Xuất hiện ngôi trường cấp 3 công lập cao nhất Hà Nội, siêu đẹp và hiện đại với vô vàn góc sống ảo xịn sò
Không chỉ tự hào vì được học tại ngôi trường mới toanh với danh hiệu trường cấp 3 cao nhất Hà Nội, học sinh trường còn vô cùng hứng thú vì trường đẹp cũng đồng nghĩa với việc sẽ có vô số góc sống ảo xịn sò.
Với chiều cao 7 tầng, trường THPT Trần Nhân Tông mới đây đã chính thức nắm giữ danh hiệu là trường THPT công lập cao nhất Hà Nội. Năm 2018 học sinh trường đã phải chuyển sang học tạm tại địa điểm khác do xảy ra một số sự cố về cơ sở vật chất. Sau 1 năm tu sửa và xây dựng lại toàn bộ, ngôi trường giờ đây đã quay trở lại với diện mạo hoàn toàn mới, không chỉ đẹp mắt mà còn rất tiện nghi, hiện đại toạ lạc bên cạnh hồ Hai Bà Trưng.
Vẫn sử dụng tông màu vàng trắng đã quá quen thuộc với các trường học, thế nhưng việc đưa màu trắng lên làm chủ đạo và để màu vàng điểm xuyết đã giúp cho tổng thể ngoại hình của trường trở nên thanh thoát và sang trọng hơn hẳn. Trường bao gồm 2 toà nhà chính, toà lớn với chiều cao 7 tầng và toà nhỏ hơn được đặt song song với chiều cao 4 tầng. Đặc biệt, toà nhà chính còn được trang bị thang máy để thuận tiện cho việc di chuyển của học sinh.
Trường THPT Trần Nhân Tông sau khi xây dựng mới hoàn toàn
Cách sử dụng tông trắng làm chủ đạo và kết hợp với màu vàng để điểm xuyết đem lại vẻ ngoài thanh thoát và sang trọng cho ngôi trường
Trường trang bị hệ thống thang máy hiện đại để thuận tiện cho học sinh di chuyển
Ngoài thang máy, trường cũng có hệ thống thang thoát hiểm ở tất cả các toà nhà để đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp
Đây cũng là một trong số ít những ngôi trường có view nhìn ra hồ tuyệt đẹp
Video đang HOT
Nhà vệ sinh xanh-sạch-đẹp
Phòng máy tính được lắp điều hoà là điểm đến yêu thích của nhiều bạn học sinh trong ngày hè nóng nực
Khung cảnh trường nhìn từ phía ngoài
Các phòng học vẫn còn mới toanh, chưa kịp bố trí bàn ghế
Không chỉ tự hào vì được học tại ngôi trường mới toanh với danh hiệu trường cấp 3 cao nhất Hà Nội, học sinh trường còn vô cùng hứng thú vì trường đẹp cũng đồng nghĩa với việc sẽ có vô số góc sống ảo xịn sò. Dù mới chỉ quay lại trường một thời gian ngắn để chuẩn bị cho kỳ học hè nhưng rất nhiều học sinh đã kịp sở hữu nhưng thước ảnh sống ảo vô cùng bắt mắt. Bên cạnh việc học tập và gặp gỡ thầy cô bạn bè, đây chắc chắn là động lực không nhỏ lôi kéo các cô cậu học trò tới trường mỗi ngày.
Đi học mà có ảnh sống ảo “nghệ” như thế này thì ai mà chẳng thích phải không nào?
Khu vực cầu thang thoát hiểm trở thành nơi nhiều học sinh lui tới “thả dáng”
Khung cảnh lung linh phía ngoài trường chính là phông nền tuyệt vời cho những tấm ảnh lung linh của các bạn học sinh
(Ảnh: Humans of Tran Nhan Tong)
Theo Trí Thức Trẻ
Ông bố 15 năm bế con đi học
Cả hai đứa con nhỏ thó, co quắp vì bệnh xương thủy tinh, anh Ngọc Anh ngày ngày phải bế bồng chăm lo mọi thứ như với trẻ sơ sinh.
Cuối tháng 5, trong lễ bế giảng tại một trường cấp 3, hình ảnh Cẩm Vân (21 tuổi, phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa) nhỏ xíu bên cạnh mẹ vô tình được ghi lại, đăng lên mạng xã hội. Chỉ trong vài ngày, đã có hàng trăm nghìn lượt thích và bình luận, thương cho nghị lực phi thường của cô.
Để con gái có được khoảnh khắc đầy tự hào này, hơn 20 năm qua, anh Nguyễn Ngọc Anh (42 tuổi), bố của Vân, chưa được một ngày bình yên trọn vẹn.
