Xuất hiện nhiều tổ hợp lạ để ‘quét’ thị phần tuyển sinh?
Trước thông tin một số đại học chọn tổ hợp xét tuyển ngược với ngành đào tạo, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng các trường đang cố tăng cơ hội để tuyển đủ sinh viên.
TS Hoàng Ngọc Vinh kêu gọi nhà trường nên tuyển sinh vì lợi ích của người học hơn là vì bị thúc đẩy bởi động cơ tài chính. Ảnh: Xuân Trung.
Đầu năm 2018, kế hoạch tuyển sinh của nhiều trường đại học xuất hiện những tổ hợp môn thi mới. Thí sinh xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm có thể đăng ký với tổ hợp Văn, Hóa, Sử. Ngành Công nghệ thông tin có thể xét tuyển với tổ hợp Văn, Địa, Giáo dục công dân.
Trao đổi với PV, TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT – cho rằng việc bổ sung nhiều tổ hợp mới trước mắt sẽ tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Nhưng liệu thí sinh trúng tuyển có học được và có phù hợp với chương trình học hay không là điều đáng suy nghĩ.
TS Vinh khẳng định việc đưa môn Sử, Địa vào tổ hợp xét tuyển của những ngành nói trên là thiếu căn cứ khoa học. Nhà trường nên chọn tổ hợp xét tuyển theo hướng phù hợp với chuẩn đầu ra của ngành đào tạo, tránh để thí sinh nhập học rồi sau 2-3 năm lại bỏ học thì hậu quả nặng nề.
Câu chuyện tuyển sinh dựa vào tổ hợp môn từng gây nhiều tranh cãi. “Hai môn Vật lý và Hóa học không liên quan đến ngành Kế toán nhưng rất nhiều năm chúng ta sử dụng tổ hợp Toán, Lý, Hóa để tuyển sinh ngành này”, ông Vinh cho biết.
Ở Việt Nam, nhiều đại học top đầu nhận thấy sự lỗi thời của việc tuyển sinh bằng tổ hợp đã chuyển qua sử dụng bài thi đánh giá năng lực toàn diện. Tuy nhiên, với những trường top dưới lo sợ thiếu chỉ tiêu, họ thường tận dụng triệt để những tổ hợp lạ để “quét” hết thị phần tuyển sinh và hy vọng tuyển được nhiều sinh viên hơn. Ở đây phải xét đến động cơ tài chính của những trường này.
Đồng quan điểm với TS Vinh, PGS.TS Phạm Mạnh Hà – chuyên gia tư vấn hướng nghiệp – cho rằng việc nhóm các tổ hợp môn để làm thước đo tuyển sinh là cách làm đã cũ.
Video đang HOT
Đại học Công nghệ Đồng Nai tuyển sinh khối C ngành Công nghệ thông tin, Kế toán, Tài chính ngân hàng. Ảnh chụp màn hình.
Trước đây có các tổ hợp truyền thống như Toán, Lý, Hóa hay Văn, Sử, Địa; nay có nhiều tổ hợp mới như Văn, Địa, Giáo dục công dân.
“Về cơ bản cách phân chia tổ hợp này chỉ mang tính tương đối và chủ quan. Rất khó dựa vào đó để phản ánh mức độ phù hợp của thí sinh với ngành học”, ông Hà .
Những nước có nền giáo dục tiên tiến thường không lấy kết quả của vài môn học gộp lại để xét tuyển vào trường. Việc xét tuyển sẽ thông qua một bài thi đánh giá năng lực toàn diện như SAT, ACT…
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, ông Hà nhận định học sinh học khối A có thể học những ngành liên quan đến khoa học xã hội, vì các em có vốn tư duy logic tốt. Tuy nhiên sẽ rất khó khăn cho học sinh khối C thiên về ngôn ngữ, khoa học xã hội khi chọn những ngành cần kiến thức tự nhiên.
Trao đổi với PV, PGS.TS Điền Minh Phương – trưởng khoa Công nghệ thông tin, Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – cho hay sinh viên học ngành Công nghệ thông tin cần có kiến thức khoa học tự nhiên và tố chất về tư duy logic.
Trước thông tin có trường tuyển sinh ngành này với tổ hợp Văn, Sử, Địa và Văn, Địa, Giáo dục công dân, ông Phương cho rằng sẽ khó khăn cho cả người học và người dạy trong quá trình đào tạo.
“Những kỹ năng công cụ như ngoại ngữ các em có thể được đào tạo khi vào trường đại học. Còn kỹ năng tư duy thuộc về tố chất, học sinh phải tích lũy từ trước”, ông Phương .
