Xuất hiện biến thể mới ở New York có thể làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19
Một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh chóng ở thành phố New York và mang một đột biến đáng lo ngại có thể làm suy yếu hiệu quả của vaccine.
Biến thể mới được gọi là B.1526 này lần đầu tiên xuất hiện trong các mẫu bệnh phẩm thu thập được ở thành phố New York vào tháng 11. Vào giữa tháng này, biến thể trên chiếm khoảng 1/4 trong số các bộ gen của virus SARS-CoV-2 từ dữ liệu được các nhà khoa học chia sẻ.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ở Brooklyn, New York. Ảnh: New York Times
Một nghiên cứu về biến thể mới này do các nhà khoa học ở Caltech chủ trì, đã được đăng tải trực tuyến hôm 23/2. Nhóm nghiên cứu còn lại là các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia cũng đã tiết lộ về phát hiện này mặc dù chưa công bố công khai.
Cả hai nghiên cứu trên đều chưa được các nhà khoa học khác xem xét cũng như chưa được xuất bản trên các tạp chí khoa học. Dù vậy, những kết quả nhất quán từ các nghiên cứu này đã cho thấy việc lan rộng của biến thể trên là sự thực, các chuyên gia cho hay.
“Đây không phải là một tin tốt nhưng việc biết về sự lan rộng của biến thể này là một điều tốt bởi sau đó chúng ta có thể làm điều gì đó”, Michel Nussenzweig, một nhà dịch tễ học tại Đại học Rockefeller, người không tham gia vào nghiên cứu trên, cho hay.
Video đang HOT
Bác sĩ Nussenzweig cho biết ông lo ngại về biến thể ở New York nhiều hơn biến thể đang lây lan nhanh chóng ở California. Hiện nay, biến thể mới ở Anh đang chiếm khoảng 2.000 ca Covid-19 tại 45 bang ở Mỹ. Biến thể này được cho là sẽ trở thành chủng virus SARS-CoV-2 vượt trội nhất ở Mỹ vào cuối tháng 3 tới.
Các nhà nghiên cứu đang thận trọng xem xét chất liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 để xem liệu virus này đang thay đổi như thế nào. Họ cũng xem xét bộ gen của virus được lấy từ một tỷ lệ nhỏ những người mắc bệnh để thống kê sự xuất hiện của các biến thể mới.
Các nhà nghiên cứu Caltech đã phát hiện ra sự gia tăng biến thể B.1.526 bằng cách xem xét các đột biến trong hàng trăm nghìn bộ gen của virus trong hệ thống dữ liệu được gọi là GISAID.
Anthony West, một nhà sinh học máy tính ở Caltech và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện 2 biến chủng của virus SARS-CoV-2 đang gia tăng gần đây, một biến chủng chứa đột biến E484K ở Nam Phi và Brazil, vốn được cho là làm giảm hiệu quả của vaccine và biến chủng kia chứa đột biến S477N, vốn làm tăng khả năng liên kết của virus với các tế bào của con người.
Vào giữa tháng 2, 2 biến chủng này chiếm khoảng 27% trong số các bộ gen của virus SARS-CoV-2 tại thành phố New York, bác sĩ West cho hay.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia thì có một hướng tiếp cận khác. Họ đã giải mã gen từ 1.142 mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân Covid-19 và phát hiện ra 12% bệnh nhân nhiễm biến thể chứa đột biến E484K.
Các nhà khoa học này cũng đã cảnh báo các nhà chức trách ở bang New York, thành phố New York và Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh về việc này. Bác sĩ David Ho, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu AIDS Aaron Diamond cho biết ông và các đồng nghiệp có kế hoạch giải mã bộ gen của virus SARS-CoV-2 từ khoảng 100 mẫu bệnh phẩm/ngày để xem xét sự gia tăng của các biến thể.
Các chuyên gia khác thì nói rằng sự xuất hiện đột ngột của các biến thể SARS-CoV-2 là điều thực sự đáng lo ngại.
“Với sự liên quan của E484K hoặc S477N, cùng với thực tế rằng khu vực New York đã đạt được sự miễn dịch tương đối ổn định sau làn sóng dịch bệnh mùa xuân, đây là việc rất cần phải xem xét”, Kristian Andersen, nhà virus học tại Viện Nghiên cứu Scripps tại San Diego cho hay.
