Xử lý nước nhiễm asen bằng vật liệu nano
Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất thành công thiết bị xử lý nước nhiễm asen bằng công nghệ nano phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng nông thôn.
Thiết bị của Việt Nam rất gọn nhẹ
Màng lọc nano đã được ứng dụng phổ biến để xử lý muối hòa tan và các chất ô nhiễm có kích thước nhỏ, làm mềm nước và xử lý nước thải. Màng lọc giữ vai trò như rào cản, ngăn chặn các hạt và vi sinh vật lớn hơn lỗ của màng lọc và loại bỏ có chọn lọc các chất ô nhiễm.
Đất sét attapulgite và zeolit trong tự nhiên còn được dùng trong các thiết bị lọc nano. Chúng có các lỗ kích thước nano mét (1/1 tỷ mét) và được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Một nghiên cứu sử dụng màng lọc đất sét attapulgite để lọc nước thải của một nhà máy ở Algeria cho thấy, loại màng này có thể lọc các chất hữu cơ trong nước thải để sản xuất nước uống an toàn. Ngoài ra, zeolit cũng được dùng để tách các chất hữu cơ độc hại từ nước và khử các ion kim loại nặng.
Thiết bị lọc nước của các nhà khoa học Việt Nam có đặc điểm gọn nhẹ dễ di chuyển, không cần sử dụng điện, hoá chất và không có nước thải.
Video đang HOT
Nguồn nước đầu vào cũng đa dạng (nước sông, hồ, giếng đào, nước lũ), tốc độ lọc tối đa 80 lít/giờ hoặc 120 lít/giờ, nước sau lọc có hàm lượng asen nhỏ hơn 0,01 mg/l, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước uống theo Quy chuẩn Việt Nam 01: 2009/BYT. Thiết bị của Viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam có giá chỉ bằng 50 – 70% sản phẩm cùng loại của Nhật Bản, Hàn Quốc…
Trên thế giới có các thành tựu lọc nước bằng công nghệ nano như: Hạt nano từ tính xử lý asen do Đại học Rice (Hoa Kỳ) sản xuất, Các hạt nano từ tính gồm các ion oxit lơ lửng trong nước liên kết với asen, sau đó loại bỏ bằng một nam châm.
Ấn Độ, Bangladesh và các nước đang phát triển khác có hàng nghìn trường hợp nhiễm độc asen mỗi năm là do các giếng nước bị ô nhiễm asen.
Màng lọc nano do Công ty Saehan (Hàn Quốc) sản xuất được sản xuất từ polyme có kích thước lỗ từ 0,1 -10 nano mét. Màng lọc nano được thử nghiệm xử lý nước uống ở Trung Quốc và khử mặn nước ở Iran đòi hỏi ít năng lượng hơn phương pháp thẩm thấu ngược.
Thiết bị lọc thông dụng do Công ty KX (Hoa Kỳ) sản xuất sử dụng lớp sợi nano được chế tạo từ các polyme, nhựa thông, gốm và các vật liệu khác để xử lý các chất ô nhiễm. Thiết bị được chế tạo dành riêng cho hộ gia đình trong cộng đồng ở các nước đang phát triển sử dụng. Các thiết bị lọc hiệu quả, dễ sử dụng và không cần phải bảo dưỡng.
Theo Chinhphu
Thành lập các trung tâm xuất sắc: "Trông người lại ngẫm đến ta"
Nhằm tạo ra các cơ sở nghiên cứu - đào tạo xuất sắc bên trong các trường đại học, thời gian gần đây nhiều nước trên thế giới đã đầu tư vào việc thành lập các trung tâm xuất sắc (Center of Excellence - COE) như Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil... Ở Việt Nam, tuy tiềm lực khoa học công nghệ còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng ta cũng đã hình thành một số đơn vị tiềm năng trở thành các COE nếu được đầu tư xứng đáng.
Ảnh: Kỹ sư thiết kế vi mạch của ICDREC
Kinh nghiệm từ các nước
COE được hiểu là tổ chức nghiên cứu và đào tạo về khoa học công nghệ (KHCN) đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, với nghĩa là tạo ra sản phẩm khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo trình độ cao theo các chuẩn mực quốc tế. Nói cách khác, trung tâm xuất sắc phải đứng ở tuyến đầu, đóng vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực mà nó hoạt động, xét ở tầm mức quốc tế.
Tế bào của COE là các nhóm nghiên cứu, gồm các cá nhân xuất sắc. Đó là nơi nhân tài tụ về làm việc và cống hiến. Do đó, một trong những đặc điểm tiên quyết của COE là con người xuất sắc, đặc biệt là lãnh đạo xuất sắc, vừa có năng lực chuyên môn, vừa có khả năng tổ chức, tạo dựng mối quan hệ, tìm kiếm kinh phí... COE thường tập trung vào một lĩnh vực mũi nhọn, với trang thiết bị hiện đại và hệ thống hỗ trợ mạnh.
