nắm giữ 3 tỷ đồng trái phiếu của một doanh nghiệp bất động sản đến hạn thanh toán, chị Thanh Mai được tư vấn gia hạn kỳ hạn thanh toán nợ gốc với lãi suất mới hoặc chuyển đổi sang sản phẩm bất động sản.
“Thấy phương án chuyển đổi sang bất động sản khá hợp lý và có vẻ đảm bảo an toàn hơn, tuy nhiên tôi cần thời gian suy nghĩ nên chưa đưa ra quyết định”, chị Mai cho biết.
Thực tế, trên nhiều hội nhóm về trái phiếu, nhân viên kinh doanh tại một số doanh nghiệp bất động sản rầm rộ đăng tải việc hỗ trợ chuyển đổi trái phiếu sang bất động sản với mức chiết khấu 40-50% giá bán.
Anh Ngô Phong đang nắm giữ 1 tỷ đồng trái phiếu của một doanh nghiệp bất động sản lớn, đồng thời quan tâm tới dự án bất động sản tại Hà Nội do công ty này triển khai nên đã tìm đến nhân viên nghe tư vấn.
“Nhân viên báo với tôi chỉ cần nắm giữ trái phiếu của doanh nghiệp sẽ được chuyển đổi sang bất kỳ sản phẩm bất động sản nào của doanh nghiệp đó.
“Nếu chuyển trái phiếu sang dự án căn hộ tại Hà Nội sẽ được giá rẻ. Chẳng hạn với căn 2 ngủ, tầng thấp với diện tích 75m2 có giá niêm yết 3,2 tỷ đồng thì sẽ được chiết khấu còn 1,9 tỷ đồng. Còn căn 2 ngủ tầng cao với diện tích 79m2 có giá 3,7-3,8 tỷ đồng sẽ được chiết khấu còn 2,35 tỷ đồng. Tính ra, nếu chuyển đổi, căn hộ tầng thấp được giảm 38% còn tầng cao được giảm 40%”, anh Phong chia sẻ.
Tuy nhiên, nếu giá trị của căn hộ cao hơn số trái phiếu nắm giữ, anh Phong sẽ phải đóng bù thêm phần còn thiếu trong một lần.
“Tính ra, phần chiết khấu của hình thức đổi trái phiếu này cũng tương tự với phần chiết khấu nếu thanh toán sớm 95% giá trị căn hộ. Tuy nhiên, với những người đang nắm giữ trái phiếu và có nhu cầu mua nhà như tôi thì cũng khá lợi. Đặc biệt, nhân viên còn hỗ trợ tìm những suất trái phiếu mà nhà đầu tư muốn thu lại tiền mặt gấp, nhượng lại với chiết khấu từ 5-10%. Như thế, tôi có thể giảm thêm được 100-200 triệu đồng”, anh Phong cho biết.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, trong lúc dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó, thay vì mua lại trái phiếu phát hành, thanh toán tiền cho trái chủ, nhiều doanh nghiệp phát hành khuyến khích nhà đầu tư đổi sang sản phẩm bất động sản.
Theo lý giải của một doanh nghiệp bất động sản có phát hành trái phiếu đang thực hiện hình thức chuyển đổi trên, do ảnh hưởng của thị trường bất động sản nói chung, hạn mức tín dụng tại các tổ chức tín dụng cũng bị thắt chặt hơn, cùng các khoản thu bị chậm nên dẫn đến ảnh hưởng dòng tiền của doanh nghiệp.
Để đảm bảo việc thanh toán cho khách hàng đã bị chậm thanh toán và sẽ đến hạn thời gian tới, bên cạnh việc đưa ra phương án chi trả hợp đồng đến hạn, doanh nghiệp đưa ra phương án chuyển đổi bất động sản với các lựa chọn.