Đột biến E484K đã xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, đem đến cho virus lợi thế đáng kể.
Đội ngũ của bác sĩ Ho cho biết hồi tháng 1 rằng các kháng thể đơn dòng do Eli Lily sản xuất và một trong các kháng thể đơn dòng trong hỗn hợp do Regeneron sản xuất kém hiệu quả trong việc đối phó với biến thể ở Nam Phi.
Một số nghiên cứu hiện cũng chỉ ra rằng vaccine bị giảm hiệu quả trong việc chống lại các biến thể chứa đột biến E484K so với chủng virus ban đầu.
Giữa lúc virus tiếp tục tiến hóa thì vaccine cần phải được “nâng cấp”, tuy nhiên ngay cả như vậy, những diễn biến này vẫn không phải mối lo ngại quá lớn so với việc không có vaccine, bác sĩ Read nhận định.
Chuyên gia dự báo khó đạt miễn dịch cộng đồng trong năm 2021
Việc triển khai các chương trình tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nhiều nước sẽ không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng cho toàn thế giới trong năm nay.
Người dân tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 10/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là nhận định được các chuyên gia y tế đưa ra ngày 11/1, viện dẫn sự hạn chế trong việc tiếp cận vaccine đối với các nước nghèo, sự hoài nghi của công chúng và khả năng biến đổi của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
"Chúng ta sẽ không thể nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường" là nhận định của ông Dale Fisher, Chủ tịch Mạng lưới phản ứng và cảnh báo về sự bùng phát toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông thừa nhận sự cần thiết phải hình thành miễn dịch cộng đồng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, song điều này sẽ không xảy ra trong năm 2021. Theo ông, một số quốc gia có thể đạt được miễn dịch cộng đồng song điều này cũng sẽ không tạo ra "sự bình thường", đặc biệt trong bối cảnh các nước đang áp đặt các kiểm soát biên giới.
Miễn dịch cộng đồng hình thành khi tỷ lệ lớn người trong cộng đồng đã trở nên miễn dịch với một bệnh, từ đó họ trở thành "lá chắn sống" bảo vệ những người chưa bị nhiễm và có thể ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh đó lây lan. Nhà dịch tễ học Pandu Riono thuộc Đại học Indonesia cho rằng sẽ rất nguy hiểm khi một số chính phủ phụ thuộc quá mức vào các loại vaccine phòng COVID-19 bởi điều này đồng nghĩa miễn dịch cộng đồng không thể đạt được trong ngắn hạn. Chủ quan cho rằng vaccine là giải pháp tốt nhất để kiểm soát đại dịch COVID-19, các nước có thể không còn tập trung vào công tác giám sát như xét nghiệm, truyền thông, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chống dịch, vốn đóng vai trò quan trọng bởi bản thân vaccine cũng cần thời gian để có thể tiếp cận với những đối tượng cần được tiêm chủng và phát huy hiệu quả phòng bệnh.
Thế giới đã ghi nhận hơn 90 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 1,9 triệu người tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này kể từ khi virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc vào tháng 12/2019. Một số quốc gia như Mỹ, Singapore, Anh và một số nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU)... đã bắt đầu triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó có vaccine của hai hãng dược Pfizer (Mỹ)-BioNTech (Đức) và vaccine của Đại học Oxford/AstraZeneca (Anh). Indonesia và Ấn Độ đã lên kế hoạch bắt đầu tiêm chủng đại trà vào cuối tuần này. Các nước giàu có hơn đang đứng đầu danh sách đặt hàng vaccine, khiến WHO cảnh báo các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận và mua vaccine phòng COVID-19. Việc một bộ phận người dân thiếu niềm tin vào vaccine cũng ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng, trong khi khả năng virus SARS-CoV-2 tiếp tục biến đổi đang là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Câu hỏi bỏ ngỏ với vaccine của Pfizer Đối với vaccine BNT162b2 của hãng Pfizer và BioNTech, giới khoa học tỏ ra lạc quan một cách thận trọng với câu hỏi "tác dụng bảo vệ con người đến mức nào". Giới khoa học đánh giá đây là niềm hy vọng trong cuộc đua phát triển vaccine, song cũng nhấn mạnh chưa thể khẳng định liệu vaccine từ Pfizer và các ứng...