Bên trong Kim tự tháp Đỏ có gì mà travel blogger nổi tiếng đăng video lại khiến cư dân mạng xôn xao?
Hành trình khám phá Kim tự tháp Đỏ của Sam Mayfair – một travel blogger nổi tiếng đã hé lộ những điều kỳ thú bên trong công trình kiến trúc cổ đại này.
Nền văn minh Ai Cập cổ đại từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn với nhiều người. Từ vị Pharaoh Tutankhamun bí ẩn cho đến các vị vua trị vì và cả những bí mật xoay quanh quá trình xây dựng kim tự tháp, tất cả đều khẳng định một di sản văn hóa vô cùng phong phú của quốc gia Bắc Phi này.
Mới đây, Sam Mayfair – một travel blogger đã mang đến cho người theo dõi của mình cái nhìn cận cảnh về công trình kiến trúc cổ đại này thông qua chuyến đi khám phá Kim tự tháp Đỏ nổi tiếng ở Cairo (Ai Cập). Qua đó, những bí ẩn về Kim tự tháp Đỏ một lần nữa lại thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Kim tự tháp Đỏ là kim tự tháp lớn thứ ba ở Ai Cập. (Ảnh: Riordan)
Với chiều cao 104 mét, Kim tự tháp Đỏ là kim tự tháp lớn thứ ba ở Ai Cập, chỉ đứng sau Đại kim tự tháp Giza. Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, ban đầu, kim tự tháp này được cho là có màu trắng. Tuy nhiên, theo thời gian, oxit sắt có trong các khối đá vôi được sử dụng để xây dựng đã khiến công trình mang màu đỏ rỉ sét và cái tên Kim tự tháp Đỏ cũng ra đời từ đó.
Trên trang TikTok cá nhân (@sam.mayfair) với 739 nghìn lượt theo dõi, Sam chia sẻ: “Hãy cùng tôi tham quan Kim tự tháp Đỏ và khám phá những nét độc đáo của nó. Đây là một kim tự tháp rất thú vị vì nó được xây dựng trước cả Kim tự tháp Giza. Bên trong công trình này có hai t.iền sảnh và một phòng chính.”
Mặc dù sở hữu vẻ ngoài đồ sộ nhưng lối vào Kim tự tháp Đỏ lại khá khiêm tốn. Để vào được bên trong, Sam đã phải chui qua một đường hầm “rất hẹp”, chỉ cao khoảng 0.9 mét và rộng 1.2 mét.
Video đang HOT
Anh cho biết thêm, đường hầm này dài khoảng 61 mét và có độ dốc 27 độ. “Rõ ràng là sàn gỗ và lan can được lắp đặt sau này để đảm bảo an toàn chứ không phải nguyên bản”, Sam nói thêm.
“Khi đến cuối đường hầm dài 61 mét, bạn sẽ gặp một trục ngang dài 12 mét. Lúc này, bạn sẽ khá khó thở và cần nghỉ ngơi. Dù có không khí được bơm xuống kim tự tháp nhưng bên trong vẫn khá ngột ngạt.”
Đường hầm hẹp dẫn đến t.iền sảnh thứ nhất và thứ hai. Trong các công trình kiến trúc của Ai Cập cổ đại, đây thường được coi là những không gian ít quan trọng hơn, dẫn đến những căn phòng chính. Sam cho biết, trần của hai t.iền sảnh này cao tới 12 mét – một sự tương phản hoàn toàn so với những đường hầm nhỏ.
Anh tiếp tục: “Nếu để ý đến lối đi này, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa nửa trên và nửa dưới, cho thấy rằng tại một thời điểm nào đó, đã có người cố gắng mở rộng nó. Nhưng đó không phải là đ.iểm gây khó hiểu hay bất thường duy nhất.”
“Khi vào đến phòng chính – nơi được căn chỉnh theo hướng đông tây, bạn sẽ nhận thấy sàn nhà đã bị biến mất. Người ta cho rằng điều này là do những kẻ trộm kim tự tháp tìm kiếm kho báu. Nhưng điều khiến tôi khó hiểu là tại sao họ chỉ mở rộng lối đi đầu tiên mà lại để nguyên ba lối đi còn lại, cũng như lối ra với kích thước y hệt?”
Bí ẩn của Kim tự tháp Đỏ chắc chắn cũng khiến người xem video của Sam bị thu hút. Nhiều người đã để lại bình luận bày tỏ sự hoài nghi của mình. Một người viết: “Thật thú vị. Tôi thực sự tự hỏi tại sao họ lại xây dựng những thứ này”. Một người khác đồng tình: “Thật vui vì có những người sẵn sàng quay phim và leo trèo để tôi không phải làm điều đó. Chỉ xem thôi mà tôi đã thấy hồi hộp rồi!”.