Ngày Vân tốt nghiệp cấp 3 cũng là lần đầu tiên cô có một tấm ảnh chỉn chu cùng mẹ. Ảnh: Trịnh Ngọc Hào.
Trở về sau khi lái xe container chở chuyến hàng 500 tấn cho một công ty xây dựng, giữa cái nắng 40 độ C, trong căn nhà nhỏ chưa đầy 50 m2, anh Ngọc Anh mệt nhọc kể, "khi xưa gia đình vợ cấm cản chúng tôi cưới, chúng tôi vẫn cố đến với nhau. Có lẽ chính sự bất chấp này đã khiến những đứa con sinh ra phải chịu khổ suốt đời".
Ngọc Anh xa quê lập nghiệp ở Gia Lai từ năm 1995. Ở đây, anh gặp chị Nguyễn Thị Tròn, kém anh 2 tuổi, kết hôn và sinh con, cuộc sống sung túc. Vào khoảng năm 2000, Vân, con gái của anh chị lên 3 tuổi bị ngã gãy chân khi đang chơi đùa. Bác sĩ bảo chỉ cần 2 tháng băng bó sẽ khỏi, nhưng những vết nứt trên xương lại tiếp tục lan ra khiến cô bé không đi lại được.
Vân bắt đầu sợ mọi thứ xung quanh, vì lỡ chạm mạnh thứ gì cũng đau đớn. Anh Ngọc Anh không dám ẵm con do những lần bàn tay thô ráp chạm vào khiến con gái khóc thét. Thậm chí, khi con vui cười, những đốt xương cứ thi nhau kêu răng rắc, anh chỉ biết ngồi gục bên giường con nén khóc. 7 năm sau, anh chị đưa con ra Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội), bác sĩ xác định Vân bị xương thủy tinh.
Theo Giáo sư Lê Thanh Hải (Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương), "xương thủy tinh là căn bệnh hiếm gặp, trong 20.000 người mới có một người mắc. Người bệnh có sự phát triển xương bất thường, kém và dễ gãy. Trường hợp con gái của anh Ngọc Anh càng hiếm hơn vì bố mẹ hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu họ kết hôn với người khác, tình huống này có lẽ sẽ không xảy ra".
Chỉ sau vài tháng, anh Ngọc Anh từ chàng thanh niên vui tính hay ngồi quán cà phê đầu ngõ đã trở nên lo âu, xuống sắc. Nghe có thuốc tốt, dù trên những bản làng ở vùng cao, anh cũng trèo đèo lội suối đến xin về cho con. Thế nhưng, bệnh của Vân ngày càng nặng hơn, chỉ cần thở mạnh xương cũng gãy. Chở con trên những con đường dốc của phố núi, ông bố luôn nơm nớp lo sợ. Thương con, anh Ngọc Anh đành bỏ công việc ở Gia Lai về Thanh Hóa để tiện đi lại, cho con học hành.
Tưởng tìm được sự đồng cảm từ gia đình, câu đầu tiên anh nghe từ mẹ mình khi trở về quê nhà là "mày sống thế nào nó mới thế". Mọi thứ như tối sầm, anh trở nên tự ti, chỉ biết cắm đầu vào làm lụng, đi phụ hồ, thợ mộc...
Năm 2005, cuộc sống vừa ổn định trở lại, giấc mơ được cùng gia đình đi du lịch khắp Việt Nam lại nhen nhóm trong anh. Thế nhưng, vợ chồng anh một lần nữa gánh chịu nỗi đau khi nghe tin con trai mới sinh cũng bị xương thủy tinh. Ông bố trẻ rơi vào những tháng ngày trầm cảm, cộc cằn, phải tìm đến rượu để ngủ.
"Tôi từng cảm thấy có lỗi vì chồng là con trưởng mà không thể sinh cho anh ấy những đứa con khỏe mạnh. Nhưng anh chưa bao giờ trách móc tôi, còn luôn nhận lấy việc chở con đi học, chăm sóc con vì sợ tôi yếu, không ẵm được con", chị Tròn chia sẻ.
Ngày 2 lần đưa và đón đi học, anh Ngọc Anh đều phải bế 2 con ra xe, rồi bế lên lớp. Ảnh: Trọng Nghĩa.
Đầu làng ngõ xóm là những lời xì xầm, nói anh không biết thương con nên đẻ chúng ra. Gân trên trán gồ lên vì tức, nhưng anh chỉ biết im lặng. Không ai còn nhận ra chàng trai hay vui vẻ hát hò, gặp ai cũng chào hỏi khi xưa, thay vào đó là gương mặt buồn bã cho cô con gái cao chỉ tới hông của bạn, tay chân co rúm.