Mỹ có thể coi là quốc gia đi tiên phong trong việc thành lập các trung tâm xuất sắc trong các trường đại học. Nổi tiếng nhất có Viện Richard E.Smalley (Đại học Rice), được thành lập năm 1993, có sứ mệnh dẫn đầu thế giới về nghiên cứu công nghệ nano. Sau 10 năm nhiệm vụ đó cơ bản được hoàn thành với các đề tài nghiên cứu liên quan đến công nghệ nano trong cơ thể sống, ống nano cacbon, nano trong nghiên cứu năng lượng... Có hai nhà khoa học của viện này nhận giải Nobel về hóa học năm 1996 là R.Smalley và R.Curi về công trình liên quan đến lồng cacbon C60. Năm 2005, viện này được tạp chí Small Time bầu là viện nghiên cứu đứng đầu về công nghệ nano. Bên cạnh đó, trường Đại học Rice cũng thành lập Trung tâm công nghệ nano cho sinh học và môi trường (CBEN) để ứng dụng những nghiên cứu trong công nghệ nano vào các ứng dụng sinh học và môi trường. Trung tâm này đã góp phần quan trọng thiết lập các công ty mới về công nghệ cao.
Tại châu Á, từ năm 2000 Nhật Bản đã khởi động chương trình xây dựng các COE cho thế kỷ 21 "Twenty First Century Centre of Excellence Programme". Chương trình này đã nâng được vị thế của một số trường đại học Nhật Bản đạt đẳng cấp quốc tế, đồng thời đã tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học tài năng, sáng tạo, là nguồn cán bộ đầu đàn cho Nhật Bản và cả quốc tế. Trung Quốc cũng đầu tư hàng tỷ USD nhằm mục tiêu xây dựng các COE để đưa các trường đại học của Trung Quốc trở thành các đại học nghiên cứu tầm cỡ quốc tế...
Đến thực tiễn Việt Nam
So với các nước phát triển, việc thành lập COE ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn về nhân lực xuất sắc ở trình độ thế giới, ngân quỹ dành cho khoa học thấp, chưa có ngành mũi nhọn ghi được dấu ấn trên thế giới... nhưng theo nhìn nhận của một số chuyên gia, Việt Nam đã có một số đơn vị tiềm năng để trở thành COE nếu được đầu tư xứng đáng như Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, Phòng thí nghiệm công nghệ Nano, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh...
Tiêu biểu là Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh được thành lập năm 2005 với sứ mạng làm hạt nhân trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo về thiết kế vi mạch. Đến nay, ICDREC đã trở thành trung tâm hàng đầu cả nước trong lĩnh vực công nghệ mới mẻ này. Từ chip SigmaK3 công nghệ 0,25um- chip vi xử lý đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 2008, đến nay hàng loạt chip đã được ICDREC thiết kế và chế tạo để đưa vào các sản phẩm công nghệ cao như chip VN8-01, chip SG-8V1, chip TH7150, chip VN16-32...
Số lõi IP (lõi IP là một thành phần tạo nên chip điện tử), đã được ICDREC đăng ký tham gia trên 2 sàn giao dịch quốc tế là Design& Reuse và Chip Estimate trị giá khoảng 34 triệu USD. Các sản phẩm của ICDREC đã được chuyển giao cho nhiều đơn vị ứng dụng với doanh thu ban đầu hàng chục tỷ đồng. Trên cơ sở các sản phẩm của mình, ICDREC hợp tác với các doanh nghiệp thành lập 2 công ty spin-off(có thể hiểu là các doanh nghiệp khoa học)...
Trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đặt mục tiêu, đến năm 2020, hình thành 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với KHCN, cùng những đổi mới mạnh mẽ từ Luật KHCN (sửa đổi), chúng ta có quyền hy vọng vào sự ra đời của các COE mang đẳng cấp quốc tế trong tương lai gần./.
Theo VEN
Hé lộ công nghệ "biến hình nano" Morph ấn tượng của Nokia Trang NokiaPowerUser mới đây đã cung cấp thông tin cho hay Nokia dự kiến sẽ bắt đầu phát hành mẫu đồng hồ thông minh đầu tiên trong quý 3 năm 2014. Theo đó, thiết bị này sẽ được cung cấp riêng rẽ với bộ phận thiết bị cầm tay đã bán cho Microsoft, và phù hợp với những tin đồn gần đây rằng...