Việc tự chủ tuyển sinh là tất yếu nhưng sau khi tuyển sinh và đào tạo, nhà trường phải có trách nhiệm giải trình trước xã hội về kết quả đào tạo. Hiện nay, việc để cho một số trường đại học đào tạo ngành giống nhau nhưng tổ hợp các môn xét tuyển rất khác nhau đang cho thấy sự lộn xộn mất kiểm soát.
Năm 2018, kế hoạch tuyển sinh của nhiều trường đại học xuất hiện những tổ hợp môn thi mới. Việc này được đánh giá để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh, đồng thời giảm áp lực tuyển đủ chỉ tiêu từ phía nhà trường.
Đại học Hùng Vương TP.HCM sử dụng tổ hợp Văn, Toán, Giáo dục Công dân để xét tuyển các ngành Công nghệ thông tin, Kế toán. Trong khi Đại học công nghệ Đồng Nai tuyển sinh ngành này bằng tổ hợp Văn, Sử, Địa và Văn, Địa, Giáo dục công dân.
Tại Đại học Nam Cần Thơ, thí sinh có thể xét tuyển ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Bất động sản với tổ hợp Văn, Sử, Địa.
Đại học Công nghệ Đồng Nai tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin với tổ hợp Văn, Sử, Địa và Văn, Địa, Giáo dục công dân.
Theo Zing
Bỏ miễn học phí sư phạm: Còn ai "dũng cảm" vào sư phạm?
Hàng loạt những thay đổi, dự kiến áp dụng trong tuyển sinh đối với sinh viên sư phạm trong thời gian tới như: Bỏ quy định miễn học phí, giữ điểm sàn sư phạm, siết chặt giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm... khiến nhiều thí sinh, sinh viên và các chuyên gia giáo dục lo lắng sức hút của các trường sư phạm sẽ giảm mạnh. Tình trạng dư thừa giáo viên cũng là một trở ngại nguy cơ học xong ra trường thất nghiệp nhưng vẫn phải tìm cách trả nợ ngân hàng.
Năm 2018, tuyển sinh vào các trường sư phạm có nhiều thay đổi. Ảnh minh họa: Q.Anh
Mất "trợ giúp" vì bỏ miễn học phí?
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được thảo luận, xem xét một cách kỹ lưỡng ở rất nhiều nội dung, trong đó đáng chú ý nhất là chính sách học phí của sinh viên các trường sư phạm. Theo đó, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, học phí sư phạm theo hướng thực hiện việc đóng học phí như sinh viên các ngành khác. Lý do bởi, hiện nay số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí rất lớn nguồn nhân lực sư phạm... Cần bỏ quy định miễn học phí đối với đào tạo sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm.
Khá đồng tình trước dự kiến bỏ quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm, PGS.TS Lê Kim Long, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết, chính sách này kéo dài quá lâu, được bắt đầu từ năm 1996 - thời điểm các trường đào tạo giáo viên rất khó tuyển sinh. Thế nhưng, kéo dài một chính sách tới 22 năm không còn phù hợp với đổi mới giáo dục. Đổi mới giáo dục làm cho sinh viên tự chủ, chủ động, tự trọng, tự giác trong học tập. Nhiều sinh viên con nhà nghèo phải lăn lộn trong cuộc sống nhưng biết bố trí thời gian hợp lý vừa đi làm mà học rất tốt. Vì thế, câu chuyện bỏ miễn học phí cho sinh viên sư phạm cần được làm ngay để khuyến khích người học chủ động trong học tập.
Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Kim Long phân tích thêm: "Chính sách cho sinh viên vay tiền ngân hàng lãi suất thấp để đóng học phí đã được thực hiện từ lâu, nhưng giờ người ta không tha thiết vì không chắc chắn tốt nghiệp có tìm được việc làm để trả nợ. Bên cạnh đó, làm giáo viên lương thấp lại bị ngân hàng trừ tiền học phí đã vay trước đây thì họ càng không muốn. Tôi nghĩ, chính sách cho vay tín dụng được áp dụng giống nhau với mọi đối tượng và không có sự phân biệt giữa sinh viên sư phạm và các ngành khác; chỉ nên quy định mức vay tối thiểu và tối đa. Cần có những chính sách bổ trợ cho sinh viên sư phạm khi ra trường có việc làm, ưu tiên về lương".
