Xuân Trường, Nam Định: Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Ngoài công tác giảng dạy kiến thức văn hóa, năm học 2020-2021, Phòng GD&ĐT huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các trường chú trọng đến việc trang bị kỹ năng sống nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện.
Từ thực trạng học sinh Việt Nam thừa kiến thức nhưng thiếu hụt kỹ năng sống, những năm qua Phòng GD&ĐT huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã phối hợp với các Trung tâm giáo dục kỹ năng sống triển khai chương trình đào tạo nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện.
Cụ thể, năm học 2020-2021, hầu hết các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Xuân Trường đã đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy cho các em học sinh. Điều này khiến các phụ huynh rất vui mừng và yên tâm vì con em họ được trang bị thêm nhiều kiến thức cuộc sống giúp các em có thêm nhiều kỹ năng cần thiết.
Trao đổi với PV Báo GD&TĐ, ông Đặng Đức Trường – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Xuân Trường, cho biết: “Những năm học trước các nhà trường lồng ghép kiến thức kỹ năng sống thông qua các tiết học. Tuy nhiên, năm học 2020-2021, ngoài việc lồng ghép dạy kết hợp trong các môn học tại trường, các trường đã hợp tác với một số Trung tâm giáo dục kỹ năng sống để dạy chuyên sâu cho các em học sinh về kiến thức kỹ năng sống”.
Cũng theo ông Trường, có những trường 100% phụ đăng ký cho con em tham gia. Nhưng cũng có những trường hiện đang áp dụng thử nghiệm cho học sinh khối lớp đầu cấp.
Được biết, mỗi tuần học sinh THCS sẽ được học một tiết kỹ năng sống, riêng học sinh tiểu học sẽ được học vào cả buổi chiều thứ 6.
Chia sẻ với PV Báo GD&TĐ, giáo viên và học sinh Trường TH Xuân Hồng, huyện Xuân Trường bày tỏ niềm vui, hóa hức khi được học kỹ năng sống.
Trò chuyện với PV, giáo viên Trường Tiểu học Xuân Hồng, huyện Xuân Trường vui vẻ cho biết: “Học sinh hồ hởi trong mỗi tiết học kỹ năng sống. Trong mỗi tiết học chúng tôi sẽ dạy theo nội dung chương trình do các Trung tâm giáo dục kỹ năng sống cung cấp, đối với mỗi lớp học sẽ có các chương trình học kỹ năng sống khác nhau”.
Tại các buổi học này, học sinh sẽ được dạy về các kỹ năng trong cuộc sống, như: kỹ năng phòng chống cháy nổ; kỹ năng phòng vệ khi có người lạ tiếp xúc; kỹ năng ứng xử với người thân, người lớn tuổi, bạn bè. Đối với các em học sinh THCS, các giáo viên còn phải giáo dục cho các em về kỹ năng tiếp xúc mạng xã hội, mạng internet…
Em Đỗ Phạm Nguyệt Hà – Lớp 8A3 Trường THCS Xuân Trường, chiA sẻ về những kiến thức tiếp nhận được sau những tiết học kỹ năng sống.
Video đang HOT
Chia sẻ với PV, em Đỗ Phạm Nguyệt Hà – Lớp 8A3 Trường THCS Xuân Trường, cho biết: “Môn học giáo dục kỹ năng sống là môn học chúng em rất yêu thích. Thông qua các tiết học này chúng em học được nhiều kỹ năng hơn trong cuộc sống, ví dụ như: cách sử dụng điện thoại di động hiệu quả, cách phân biệt thông tin tốt và xấu trên mạng internet. Quan trọng hơn, sau khi học kỹ năng sống giúp chúng em tránh xa bạo lực học đường, bạo lực ngôn ngữ giữa trong trường học và cuộc sống”.
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS trong trường học, cụ thể:
Tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Giáo dục năm 2019 quy định cụ thể nội dung xây dựng môi trường giáo dục an toàn và mối quan hệ gia đình – nhà trường – xã hội.
Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện: Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020″; Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020;
Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025; Chỉ thị về “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, sinh viên” (Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/12/2019). Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định, văn bản chỉ đạo để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; hướng dẫn tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục và đào tạo; hướng dẫn nhiệm vụ năm học hằng năm đều chỉ đạo tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS.
Trường học sử dụng nhóm zalo, viber tuyên truyền phòng chống rét
Đa dạng hoá giờ sinh hoạt cuối tuần, đầu tuần, tổ chức cho học sinh tìm hiểu về cách phòng chống rét là hoạt động được các trường học tại Thái Bình đặc biệt chú trọng trong đợt rét này.
Cô trò Trường mầm non Thái Thượng (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ học.
Tại Trường Tiểu học-THCS An Vũ (Quỳnh Phụ, Thái Bình), những ngày gần đây, giờ sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần có thêm nhiều hoạt động mới: tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu về cách phòng chống rét, thi hiểu biết về phòng chống bệnh mùa đông, thi "Em là nhân viên y tế nhỏ tuổi"...
Không còn báo cáo, nhận xét khô khan, đơn điệu, tiết sinh hoạt thực sự trở thành một hoạt động tập thể được học sinh tham gia hào hứng. Vừa chơi, vừa học, kiến thức về phòng chống rét vì thế được "ngấm" một cách rất tự nhiên, hiệu quả.
Phát huy việc sử dụng nhóm zalo, viber trong tuyên truyền phòng chống rét.
"Học sinh có kiến thức, kỹ năng về nội dung này sẽ không chỉ giúp mình mà còn giúp người khác phòng chống bệnh". Chia sẻ điều này, cô Hiệu trưởng Mai Thị Bích Nguyện cho biết: Giáo dục học sinh có kỹ năng sống là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Các biện pháp của trường, sự nhắc nhở của giáo viên đến học sinh là quan trọng, nhưng việc để các em tự ý thức với sức khỏe của mình cũng quan trọng không kém.
Do đó, các lớp đều có góc tuyên truyền các biện pháp phòng chống rét và các bệnh dễ mắc trong mùa đông cho học sinh. Việc tuyên truyền phòng chống rét, bảo vệ sức khoẻ còn được thực hiện thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh của xã, trong chương trình phát thanh măng non của Đội, các giờ chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần...
Nội dung phòng chống rét, bảo đảm sức khỏe học sinh được Trường Tiểu học-THCS An Vũ tổ chức cho học sinh trong các buổi sinh hoạt đầu tuần.
Bên cạnh tăng cường giáo dục kỹ năng sống, ngay từ đầu mùa đông, Trường Tiểu học-THCS An Vũ đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống rét để giữ ấm cho học sinh.
Trong đó, rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất, bảo đảm đầy đủ hệ thống cửa chắn gió, điện chiếu sáng. Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết để có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giữ ấm cho hoc sinh, duy trì tốt nền nếp học tập và sĩ số học sinh đến lớp. Phối kết hợp y tế xã tăng cường khám sức khoẻ định kì cho hoc sinh. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên liên lạc phụ huynh, nắm bắt lịch học tập của trường. Ngày rét đậm, học sinh không phải mặc đồng phục mà chỉ cần mặc gọn gàng, đủ ấm bảo đảm sức khoẻ...
Trẻ Trường mầm non Thái Thượng (Thái Thụy, Thái Bình) được chuẩn bị nệm, chăn ấm trong giờ ngủ trưa.
Các trường học trên địa bàn huyện Thái Thụy, Thái Bình cũng tập trung nhiều giải pháp bảo đảm sức khỏe học sinh mùa rét.
Tại Trường mầm non Thái Thượng (Thái Thụy, Thái Bình), giáo viên cũng tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, nhất là cách phòng tránh rét cho các trẻ. Công tác truyền thông, phối hợp với gia đình được nhà trường chú trọng, giúp công tác chăm sóc sức khỏe trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
Chia sẻ của cô Giang Thị Hải An, Hiệu trưởng Trường mầm non Thái Thượng, ngay từ những ngày đầu mùa đông, trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường, trường đã chủ động triển hai các biện pháp phòng chống rét kịp thời để giữ ấm cho trẻ, bảo đẩm các lớp học đều trải thảm xốp, chăn đệm ấm; trang bị bình ủ nước nóng, bảo đảm nước ấm về mùa đông.
