Xuất hiện bằng chứng dẫn đến giả thuyết con người đã đi giày từ cách đây 150.000 năm
Bằng chứng cổ xưa có niên đại lên đến 150.000 năm về việc con người biết sử dụng giày nhận sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ.
Tính đến nay, đôi giày cổ nhất được tìm thấy ở châu Âu có niên đại 6.200 tuổi. Thế nhưng, trong một nghiên cứu mới của Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi, các chuyên gia đã đưa ra bằng chứng vể việc những đôi giày đầu tiên có thể đã được mang từ 75.000 – 150.000 năm trước, thậm chí là ở giữa thời kỳ đồ đá (thời kì kéo dài khoảng gần 3,4 triệu năm và kết thúc vào khoảng năm 8700 – 2000 trước Công nguyên).
Bằng chứng về giày dép cổ xưa đến từ những dấu vết hóa thạch trông giống như chúng được tạo ra từ giày – Ảnh minh họa.
Ở Nam Phi, người dân chỉ mới bắt đầu sản xuất giày dép từ khoảng 2.000 năm trước. Người ta thường nghĩ người dân nơi đây không phải tiếp xúc với thời tiết lạnh giá nên giày dép không quá cần thiết như những người sống xa Xích Đạo. Thế nhưng câu chuyện về sự xuất hiện của giày dép ở nơi này giờ đây phải được viết lại sau khi bằng chứng về chiếc giày có niên đại lên đến hàng trăm nghìn năm được phát hiện.
Video đang HOT
Người cổ đại có thể đã đi giày làm từ da động vật hoặc nguyên liệu thực vật – Ảnh minh họa
Theo đó, các nhà khảo cổ học đã phân tích một loạt dấu vết hóa thạch in sâu trên ba bề mặt đá cổ chạy dọc theo Bờ biển Cape của Nam Phi. Các dấu vết này giống như do một loại giày thời xa xưa tạo ra, một chuỗi dấu vệt giống hệt nhau nên không thể kết luận chúng là sự trùng hợp ngẫu nhiên được. Trong thông cáo báo chí của Đại học Witwatersrand, tiến sĩ Bernhard Zipfel có lý giải về sự xuất hiện của giày như sau: “Tất cả chúng tôi đều cho rằng con người có thói quen đi chân trần từ hàng chục nghìn năm trước. Tuy nhiên, ở bờ biển phía Nam của biển Cape vào thời điểm đó có những tảng đá rất sắc. Việc con người sử dụng giày dép để tự bảo vệ đôi chân của mình là điều hoàn toàn hợp lý. Vào một trăm ngàn năm trước, một vết thương ở chân của con người cũng có thể gây tử vong”.
Những đôi giày cổ xưa có thể là “tổ tiên” của dép xỏ ngón – Ảnh minh họa
Thông qua các kỹ thuật xác định niên đại địa chất, chuyên gia đã xác định độ tuổi của các dấu giày là từ 75.000 – 150.000 năm trước. Tuy nhiên đây chỉ là giả thuyết vì thiếu đi bằng chứng tuyệt đối (không có mẫu giày cổ nào còn sót lại có thể khớp hoàn toàn với những dấu giày đó). Bởi, giày dép thời xưa sẽ được làm từ những nguyên liệu như da, vỏ cây,… dễ dàng bị phân hủy. Dù các bằng chứng đưa ra chưa thuyết phục nhưng với các chuyên gia thì nghiên cứu này vẫn là một bước đột phá thực sự và họ sẽ tìm kiếm thêm bằng chứng để chứng minh cho giả thuyết của mình.
Tranh cãi về bằng chứng di cư tới Bắc Mỹ của loài người
Theo nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí khoa học Science ngày 5/10, các nhà khoa học cung cấp được các bằng chứng về sự xuất hiện của loài người tại châu Mỹ vào thời điểm sớm hơn các học thuyết được đưa ra trước đó.