Sau chuyến khám phá, Sam kết luận: “Kim tự tháp Đỏ, mặc dù có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong lịch sử xây dựng kim tự tháp, nhưng thực tế là vẫn còn khá ít được nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với tôi, nó vẫn là một trong những kim tự tháp thú vị nhất để ghé thăm.”
4.600 năm trước, người Ai Cập dùng thang máy xây kim tự tháp!
Một hệ thống thang máy thủy lực đã được phát hiện tại Djoser - kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập cổ đại.
Theo Heritage Daily, cuộc khảo sát về khu vực Gisr el-Mudir quanh kim tự tháp Djoser - phiên bản bậc thang nguyên sơ nhất của các kim tự tháp Ai Cập - cho thấy dấu vết bất ngờ của một đ.ập ngăn trầm tích và nước.
Nó đã hé lộ một thứ còn kinh ngạc hơn, giúp giải thích những bí ẩn lâu đời về cách người Ai Cập đưa hàng loạt khối đá khổng lồ lên cao để xây kim tự tháp: Họ dùng thang máy thủy lực. Và, điều này đã diễn ra tận hơn 4.600 năm trước!
Kim tự tháp Djoser vẫn sừng sững cho đến ngày nay - Ảnh: HERITAGE DAILY
Theo nhóm nghiên cứu Ai Cập - Pháp dẫn đầu bởi các nhà khảo cổ từ Đại học Limoges và Viện Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường Quốc gia Pháp (INRAE), các dấu vết xung quanh di tích Djoser còn bao gồm một hồ nước lớn bên ngoài đ.ập, phía Tây kim tự tháp.
Nước cũng được dẫn vào bên trong hào bao quanh nó.
"Ở phần phía Nam của hào nước, chúng tôi chứng minh rằng cấu trúc đá cắt tuyến tính đồ sộ bao gồm các ngăn sâu liên tiếp, kết hợp các yêu cầu kỹ thuật, là tàn tích của một cơ sở xử lý nước gồm bể lắng, bể chứa và hệ thống lọc" - tờ Heritage Daily dẫn lời nhóm tác giả.
Như vậy, Gisr el-Mudir và phần phía Nam bên trong của hào nước hoạt động như một hệ thống thủy lực thống nhất để điều chỉnh dòng chảy và cải thiện chất lượng nước.
Ngoài ra, một số cấu trúc bên trong của kim tự tháp phù hợp với cơ chế nâng thủy lực chưa từng được báo cáo trước đây.
Tất các bằng chứng trên cho thấy sự tồn tại của một hệ thống thang máy thủy lực nâng những khối đá từ trung tâm kim tự tháp, được mô tả là theo cơ chế hoạt động của núi lửa.
Nước đầy trầm tích trong khu vực đã được kết hợp với nước không có trầm tích từ khu vực phía Nam Dry Moat để dùng cho hệ thống.
Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với việc tiên phong và thành thạo về thủy lực thông qua các kênh đào phục vụ tưới tiêu, cũng như các kênh đào giúp sà lan vận chuyển những khối đá khổng lồ.
Công trình này mở ra một hướng nghiên cứu mới, cho thấy các pharaoh đã sử dụng "quyền lực" khoa học đi trước thời đại để xây nên những công trình khiến con người hàng ngàn năm sau vẫn phải bối rối.
Djoser với cấu trúc bậc thang khác lạ được coi là kim tự tháp đầu tiên của người Ai Cập.
Công trình này được xây dựng làm nơi an nghỉ cuối cùng của Djoser, vị pharaoh đầu tiên hoặc thứ hai của vương triều thứ 3 (năm 2670-2650 trước Công nguyên) trong thời kỳ Cổ Vương quốc Ai Cập.
Kim tự tháp này mọc lên từ cao nguyên Saqqara theo 6 bậc và cao đến 60-62 m.
Người phụ nữ đầu tiên làm Pharaoh Ai Cập - Kỳ 1 Tính cả thời gian bà làm nhiếp chính và là Pharaoh (vua Ai Cập), thì Hatshepsut đã cai trị Ai Cập tổng cộng 21 năm. Kỳ 1: Dấu ấn của người phụ nữ làm Pharaoh Hatshepsut được khắc họa dưới dạng tượng nhân sư đầu sư tử. Bà đeo biểu tuợng truyền thống của nam giới là bờm sư tử và bộ râu...