Vạch trần ‘chiêu’ gian lận thuế: Cả trăm doanh nghiệp trung gian ‘biến mất’
Hoàn thuế xuất khẩu các mặt hàng sắn, gỗ, lâm sản có rủi ro cao về thuế, theo đánh giá của Tổng cục Thuế
Nhiều mặt hàng rủi ro cao
Qua rà soát các thông tin quản lý thuế, cơ quan thuế nhận thấy một số doanh nghiệp hoàn thuế xuất khẩu các mặt hàng sắn, gỗ, lâm sản có rủi ro cao về thuế. Theo đó, cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra, xác minh.
Thủ đoạn, hành vi của các đối tượng gian lận hoàn thuế chủ yếu xảy ra tại khâu trung gian mua bán hàng hóa
Đối với mặt hàng sắn và mặt hàng gỗ, lâm sản thì số thuế được hoàn phát sinh ở khâu trung gian (do khâu thu mua trực tiếp từ người dân trồng rừng chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng), tại khâu trung gian chủ yếu phát sinh các chi phí quản lý, chi phí logistic… Do đó, một số đối tượng đã lợi dụng cơ chế chính sách của nhà nước để gian lận, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện và xử lý đối với một số vụ việc lợi dụng để trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) như: Vụ án mua bán trái phép hóa đơn GTGT và trốn thuế xảy ra tại Phú Thọ; vụ việc vi phạm về hoàn thuế tại Ninh Bình và Vĩnh Phúc…
Tổng cục Thuế cũng điểm mặt một số hành vi gian lận điển hình được nhận diện.
Đó là các đối tượng lợi dụng chính sách thông thoáng trong quy định về thành lập doanh nghiệp để thành lập các doanh nghiệp không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh mà nhằm mục đích mua bán hóa đơn GTGT để trục lợi, gian lận tiền thuế. Theo đó, một số đối tượng đã thành lập ra chuỗi các doanh nghiệp (đứng tên đại diện pháp luật là họ hàng, người thân hoặc thuê người đại diện) để mua bán lòng vòng, sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hợp thức hóa đầu vào cho doanh nghiệp hoàn thuế.
Các đầu nậu lập bảng kê giả mạo thu mua gỗ trực tiếp từ người nông dân trồng trọt, chăn nuôi trực tiếp hoặc mua bán hóa đơn không hợp pháp để khấu trừ thuế, hợp thức cho hàng trôi nổi nhằm mục đích không phải kê khai, nộp thuế GTGT (5%) ở khâu trung gian thương mại.
Doanh nghiệp hoàn thuế GTGT sử dụng hóa đơn không hợp pháp (mua của các doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh) hoặc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, thay đổi trạng thái hoạt động liên tục tại nhiều địa phương khác nhau để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT.
“Thủ đoạn, hành vi của các đối tượng gian lận hoàn thuế chủ yếu xảy ra tại khâu trung gian mua bán hàng hóa”, Tổng cục Thuế cho biết.
Rà soát 120 doanh nghiệp thì có 110 DN trung gian “biến mất”
Theo Tổng cục Thuế, một số doanh nghiệp trong khâu trung gian có dấu hiệu rủi ro cao như sau khi xuất hóa đơn cho doanh nghiệp xuất khẩu (F1) thì tạm dừng kinh doanh hoặc bỏ trốn. Việc kê khai doanh thu và thuế giữa các doanh nghiệp trung gian không khớp đúng, doanh nghiệp bán (F2, F3,…) kê khai doanh thu nhỏ nhưng doanh nghiệp mua (F1) kê khai thuế GTGT đầu vào khấu trừ lớn. Việc thanh toán qua ngân hàng cũng có những dấu hiệu rủi ro như các giao dịch diễn ra trong cùng một ngày và cùng một người rút tiền.
Qua rà soát, thanh tra, kiểm tra hoàn thuế tại 120 doanh nghiệp thì phát hiện 110 doanh nghiệp trung gian bỏ địa điểm kinh doanh, ngừng hoạt động, chờ giải thể trong khâu trung gian. Những doanh nghiệp hoàn thuế đã sử dụng nguyên vật liệu đầu vào, sử dụng hóa đơn mua vào của các doanh nghiệp trung gian, các doanh nghiệp trung gian thì không kê khai thuế, không nộp thuế và không chứng minh được nguồn gốc của nguyên vật liệu cũng như hàng hóa mua vào, ngân sách chưa thu được thuế của các doanh nghiệp này, nhưng phải giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp hoàn thuế ở khâu sau.
“Đây là vấn đề áp lực đối với cơ quan thuế”, Tổng cục Thuế thừa nhận, “Việc xác định số tiền đủ điều kiện hoàn thuế phải dựa trên kết quả xác minh việc mua bán hàng hóa có thật hay không có thật dẫn đến việc giải quyết hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn”.