Tất cả các lớp học của trường đều có hệ thống cửa kính nên phòng học ấm áp. Bữa ăn những ngày rét được nhà trường quan tâm hơn với các món ăn luôn thay đổi, cải thiện theo ngày, điều chỉnh khẩu phần ăn, tăng cường lượng đạm, thức ăn khi ăn luôn bảo đảm vẫn đủ độ nóng.
Trường chuẩn bị chu đáo giúp học sinh chống rét.
"Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để tuyên truyền tới cha mẹ học sinh, đồng thời có biện pháp chủ động phòng chống. Theo dõi bản tin thời sự địa phương lúc 20h10 ngày hôm trước để thông tin ngay trong nhóm zalo của lớp về tình hình đi học của trẻ ngày hôm sau.
Trong trường hợp học sinh không nghỉ học, nhà trường cũng chủ động điều chỉnh thời gian đón muộn hơn trong những ngày rét đậm, rét hại để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ. Việc tổ chức hoạt động ngoài trời của trẻ cũng phù hợp với điều kiện thực tế, nếu trời quá lạnh không cho trẻ ra sân mà chỉ hoạt động nhẹ nhàng trong lớp.
Nếu nhiệt độ giảm dưới 10độC, nhà trường sẽ cho các con nghỉ học và phát huy việc sử dụng nhóm zalo; dạy video, zoom (đã được triển khai trong dịp cách ly Covid-19). Việc dạy video sẽ giúp phụ huynh quản lý trẻ tại nhà đồng thời các con vẫn nắm được nội dung kiến thức." - cô Giang Thị Hải An cho hay.
Không chỉ riêng Trường mầm non Thái Thượng, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Thái Thụy cũng triển khai tốt các hoạt động này. Theo Trưởng phòng GD&ĐT Thái Thụy, ông Đỗ Trường Sơn, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo cụ thể đến các nhà trường và các trường đều triển khai nghiêm túc với nhiều biện pháp cụ thể. "Các trường thực hiện che chắn gió, 100% trường có thảm trải nền cho trẻ mầm non, có dép đi riêng trong phòng học..." - ông Đỗ Trường Sơn chia sẻ.
Cô trò Trường mầm non Thái Thượng (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ học.
Liên quan đến nội dung này, Sở GD&ĐT Thái Bình đã có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến của gió mùa Đông Bắc, rét đậm, rét hại; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến diễn biến thời tiết cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh chủ động phòng, chống rủi ro do rét đậm, rét hại.
Đồng thời, tập trung triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện tốt công tác phòng chống rét đậm, rét hại và giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản do thời tiết cực đoan gây ra.
Sở GD&ĐT Thái Bình lưu ý các trường theo dõi bản tin thời tiết trên Đài Phát thanh và Truyền hành Thái Bình vào lúc 20h10 ngày hôm trước để quyết định việc cho học sinh nghỉ học ngày hôm sau.
Cụ thể, với học sinh mầm non và tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 100C; học sinh cấp THCS nghỉ học khi nhiệt độ dưới 70C.
Thông tin cụ thể việc nghỉ học của học sinh tới tất cả giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh; yêu cầu giáo viên chủ động phối hợp với phụ huynh trong việc quản lý và hướng dẫn học sinh học tập tại nhà.
Không để trung tâm ngoại ngữ, kỹ năng sống hoạt động không phép Ngày 12.1, UBND TP.HCM đã có yêu cầu đối với Sở GD-ĐT TP.HCM, UBND 24 quận, huyện về tăng cường quản lý hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, cơ sở giáo dục ngoài công lập. Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố những trung tâm ngoai ngữ chưa được cấp phép hoạt động giáo dục - BÍCH THANH Theo đó, nhằm đảm bảo...