Xử lý sao khi không xác minh được tính hợp pháp của văn bằng?
Hiện nay, vấn đề những người bằng dỏm, học dỏm… vẫn “chui” vào được các cơ quan công quyền để trở thành ông này, bà kia đang gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Tuy nhiên, việc truy nguyên để xử lý sẽ có phần dễ dàng hơn nếu các cơ sở đào tạo cấp bằng vẫn còn hiện hữu. Còn đối với những đơn vị đã giải thể, không truy được địa chỉ làm sao có thể xác minh tính hợp pháp của văn bằng mà đơn vị đã cấp? Đây cũng là một trong những bài toán khiến TP HCM đau đầu, chưa có lời giải.
Một buổi thi tuyển công chức ở TP HCM
Theo Sở Nội vụ, thời gian qua, TP HCM chấp hành nghiêm các qui định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý, nâng ngạch công chức, viên chức. Theo đó, sau khi nhận đủ hồ sơ dự tuyển của người trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức có trách nhiệm thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyển nhằm bảo đảm chính xác theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn thành việc xác minh, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức ra quyết định tuyển dụng người trúng tuyển. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có phát sinh vướng mắc như cơ sở đào tạo giải thể, không tìm được địa chỉ.
Liên quan đến việc này, TP HCM cũng đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhận được phúc đáp tại Công văn số 1671 (ngày 13/11/2017) của Cục Quản lý chất lượng về việc xác minh văn bằng, chứng chỉ của thí sinh trúng tuyển viên chức như sau: Cơ quan chịu trách nhiệm xác định, trả lời về tính hợp pháp của văn bằng, chứng chỉ được cấp bởi cơ sở giáo dục đã bị chia tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể là cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản hồ sơ trên quyết định chia tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể hoặc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chia tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục.
Trong trường hợp cơ quan tuyển dụng không thể liên hệ được với cơ sở giáo dục đã cấp văn bằng, chứng chỉ thì người có văn bằng, chứng chỉ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về cơ sở đã cấp văn bằng, chứng chỉ và phối hợp với cơ quan tuyển dụng để xác minh tính hợp pháp của văn bằng, chứng chỉ đó.
Thế nhưng, theo Sở Nội vụ TP HCM, thực tế là cơ quan tuyển dụng và người được tuyển dụng đều không biết cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ hoặc cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định chia tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục hoặc cơ sở thay đổi địa điểm nên không có thông tin để có đề nghị xác minh theo quy định.
Do đó, hiện tại, TP HCM có nhiều trường hợp trúng tuyển nhưng chưa thể ra quyết định tuyển dụng, đặc biệt là số lượng người trúng tuyển vào ngành giáo dục và y tế rất nhiều, nhưng không thể xác minh được văn bằng, chứng chỉ.
Video đang HOT
Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, mới đây, Sở Nội vụ TP HCM đã có văn bản gửi Bộ Nội vụ kiến nghị hướng dẫn cách thức xử lý khi chưa thể xác minh được tính hợp pháp của văn bằng. Trước mắt, Sở Nội vụ TP HCM kiến nghị Bộ Nội vụ chấp thuận giải quyết theo hướng: Nếu không xác minh được văn bằng, chứng chỉ thì cho phép thí sinh nộp bổ sung văn bản, chứng chỉ mới phù hợp với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp và xác minh theo quy định để bổ sung vào hồ sơ tuyển dụng công chức, viên chức…
Đạt Tiến
Theo baophapluat
Lương thấp, thầy giáo phải đi câu cá... cải thiện bữa ăn!
Đồng lương thấp không đủ trang trải cuộc sống, nhiều giáo viên đã phải tìm cách khắc phục bằng việc làm thêm nghề khác, thậm chí có thầy giáo phải đi câu cá để cải thiện bữa ăn gia đình.
LTS: Hướng tới đề án chính sách cải cách tiền lương từ năm 2021, nhóm PV Infonet đã gặp nhiều đối tượng công chức, viên chức ở các địa bàn khác nhau để tìm hiểu về thực trạng mức lương mà họ đang nhận có đáp ứng cơ bản các nhu cầu cuộc sống hay không.
Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài về thực trạng lương công chức, viên chức hiện nay!
Lương thấp làm mình "hèn" đi từ lúc nào không hay
Sau 18 năm đi làm, cô giáo Nguyễn Thị Hằng (giáo viên một trường THCS Quận Hà Đông, Hà Nội) mỗi tháng nhận 7,3 triệu đồng gồm lương và phụ cấp thâm niên nghề giáo.
Cô Hằng bảo, nói ra thì "xấu hổ" nhưng sự thực là suốt chừng ấy năm cô phải "sống nhờ chồng". Bạn của cô hầu hết sống cảnh "tầm gửi" như thế. Ai may mắn hơn thì nhờ gia đình. Số ít bạn cô dạy các môn chính (Toán, Văn, Tiếng Anh) dư dả hơn đôi chút từ việc dạy thêm.
"Tôi còn may mắn vì ra trường thi công chức đỗ ngay, lại được nâng lương trước thời hạn một lần mới có được mức lương ấy. Nhiều bạn ra trường cùng đến giờ vẫn chưa vào được biên chế, chấp nhận ăn lương hợp đồng. Thấp lắm! Nhiều bạn bắt buộc phải chuyển sang thi ngạch khác như thư viện, thiết bị, hoặc đoàn đội chỉ để được vào biên chế dù mức lương cũng không cao hơn là mấy khi dạy hợp đồng", cô Hằng nói.
Trong khi đó, những năm gần đây, ngành giáo dục liên tục đưa ra những "đổi mới", áp lực chất lên đôi vai người thầy giáo. Hằng rơm rớm nước mắt nói "gia đình tan vỡ" cũng do cô một phần.
"Thu nhập thấp, sống dựa mãi vào chồng cũng làm mình "hèn" đi lúc nào không hay. Dù dạy môn phụ nhưng vẫn cứ phải đảm bảo đủ giờ nên đi sớm, về muộn thường xuyên. Việc gia đình gần như làm cho xong. Riết rồi ông ấy có bồ", Hằng trùng lại.
Im lặng hồi lâu, cô giáo môn sinh học tiếp tục kể về những nhọc nhằn cơm áo thường ngày. "Với 7,3 triệu đồng/tháng tôi phải chi tiền ăn cho mấy mẹ con hết 5,5 triệu, tiền học cho con 1 triệu, tiền xăng xe 400 nghìn đồng. Chỉ dư ra vỏn vẹn 400 nghìn đồng. Tháng nào phải chi tiền "khóc", tiền "cười" nhiều thì các con phải bớt ăn", Hằng cho biết.
Thương các con không được đi học thêm như các bạn, lo sợ tương lai chưa biết sẽ như thế nào, Hằng quyết định đi làm thêm. Cô nhận tất cả mọi việc có thể từ dạy gia sư 150 nghìn đồng/ buổi đến đi bán hàng, phụ việc... "Gần 20 năm đi làm, đến giờ tôi không tiết kiệm được đồng nào. Các con ngày một lớn. Thôi thì phải cố thôi", Hằng tâm sự.
Rồi Hằng buột miệng nói "giá như bọn em sống được bằng lương. Giá như lương giáo viên được nâng lên. Ôi giá như...".
Lương thấp, thầy giáo phải đi câu cá
Cô Hà (Ba Vì, Hà Nội) lại trong một tình cảnh khác. Tốt nghiệp Cao đằng sư phạm Hà Tây chuyên ngành ngữ văn năm 1995. Cô xin được vào dạy hợp đồng không lương tại một trường ở thị xã Sơn Tây. Năm 1997, cô được ký hợp đồng hưởng lương 85% bậc 1 hệ số 1,78.
