Xuất hiện sinh vật 2,1 tỉ năm tuổi viết lại lịch sử sự sống Trái Đất
Một loạt sinh vật hóa thạch quái dị ngoài khơi châu Phi cho thấy sự sống phức tạp trên Trái Đất già hơn tận 1,5 tỉ tuổi so với chúng ta từng nghĩ.
Một phân tích mới về đá trầm tích biển ở lưu vực Franceville ngoài khơi bờ biển phía Tây châu Phi được lắng đọng cách đây khoảng 2,1 tỉ năm đã tiết lộ một thế giới sự sống cổ đại “không thể tin nổi”.
Một trong các mẫu hóa thạch 2,1 tỉ tuổi vừa được khai quật và hình ảnh tái hiện (phải) – Ảnh: Abderrazzak El Albani
Trước đó, quan điểm được đồng thuận chung là động vật phức tạp lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng 635 triệu năm trước.
Tuy nhiên, các mẫu đá ngoài khơi châu Phi nói trên đã ẩn giấu những sinh vật có cấu trúc phức tạp, đồng thời cung cấp lý do để chúng có thể hiện diện trên một hành tinh tưởng chừng vẫn rất khó sống vào thời điểm 2,1 tỉ năm trước.
Các mẫu đá này cho thấy lượng phốt pho và oxy tăng lên trong nước biển, một điều hoàn toàn ngoài dự đoán.
Nhà khoa học Trái Đất Ernest Chi Fru từ Đại học Cardiff (Anh) giải thích: “Chúng ta đã biết sự gia tăng nồng độ phốt pho trong biển và oxy trong nước biển có liên quan đến một giai đoạn tiến hóa sinh học khoảng 635 triệu năm trước. Nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm một sự kiện khác sớm hơn nhiều”.
Sự kiện đó diễn ra tận 2,1 tỉ năm, đã thúc đẩy một số sinh vật đạt được bước tiến hóa nhảy vọt.
Đó chính là một số lượng lớn hóa thạch lớn đến mức có thể nhìn thấy mà không cần kính hiển vi được phát hiện ở lưu vực Franceville.
Video đang HOT
Hệ sinh thái kỳ diệu 2,1 tỉ năm trước ở khu vực ngoài khơi châu Phi ngày nay – Ảnh đồ họa: Abderrazzak El Albani
Trước đây, người ta tin rằng các dạng sống trước mốc 635 triệu năm trước đều chỉ là vi sinh vật đơn giản.
Phần lịch sử “bị mất tích” của hệ sinh vật Trái Đất đã được viết lại: Ngoài khơi châu Phi 2,1 tỉ năm trước sự giàu chất dinh dưỡng của nước kết hợp với sự va chạm của hai lục địa cổ đại tạo ra một vùng biển nội địa nông cực tốt cho sự sống dù bị cô lập với đại dương toàn cầu.
Điều này đã thúc đẩy một quy trình hóa học thuận lợi cho tất cả các loài trong vùng nước đó biến đổi phức tạp về mặt sinh học.
Chúng tiến hóa nhảy vọt về kích thước và cấu trúc, kết quả là loạt sinh vật với hình dạng kỳ lạ mà các nhà khoa học được khai quật.
Tuy nhiên, chính sự cô lập giúp tạo ra vùng biển hấp dẫn này lại khiến hệ sinh thái phát triển cực sớm này không thể lan rộng hoặc sống sót để chờ đợi một cơ hội nhảy vọt tiến hóa tiếp theo.
Nói cách khác, hành tinh của chúng ta đã để lỡ mất 1,5 tỉ năm tiến hóa một cách đáng tiếc.
Nếu các sinh vật nói trên không bị cô lập, có thể địa cầu ngày nay thống trị bởi một loài nào khác còn cao cấp hơn chúng ta.
Những phát hiện này có thể chỉ ra sự sống phức tạp trên Trái Đất tiến hóa theo hai bước riêng lẻ: Bước đầu tiên là sau lần tăng oxy trong khí quyển lớn đầu tiên cách đây 2,1 tỉ năm và bước thứ hai là sau lần tăng thứ hai 1,5 tỉ năm sau đó.