Dấu chân người cổ đại được phát hiện tại Công viên quốc gia White Sands ở New Mexico, Mỹ. Ảnh: National Park Service
Kể từ khi phát hiện về các dấu chân hóa thạch của loài người cổ đại tại lưu vực Tularosa, gần rìa một hồ nước cổ ở Công viên quốc gia White Sands, New Mexico, Mỹ được công bố năm 2021, ngành khảo cổ học đã trải qua một cơn chấn động lớn. Theo phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ của hạt giống thực vật thủy sinh được bảo tồn bên trên và bên dưới hóa thạch vào thời điểm đó, các dấu chân được xác định có niên đại từ 21.000 đến 23.000 năm trước.
Mốc thời gian này trùng với thời điểm mà nhiều nhà khoa học cho rằng những tảng băng khổng lồ đã phong tỏa con người đi vào Bắc Mỹ, từ đó cho thấy con người có khả năng đã tới châu Mỹ còn sớm hơn rất nhiều so với ước tính trước đây là 13.000 năm tới 20.000 năm.
Tuy nhiên, mốc thời gian này bị nhiều chuyên gia đặt vào tầm nghi vấn do các loài thực vật thủy sinh như Ruppia cirrhosa được sử dụng trong nghiên cứu năm 2021 có thể thu carbon từ các nguyên tử hòa tan trong nước chứ không phải từ không khí. Điều này có thể dẫn đến việc xác định sai niên đại. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu công bố ngày 5/10 tiếp tục đưa ra thêm các dòng bằng chứng mới để hỗ trợ cho mốc thời gian di cư sớm.
Cụ thể, CNN cho biết các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ của phấn hoa từ các loại cây có lá kim thay vì hạt giống thực vật thủy sinh. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng một kỹ thuật xác định niên đại được gọi là phát quang kích thích quang học nhằm xác định thời điểm cuối cùng các hạt thạch anh trong trầm tích hóa thạch được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Phương pháp này cho thấy thạch anh có độ tuổi tối thiểu là 21.500 năm.
Tuy nhiên trong một bài bình luận được xuất bản cùng nghiên cứu trên, bà Bente Philippsen, phó giáo sư và chuyên gia xác định niên đại bằng carbon phóng xạ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, cho biết việc xác định tuổi của hạt phấn hoa là một "quá trình phức tạp đi kèm với nguy cơ ô nhiễm". Ngoài ra, bà cũng cho biết phương pháp xác định ngày tháng bắt nguồn từ sự phát quang có độ sai số đo lường lớn.
Bản thân ông Jeff Pigati, một nhà địa chất và đồng tác giả của nghiên cứu, cũng thừa nhận rằng: "Cộng đồng khảo cổ học nhận định độ chính xác trong việc xác định niên đại của chúng tôi không đủ để đưa ra tuyên bố chắc chắn rằng con người đã hiện diện ở Bắc Mỹ trong thời kỳ Cực đại băng hà cuối cùng".
Tuy nhiên, bà Bente Philippsen cho rằng những phát hiện của nghiên cứu mới nói chung "cho thấy rõ ràng" sự hiện diện của con người ở châu Mỹ vào khoảng thời gian Cực đại băng hà cuối cùng từ 19.000 đến 26.000 năm trước khi hai tảng băng khổng lồ bao phủ một phần ba phía bắc của Bắc Mỹ.
Nghiên cứu này giúp phần nào làm sáng tỏ câu chuyện vĩ đại về quá trình tiến hóa của loài người, nhưng vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được liệu con người đầu tiên đến bằng thuyền hay đi qua cầu đất liền từ châu Á. Bất chấp các tiến bộ đạt được trong việc xác định bằng chứng di truyền, các nhà khoa học cũng chưa thể xác nhận được liệu một hay nhiều quần thể người thực hiện cuộc di cư.
Việc xác định niên đại của các dấu chân vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng các nhà khảo cổ học. Ảnh: National Park Service
Phát hiện giày trẻ em hơn 2.000 năm tuổi còn nguyên dây buộc Một chiếc giày trẻ em còn nguyên dây buộc có niên đại hơn 2.000 năm đã được khai quật ở Áo. Theo Bảo tàng Nghiên cứu Tài nguyên Địa chất Leibniz thuộc Bảo tàng Khai thác mỏ Đức Bochum (DBM), thiết kế của chiếc giày da, có kích thước gần tương ứng với cỡ EU 30 (US 12), cho thấy nó có thể...