Cụ thể, theo thông báo của một doanh nghiệp bất động sản đến khách hàng, có 2 lựa chọn nhằm bảo đảm an toàn cho trái chủ khi có giao dịch với doanh nghiệp, gồm:
Lựa chọn 1: Nhà đầu tư sử dụng giá trị khoản thanh toán đến hạn để mua ngay các bất động sản và nhận chiết khấu 20% theo giá bán niêm yết của chủ đầu tư cho các khách hàng hiện hữu. Đối với khoản thanh toán chưa đến hạn, nếu nhà đầu tư có nhu cầu đặt mua bất động sản thì cũng áp dụng như trên.
Lựa chọn 2: Nhà đầu tư có khoản thanh toán đến hạn hoặc chưa đến hạn sử dụng khoản thanh toán để đầu tư các bất động sản của chủ đầu tư kèm theo cam kết mua lại, và chính sách ưu đãi lớn, giảm tới 50% theo giá bán niêm yết của chủ đầu tư.
Đưa ra nhận định về hình thức trái phiếu chuyển đổi sang bất động sản diễn ra thời gian gần đây, luật sư Trương Thanh Đức cho biết, hình thức đơn vị phát hành cho phép trái chủ hoán đổi trái phiếu sang nhà, đất ở các dự án mà họ đang phát triển hoặc áp dụng chính sách tương đương là được phép, hợp pháp, hợp lệ và không vi phạm pháp luật. Đồng thời, luật sư đánh giá rằng đây bài toán đánh đổi rất hợp lý, thể hiện công ty phát hành có năng lực, có trách nhiệm và có tài sản.
Vị luật sư cho rằng, nếu nhà đầu tư có tiền mà chưa có việc gì cấp bách thì có thể đầu tư khi thấy hợp lý, giá cả tiềm năng thì chuyển sang đầu tư thì đảm bảo an toàn chắc chắn hơn vì chúng ta mua tài sản chứ không phải cam kết là tờ giấy nữa. Tuy nhiên, việc này sẽ phụ thuộc vào quan điểm, tính lâu dài và tùy sản phẩm.
Ông Nguyễn Quang Thuân – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần FiinRatings cũng cho rằng, đây là một phương án hay và cần thiết. Tuy nhiên, ông Thuân nêu ra nhà đầu tư cần quan tâm pháp lý của sản phẩm bất động sản đó ra sao, ở giai đoạn nào. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến tiến độ triển khai thế nào và dự kiến khi nào có giá trị sử dụng/giá trị thương mại.
Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt gỡ khó khăn cho bất động sản đã tác động mạnh đến tâm lý thị trường
Chuyên gia cho rằng, việc thành lập tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản sẽ cần thời gian và quá trình không thể giải quyết ngay lập tức.
Các doanh nghiệp bất động sản để tồn tại cần phải tái cấu trúc, tập trung nguồn lực vào những dự án trọng điểm.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký quyết định số 1435/QĐ-TTg thành lập tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang chao đảo, đây được cho là tín hiệu tích cực. Nhằm khơi thông những ách tắc trong việc triển khai dự án tồn tại đã lâu. Nhiều ý kiến kỳ vọng, đây sẽ là động lực để thị trường đi vào ổn định hơn.
Song, GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng, những vướng mắc của thị trường bất động sản hiện nay thì không thể giải quyết ngay. Đầu tiên là vấn đề về nguồn cung đang bế tắc, mà để giải quyết nguồn cung thì phải tháo gỡ từ hệ thống pháp luật. Do đó, thành lập tổ công tác thời điểm hiện tại cũng khó có thể tháo gỡ về mặt pháp luật.
Ông Võ nhận định: "Việc thành lập tổ công tác của Thủ tướng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án bất động sản bước đầu mới chỉ giúp khôi phục, tái tạo lại niềm tin chứ còn cách để tháo gỡ thực sự được những khó khăn, vướng mắc thì chưa có".
GS-TSKH Đặng Hùng Võ cũng cho rằng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thì việc tất yếu là sửa đổi Luật Đất đai. Quan trọng là phải sửa cho đúng chứ càng sửa càng sai thì chỉ làm cho thị trường bất động sản nhiều bất cập, khó khăn hơn.
Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, việc thành lập tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản sẽ cần thời gian và quá trình không thể giải quyết ngay lập tức. Việc thành lập tổ công tác sẽ giúp các ngành, địa phương tháo gỡ được những vướng mắc trong cấp phép, xây dựng các dự án bất động sản và thanh lọc được thị trường một cách tốt nhất.
"Việc thành lập tổ công tác tạo sự gắn kết giữa các ban ngành, các địa phương trong việc giải phóng đất đai, đưa ra các dự án nhanh chóng đi vào hoạt động. Cùng với đó, đảm bảo quá trình đáp ứng nguồn nguyên vật liệu cho việc đầu tư xây dựng các dự án bất động sản góp phần phát triển thị trường ổn định", ông Thịnh nhận định.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), có khoảng 70% dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại bị vướng mắc pháp lý nên quyết định thành lập Tổ công tác được ban hành phần nào lấy lại niềm tin và ổn định một bước tâm lý thị trường, tâm lý khách hàng và nhà đầu tư, tiếp thêm động lực để các doanh nghiệp phải nỗ lực tự cứu mình để giữ chữ tín với khách hàng, đối tác và đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư và sản phẩm nhà ở hướng đến nhu cầu thực.
Thực tế, gần đây, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, thanh khoản liên tục sụt giảm. Để vực lại thanh khoản, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các chính sách kích cầu, mở bán với nhiều ưu đãi lớn, thậm chí, có dự án chiết khấu tới 50% giá trị sản phẩm nếu khách thanh toán vượt tiến độ.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc thanh khoản giảm nhưng giá bán vẫn ở mức cao. Các doanh nghiệp cần có thêm các chính sách, tính toán lại giá bán phù hợp.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh việc nhiều doanh nghiệp kiến nghị khó khăn về thanh khoản thì cần phải nhìn nhận khách quan là thị trường bất động sản cần tái cấu trúc. Tính thanh khoản của bất động sản thời gian qua có thể thấp nhưng hầu như tất cả các phân khúc bất động sản giá vẫn cao, có giảm thì cũng vẫn ở mức cao.
"Chúng ta phải thấy rằng năm 2020, 2021 nền kinh tế rất khó khăn thì giá bất động sản vẫn tăng mạnh, còn trong năm 2022 các doanh nghiệp cho rằng thanh khoản giảm nhưng giá vẫn tăng liên tục. Và điều này tạo nên sự bất thường đối với thị trường bất động sản. Do đó, việc tái thiết lại thị trường bất động sản sẽ giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững hơn", ông Thịnh nhận định.
Chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay cần tái cấu trúc hoạt động kinh doanh. Nếu đi vay thêm vốn từ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu mà vẫn không bán được hàng, tỷ lệ nợ sẽ càng tăng, sức ép tài chính sẽ lớn hơn nhiều.
"Doanh nghiệp cần chọn tái cấu trúc bằng cách "hy sinh" dự án, lĩnh vực không phải cốt lõi để thu gọn tài chính, giảm nợ vay, chỉ tập trung một vài dự án chủ lực của mình để phát triển", ông Hiển nói.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần "cân nhắc" hỗ trợ một nguồn lực nhất định giúp thị trường có trợ lực vượt qua giai đoạn khó. Đó có thể là một nguồn vốn nhất định cho vay hoặc hỗ trợ lãi suất cho người lao động chưa có nhà được vay để mua căn hộ, hoặc nhà ở theo tiêu chuẩn trung cấp trở xuống. Điều này sẽ tạo dòng tiền mới cho thị trường, vừa kết hợp người dân mua nhà để ở theo tinh thần tự chọn lựa căn nhà phù hợp.
Nguồn vốn này trước mắt chỉ tập trung ở những vùng phù hợp với giá trị kinh tế phát triển, chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm, không để dòng tiền chảy tiếp vào bất động sản đầu cơ, lướt sóng.
TS. Nguyễn Văn Đính: Doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ khủng hoảng rất cao Đó chia sẻ của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tại Diễn đàn "Kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp "vượt sóng" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức mới đây. Chia sẻ chung về tình tình của thị trường bất động sản,...