Rất may hệ sinh thái của lần thứ hai đã gặp may và tiến hóa, phát triển cho đến ngày nay.
Nghiên cứu thú vị này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Precambrian Research.
Phát hiện mới về khu rừng cổ nhất thế giới
Các nhà khoa học tại một trường đại học ở Mỹ cho biết họ đã phát hiện ra khu rừng lâu đời nhất thế giới, BBC đưa tin hôm 11/1.
Các nhà khoa học từng cho rằng một khu rừng hóa thạch ở Gilboa, New York là lâu đời nhất nhưng khu rừng hóa thạch ở Cairo xa hơn 2 tới 3 triệu năm tuổi và khác biệt đáng kể. Ảnh: PA.
Nhóm nghiên cứu đã biết sự tồn tại của khu rừng cổ xưa này nhưng đây là lần đầu tiên họ được điều tra kỹ lưỡng để tìm ra tuổi của các loài thực vật và cây cối mọc ở đó.
Khu rừng có bằng chứng về sự tồn tại của một số loài thực vật rất sớm - một số loài thực vật này thậm chí có mặt trước cả những con khủng long đầu tiên trên Trái Đất.
Các nhóm nghiên cứu từ Đại học Binghamton ở Mỹ và Đại học Cardiff ở xứ Wales cho rằng khu rừng từng trải rộng khoảng 400 km.
Christopher Berry, nhà cổ thực vật học ở Đại học Cardiff, Anh, và cộng sự phát hiện khu rừng dưới đáy mỏ đá ở một địa điểm tên là Cairo, thuộc bang New York.
Việc lập bản đồ khu vực này bắt đầu từ 5 năm trước, vào năm 2019.
Bằng cách nghiên cứu hóa thạch của nhiều loài thực vật và cây cối khác nhau được tìm thấy trong khu vực, họ phát hiện đây là khu rừng lâu đời nhất được tìm thấy trên Trái Đất cho đến nay.
Những khối đá 386 triệu năm chứa rễ hóa thạch của hàng chục cây gỗ cổ đại. Khi cây phát triển bộ rễ này, chúng góp phần hút carbon dioxide (CO2) từ không khí và lưu trữ, thay đổi đáng kể khí hậu Trái Đất, dẫn tới khí quyển như chúng ta biết ngày nay, theo IFL Science.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng một khu rừng hóa thạch ở Gilboa, New York là lâu đời nhất nhưng khu rừng hóa thạch ở Cairo xa hơn 2 tới 3 triệu năm tuổi và khác biệt đáng kể.
Những khu rừng cổ xưa khác bao gồm rừng nhiệt đới Amazon và rừng Yakushima ở Nhật Bản.
Phát hiện này liên quan tới nghiên cứu palaeobotany.
Paleo có nghĩa là cũ, hay cổ xưa, và botany là nghiên cứu về thực vật - vì vậy nó có nghĩa là nghiên cứu về thực vật cổ xưa.
Không giống như hầu hết cây cối mà chúng ta thấy ngày nay, những cây cổ thụ trong khu rừng này sẽ không sinh sản bằng cách phát tán hạt mọc thành cây.
Nhiều cây hóa thạch được tìm thấy trong khu rừng này đã được sinh sản bằng spore (bào tử).
Bạn có thể nhận ra từ đó khi học về nấm - chúng phát tán và nhân lên bằng cách đưa bào tử vào không khí.
Hai ngoại hành tinh gần Trái Đất có thể từng chứa sự sống Việc phát hiện hai ngoại hành tinh có nét tương đồng với Trái Đất, nhưng già hơn nhiều, làm dấy lên cuộc thảo luận về sự sống ngoài hành tinh. Nhà thiên văn học kiêm giáo sư tại Đại học Cardiff, - Jane Greaves đã xác định được hai ngoại hành tinh mới quay quanh ngôi sao chủ cách Trái Đất từ 70...