Xử lý nhiều vi phạm thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Liên tiếp trong thời gian qua, Cục Quản lý thị trường phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai đã phát hiện nhiều vụ buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thuế qua các giao dịch thương mại điện tử…
Những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có những bước phát triển mạnh, góp phần tạo thuận lợi cho người dân, cũng như cơ hội phát triển thị trường cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, nền tảng này còn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, hạn chế khiến các đối tượng xấu lợi dụng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc trục lợi.
Lực lượng chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh trang sức thời trang đồ mỹ ký.
Ngày 21/9, Đội Quản lý thị trường số 1 và 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai phối hợp với Đội an ninh, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Lào Cai, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại đối với hộ kinh doanh Lồ Dìn Tỷ (ở đường Hợp Thành, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai). Quá trình kiểm tra, tổ công tác của các đơn vị phát hiện hộ kinh doanh của bà Lồ Dìn Tỷ kinh doanh trang sức thời trang (đồ mỹ ký) không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Video đang HOT
Tại thời điểm kiểm tra, Tổ công tác phát hiện hộ kinh doanh đang bày bán 3.870 sản phẩm trang sức thời trang gồm nhẫn, dây chuyền, lắc tay, hoa tai; trên sản phẩm không có thông tin hàng hóa, không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ, tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Tổng giá trị hàng hóa theo giá niêm yết là 359 triệu đồng. Lực lượng chức năng đã đề nghị cấp trên ra quyết định xử phạt chủ cửa hàng 52,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm…
Ngày 20/9, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai phối hợp với Đội An ninh, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Lào Cai tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh trang sức thời trang tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai. Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện bà Bùi Thị Ánh có hành vi vi phạm như không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa vi phạm gồm 1.960 chiếc trang sức mỹ ký, giá trị hàng hóa hơn 68,8 triệu đồng. Lực lượng chức năng xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ cửa hàng 25 triệu đồng và buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm.
Trước đó, ngày 17/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Hải Dương kiểm tra đối với hộ kinh doanh Làng H’Mông (TheMongvillage) tại phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa của ông Phạm Xuân Tuệ. Qua kiểm tra, hộ kinh doanh đã không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng. Lực lượng chức năng đã xử phạt hành chính chủ cơ sở 15 triệu đồng.
Tiếp đó, ngày 18/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an tỉnh Hải Dương kiểm tra đối với Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Đức Tuấn – khách sạn PISTACHIO tại đường Thác Bạc, phường Sa Pa (thị xã Sa Pa) do ông Nguyễn Khắc Chanh làm Giám đốc. Khách sạn PISTACHIO đã không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng. Cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính chủ khách sạn 30 triệu đồng.
Nói về những khó khăn trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, nhất là buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thuế qua các giao dịch thương mại điện tử, mua bán thuốc lá điện tử, đại diện Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lào Cai cho biết: Để đối phó với sự phát hiện của lực lượng chức năng, các đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh. Cụ thể, các đối tượng sử dụng công nghệ hiện đại thường xuyên theo dõi lịch trình vận chuyển, gửi hàng, thay đổi quy luật hoạt động; theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng; cất giấu hàng hóa tại nơi ở, trà trộn hàng cấm, hàng lậu, hàng giả với các loại hàng hóa khác để vận chuyển; khi bị phát hiện, bắt giữ thường không nhận là chủ sở hữu… gây rất nhiều khó khăn cho việc xác minh, xử lý vi phạm.
Trong khi đó, các cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, xác minh trong lĩnh vực thương mại điện tử phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu; phương tiện, kỹ thuật phục vụ đấu tranh, phát hiện vi phạm còn hạn chế. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Bên cạnh đó, địa chỉ, thông tin người dùng các trang mạng khi xác minh, một là không có hoặc ở nước ngoài, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.
Để tiếp tục tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường không gian mạng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến, thời gian qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai đã phối hợp với các đơn vị trên địa bàn tỉnh Lào Cai tăng cường công tác quản lý, kiểm soát vi phạm qua thương mại điện tử; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý và phát triển thương mại điện tử đến các tổ chức, cá nhân; phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội để kinh doanh hàng cấm, hàng giả… và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; phối hợp với các sàn thương mại điện tử kết nối, hỗ trợ các hợp tác xã, hội doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, tham gia hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Lào Cai
Khởi tố vụ án mua bán người lao động ra nước ngoài
Ngày 20/12, Đồn Biên phòng Trịnh Tường, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Mua bán người" xảy ra tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Quá trình điều tra xác định, đối tượng chủ mưu, cầm đầu trong đường dây mua bán người này là Tẩn Ông Cao (SN 1993, trú thôn Phìn Ngan, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát). Cao đã câu kết với Lý Láo San (SN 2000) và Lý A Hồng (SN 2003, cùng trú thôn Bản Lầu, xã Trịnh Tường) lừa, đưa 5 nạn nhân để nhận tiền và lợi ích vật chất khác.
Các nạn nhân, trong đó có S.A.L (trú tại thôn Ngải Thầu Thượng, xã A Lù, huyện Bát Xát) bị đánh đập trong 5 ngày; sau đó bị quay video gửi về gia đình đòi 450 triệu đồng tiền chuộc. Nhận thức được hành vi sai phạm, các đối tượng trên đã tự nguyện đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội của bản thân để mong được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Đồn Biên phòng Trịnh Tường lấy lời khai của đối tượng Lý A Hồng.
Theo lãnh đạo Đồn Biên phòng Trịnh Tường, thủ đoạn của các đối tượng trong đường dây rất tinh vi. Lợi dụng người lao động không biết đường đi và tính chất công việc, các đối tượng đã tổ chức đưa trái phép người lao động sang Lào và giao cho một nhóm người Trung Quốc đưa vào Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng, tại tỉnh Bokeo/Lào. Tại đây, các nạn nhân bị ép phải ký kết hợp đồng lao động có nhiều điều khoản bất lợi cho người lao động, ép sử dụng các ứng dụng game online để tiến hành các hoạt động lừa đảo trực tuyến và tìm kiếm dụ dỗ người chơi game online thu lợi bất chính cho các ông chủ người Trung Quốc.
Đồn Biên phòng Trịnh Tường lấy lời khai của đối tượng Lý Láo San.
Khi người lao động không muốn thực hiện công việc được giao, các đối tượng giam giữ, bỏ đói, đánh đập, khủng bố tinh thần bằng nhiều hình thức như quay video cảnh bị đánh đập, bỏ đói, ép nạn nhân gọi điện về gia đình để đòi tiền chuộc với lý do bồi thường hợp đồng, hoàn trả chi phí phương tiện...
Lái xe tải lên bờ sông biên giới để tập kết pháo 3h30 ngày 17/12, lực lượng phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Lào Cai chủ trì phối hợp với Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Bắc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đội kiểm soát Liên ngành chống buôn lậu tỉnh Lào Cai, Công an tỉnh Lào Cai và Công an thành...