"Những lần thấy con gãy chân gãy tay, con đau một, bố đau trăm lần. Tôi hay than trách tại sao ông trời không bắt mình gánh hết đau đớn mà để con phải chịu khổ. Đau hơn là khi nghe người thân buông ra những câu kiểu như 'Ít đưa con ra đường thôi, người ta bàn tán chúng tôi ngại lắm'", anh Ngọc Anh chua xót nói.
Vân kể, nhiều đêm, cô thấy bố ngồi ở ghế suy tư, mệt mỏi trong căn nhà tối om, ám bụi. Thế nhưng sáng dậy, bố vẫn dịu dàng bế hai chị em đặt lên chiếc ghế đệm được buộc chặt vào xe máy, chở con đến trường. Từ cổng trường, anh lại bế con đến tận phòng học ở tầng 3. Đôi khi lỡ xóc con, người đàn ông cắn chặt răng đau xót, tay mỏi nhừ vẫn phải tỏ vẻ bình thản để con yên tâm.
Trong nhà anh Ngọc Anh, chiếc xe máy là tài sản đắt tiền nhất, anh muốn con luôn được an toàn khi đến trường. Ảnh: Trọng Nghĩa.
Một ngày 4 lượt, tổng cộng 40 km đi học là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Vân và bố mẹ. 12 năm qua, Vân chưa nghỉ buổi nào, em trai đang học lớp 7 của Vân cũng vậy.
"Bố rất ít cười, nhưng tất cả chỉ là bề ngoài thôi, thật ra bố rất thương cả nhà và luôn cứng rắn để con có chỗ dựa. Nhờ có bố mà em mới có thể vượt qua hành trình dài như vậy. Người ta có thể nói không hay về bố, nhưng bố luôn là người tuyệt vời nhất", Vân chia sẻ.
Mỗi tháng, cả hai vợ chồng thu nhập chưa tới 4 triệu đồng, từ việc lái xe không ổn định của anh, và quầy bán chuối chiên của chị. Trong bữa cơm chưa tới 30 nghìn đồng, cả nhà động viên nhau, nghĩ về một tương lai tươi sáng hơn. Có hôm, người vợ thủ thỉ nói chồng nên tìm một đứa con khác để nối dõi, anh Ngọc Anh ứa nước mắt, ôm vợ nói không cho phép bản thân làm vậy. Những năm gần đây, Vân đã ít bị gãy xương hơn, nhưng em trai vẫn còn phải chịu những cơn đau mỗi giây, mỗi phút.
Cậu con thứ 2, học lớp 7 cũng mắc căn bệnh giống hệt chị, mọi sinh hoạt đều nhờ hầu hết vào bố. Ảnh: Trọng Nghĩa.
"Học để cứu lấy cuộc đời mình, bố không đi cùng con đến hết cuộc đời được", là câu nói của bố mà Vân luôn tự dặn mình mỗi khi muốn bỏ cuộc vì những cơn đau. Tháng 5 vừa qua, Vân được đặc cách tốt nghiệp trung học loại giỏi (miễn thi), không khí trong nhà bớt nặng nề đi nhiều.
Ở nhà, mẹ hay tết tóc cho con gái và khâu lại quần áo cho bố, hai vợ chồng thường nghe nhạc bolero và nấu nướng cùng nhau. Anh Ngọc Anh vẫn đeo chiếc đồng hồ vợ tặng nhiều năm trước dù đã bị hỏng từ lâu, không dám bỏ tiền đi sửa.
Ước mơ học đại học của Vân tạm dang dở vì kinh tế gia đình eo hẹp, bố mẹ không thể theo con, chăm sóc từng ly từng tí. Ngày các bạn đi thi đại học, không chiếc xương nào của Vân bị gãy, nhưng cô nghe vỡ vụn trong lòng vì không giúp được gì cho cha mẹ, ngoài những tấm giấy khen.
Trọng Nghĩa
Theo VNE
Thi vào THPT ở Nhật có là một trận chiến khốc liệt? 'Hãy nói về một tin tức gần đây mà em quan tâm'. Đó là một câu hỏi hay gặp nhất trong kì thi vào cấp 3 dành cho học sinh Nhật Bản. Theo thống kê gần nhất, toàn nước Nhật hiện có 4.897 trường cấp 3, trong đó có 3.559 trường công lập, 1.323 trường tư lập và 15 trường quốc lập. Tuy...