Lương thấp, giáo viên tìm đủ nghề để trang trải cuộc sống (ảnh minh họa)
Nhớ về những ngày đầu tiên đi làm, cô Hà không nghĩ mình có thời thanh xuân ảm đạm nhường ấy. "Dạy học thì không lương, phải đi thuê trọ. Bố mẹ đã nuôi suốt 3 năm học cao đẳng, rồi lại nuôi tiếp thêm 2 năm nữa. Mà nhà thì đâu có khá giả gì, dưới tôi lúc ấy vẫn còn hai em đang đi học. Vì thế cứ cuối tuần tôi lại đạp xe 30km về tranh thủ làm ruộng cùng với mẹ. Rồi lại xin mẹ mớ rau, ít gạo, lạc, bìa đậu. Ròng rã 2 năm trời, bữa ăn triền miên rau và đậu phụ", cô Hà nhớ lại.
Dù sau này cô được vào biên chế nhưng mức lương của một giáo viên phải đi thuê nhà cũng chỉ tằn tiện nuôi đủ bản thân và phụ giúp một phần bố mẹ nuôi hai em ăn học. 10 năm sau ra trường, cô mới dám lập gia đình. Chồng cô là giáo viên dạy thể dục cùng trường.
"Vừa cưới về, bố mẹ chồng đã "hồi môn" cho sổ nợ vay ngân hàng. Chúng tôi đành phải dành lương của một người để trả hàng tháng. Hai vợ chồng cùng bố mẹ chồng chỉ tiêu trong đúng 500.000 đồng mỗi tháng.
Không có ruộng vườn, cũng không dạy thêm được, chồng tôi đành đi câu cá. Ngày nào cũng như ngày nào, ngoài giờ lên lớp anh ấy lại lặn lội ao chuôm bất kể mưa nắng. Khi được con cá, lúc mớ tép riu. Thôi thì cũng là để cải thiện bữa ăn hàng ngày", cô Hà chia sẻ.
Làm mãi một việc cũng nhàm, ăn mãi một thứ cũng đến lúc ngán. Bữa cơm nhà cô Hà suốt ngày chỉ độc món cá. Hết cá luộc đến cá hấp, hết rán rồi đến kho. Bữa ăn toàn cá, triền miên tháng này qua tháng khác. "Đến khi tôi nghén đứa đầu tiên thì thật kinh khủng. Cứ nhìn thấy anh ấy về đến nhà là nôn. Khắp người anh ấy mùi tanh xộc lên. Kinh khủng! Nhưng không ăn cá... biết ăn gì? Đành bịt mũi mà ăn. Nôn xong lại ăn tiếp" - cô Hà kể.
Việc kiếm thêm của chồng cô Hà vẫn được duy trì cho mãi đến tận bây giờ, ngay cả khi cô đã có hai con.
Cô giáo môn Văn tâm sự: "Cuộc sống của chúng tôi giờ cũng đỡ vất vả hơn. 5 năm nay cả hai vợ chồng chuyển ra trường gần trung tâm thị xã, tôi dạy môn Văn nên cũng được tham gia bồi dưỡng học sinh tại trường. Mỗi tháng được thêm hơn triệu, bữa ăn của các con không chỉ toàn cá như hồi đầu nữa.
Tuy nhiên anh ấy vẫn duy trì việc làm thêm ấy. Không lên lớp ngày nào là đi câu. Hai đứa con cũng sợ ăn cá giống tôi. Bữa nào được ăn thịt, chúng nó vui ra mặt. Biết thế nhưng vẫn phải động viện các con...ăn cá cho thông minh. Thực ra là vì đó vẫn là nguồn thức ăn chính cho cả gia đình. Cũng tiết kiệm được kha khá tiền chợ mỗi ngày đấy".
Câu chuyện của chúng tôi ngắt quãng khi chồng cô Hà vừa từ trường trở về. Anh bảo "Nghề chọn mình rồi. Mong thì ai cũng mong sống được bằng lương. Nhưng chính sách thế rồi, đành chấp nhận. Mình chẳng so lên được thì thôi đành so với công nhân. Suy cho cùng thì mình vẫn còn sướng hơn họ là không bị sa thải khi đã ở tuổi xế chiều".
N. Huyền
Theo infonet
Tuyển dụng giáo viên nên theo cách như của quân đội Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ khi thảo luận về nội dung nhà giáo tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban thường vụ Quốc hội - chiều nay (21/2). Ảnh minh họa/internet Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, ngành GD Nghiên cứu về quy hoạch tuyển giáo viên và sử dụng giáo...