Đối với các sinh viên sư phạm, thí sinh đang có ý định thi vào sư phạm năm nay cũng cảm thấy "chùn chân" vì chính sách miễn học phí nhiều khả năng sẽ không còn. "Năm nay em định đăng ký xét tuyển vào các trường sư phạm, nhưng thấy nhiều người khuyên can quá. Ngay cả các anh chị sinh viên đang học sư phạm hiện nay cũng khá lo lắng bởi nếu không được miễn học phí sẽ rất tốn kém, mà nếu vay ngân hàng để trả học phí sau này ra trường lương thấp, khả năng xin việc cũng khó cũng biết bao giờ mới trả hết nợ nần. Em thấy, nếu không có chính sách thu hút sẽ khó mà có nhiều thí sinh giỏi đăng ký vào sư phạm, vì cùng mức điểm nhưng ngành, nghề khác có triển vọng nhiều hơn về việc làm, mức lương", thí sinh Minh Hằng (Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội).
Sức hút sẽ giảm mạnh?
Không chỉ có dự kiến bỏ miễn học phí sư phạm, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 cũng có rất nhiều sự thay đổi trong đào tạo sư phạm với những tiêu chí cao hơn trước. Cụ thể, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau: Đối với trình độ ĐH xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên. Đối với trình độ CĐ, Trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên. Còn đối với xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2018 chỉ xác định điểm sàn đối với ngành Sư phạm, những ngành khác do trường tự xác định.
Như vậy, dù xét tuyển theo phương thức nào ở kỳ tuyển sinh năm nay cũng sẽ rất chặt chẽ đối với các trường sư phạm. Để đảm bảo chất lượng, cơ chế xét tuyển theo học lực THPT hoặc điểm sàn sư phạm cũng khiến các trường đào tạo sư phạm nhiều khả năng sẽ có những thí sinh chất lượng hơn so với năm 2017. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, những thay đổi nói trên có "làm khó" các trường hay không khi mà sức hút vào các trường này đang mất dần vị thế trong tuyển sinh, các trường sư phạm đã không còn "hot" và ngày càng ít thí sinh giỏi lựa chọn.
Trong những năm gần đây, nhiều sinh viên sư phạm dù muốn gắn bó với nghề nhưng ra trường nhiều năm vẫn không tìm được công việc đúng ngành, vì hiện nay tình trạng dư thừa giáo viên ở mức lớn. "Nếu giờ để bỏ khoản tiền lớn nộp học phí mà ra trường bấp bênh xin việc sẽ khó thu hút sinh viên, đặc biệt là những thí sinh giỏi. Ngay cả đội ngũ giáo viên hiện nay cũng rất "bấp bênh", lương thấp nhiều thầy, cô phải tăng cường dạy thêm để "trụ" với nghề. Giáo viên bây giờ đều có lời khuyên con cái, người thân đừng thi vào sư phạm vì khó xin việc, lương thấp", một giáo viên phổ thông ở Hà Nội tâm sự.
Kiến nghị một số giải pháp để tăng sức hút đối với sinh viên giỏi vào sư phạm, GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam: "Chọn vào các ngành "hot", công an, quân sự là ưu tiên của nhiều học sinh giỏi hiện nay cũng là điều dễ hiểu vì không phải vất vả xin việc, công việc lương cao... Muốn thu hút thí sinh giỏi không phải đặt yêu cầu cao hơn, mà cần phải công bố các chính sách ưu tiên cho đào tạo sư phạm như: Tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm; cho sinh viên vay tiền đi học; có việc làm khi ra trường, lương giáo viên phải tương xứng để yên tâm công tác... Chứ lương không tăng, dư thừa và thất nghiệp nhiều thì khó có thể thu hút được thí sinh".
Trước những băn khoăn về mối lo các trường sư phạm khó tuyển sinh trong năm 2018, lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm nay, việc có ngưỡng điểm xét tuyển riêng sư phạm có thể số lượng trúng tuyển hoặc đăng ký xét tuyển sẽ ít đi nhưng chúng tôi không sợ thiếu nhân lực vì trong thời gian vừa qua nhân lực đào tạo đã khá dồi dào. Chúng tôi sẽ cân đối chỉ tiêu trong ngành sư phạm trên cơ sở sử dụng giáo viên ở các địa phương trong những năm tới. Khi chỉ tiêu tuyển sinh giáo viên đã dựa vào nhu cầu sử dụng lao động thì tỷ lệ việc làm sau đại học sẽ được đảm bảo hơn. Đó là yếu tố thu hút các em học sinh giỏi vào trường sư phạm.
Theo Giadinh.net
Tuyển sinh trường quân đội: Được gửi đi đào tạo ở nước ngoài Đó là một trong những quyền lợi mà thí sinh và người thân được hưởng khi thí sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học quân đội. ảnh minh họa Theo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, kế hoạch hàng năm, Bộ Quốc phòng đều tuyển chọn các thí sinh trúng tuyển, đạt kết quả cao gửi đi đào...