Điển hình là một số trường hợp hồ sơ đề nghị hoàn thuế tinh bột sắn, qua thông tin phối hợp từ cơ quan thuế nước ngoài về việc một số doanh nghiệp Việt Nam có giao dịch với doanh nghiệp nước ngoài mà các doanh nghiệp nước ngoài này không tồn tại trong cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế nước ngoài hoặc có tồn tại nhưng không thừa nhận có giao dịch với các doanh nghiệp Việt Nam.
Đây chính là một số hồ sơ đề nghị hoàn thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhằm chiếm đoạt tiền thuế từ ngân sách nhà nước, ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh, tuân thủ pháp luật thuế.
“Sau khi cơ quan thuế phát hiện một số dấu hiệu rủi ro nêu trên đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế, nhiều doanh nghiệp đã chủ động có văn bản gửi đến cơ quan thuế xin hủy hồ sơ đề nghị hoàn”, Tổng cục Thuế cho biết.
Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cục thuế địa phương tăng cường hơn nữa trong việc kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với những mặt hàng xuất khẩu có rủi ro cao, tập trung hướng dẫn cơ quan thuế các cấp về các tiêu chí nhận diện rủi ro trong hoàn thuế, khoanh vùng phạm vi cần xác minh đối với các doanh nghiệp trung gian, hướng dẫn nghiệp vụ xác minh, kiểm tra hoàn thuế GTGT, tuy nhiên cũng cần kịp thời giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT của người nộp thuế theo đúng quy định và quy trình quản lý thuế.
Mâu thuẫn vì đánh bạc gian lận, bắt người, đánh đập và cướp iPhone
Trong lúc đánh bạc, nhóm Thắng phát hiện nhóm Thi làm dấu trên lá bài để gian lận, nên bắt Thi đến sân vận động Hòa Xuân để đánh đập và cướp điện thoại iPhone 13.
Ngày 21.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) ra kết luận điều tra, chuyển Viện KSND Q.Cẩm Lệ đề nghị truy tố 17 bị can vụ đánh bạc, bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản.
Trong đó, 10 bị can bị đề nghị truy tố tội đánh bạc gồm: Bùi Khắc Thắng (22 tuổi, ngụ H.Chư Sê, Gia Lai), Trần Thị Thuận (21 tuổi, ngụ H.Thăng Bình), Ngô Anh Toàn (26 tuổi), Đinh Tấn Bi (19 tuổi), Nguyễn Thị Thanh Huyền, Võ Anh Thi (cùng 22 tuổi, cùng ngụ H.Núi Thành, Quảng Nam), Lê Thị Thanh Thảo (33 tuổi, ngụ P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ), Võ Đình Lâm (19 tuổi, ngụ H.Tuy An, Phú Yên), Lê Đức Duẩn (21 tuổi, ngụ H.Gio Linh, Quảng Trị) và Phan Hồng Thái (20 tuổi, ngụ TX.Hoài Nhơn, Bình Định).
Võ Anh Thi gian lận đánh bạc, bị truy tố về tội đánh bạc. Ảnh NGUYỄN TÚ
Thắng, Lâm, Duẩn, Huyền, Thuận, Thái cùng Trần Lưu Thiện Phước (19 tuổi, ngụ P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), Huỳnh Thanh An (22 tuổi, ngụ TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Phan Đức Thanh, Trần Ngọc Quí (cùng 20 tuổi, cùng ngụ H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), Huỳnh Lê Nam Tiến (19 tuổi, ngụ H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), Nguyễn Thanh Tân (26 tuổi, ngụ P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ) và Lê Tấn Hậu (23 tuổi, ngụ H.Quế Sơn, Quảng Nam) bị đề nghị truy tố về tội bắt giữ người trái pháp luật.
Riêng các bị can Nguyễn Thanh Tân và Lê Tấn Hậu bị đề nghị truy tố thêm tội cướp tài sản.
Theo kết luận điều tra, tối 9.3, Bùi Khắc Thắng, Võ Đình Lâm, Trần Lưu Thiện Phước, Huỳnh Thanh An, Lê Đức Duẩn, Phan Đức Thanh, Phan Hồng Thái, Huỳnh Lê Nam Tiến, Trần Thị Thuận, Trần Ngọc Quí, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Võ Anh Thi và 2 người bạn uống cà phê tại quán Big Bon (đường Huy Cận, P.Khuê Trung) của Lê Thị Thanh Thảo.
Từ trái qua, từ trên xuống: Thắng, An, Duẩn, Tân, Thiện và Lâm. Ảnh NGUYỄN TÚ
Bùi Khắc Thắng rủ Võ Anh Thi, Ngô Anh Toàn, Đinh Tấn Bi... đến quán cà phê đánh bạc, nhóm Thi ăn tiền của nhóm Thắng số tiền 8,2 triệu đồng.
Đến khuya, Huỳnh Lê Nam Tiến, Trần Lưu Thiện Phước và Nguyễn Thị Thanh Huyền thấy các lá bài có dấu hiệu bất thường nên dùng đèn pin trên điện thoại kiểm tra thì phát hiện có ký hiệu.
Cho rằng nhóm Toàn, Thi, Bi, Quang làm dấu bài để gian lận nên Tiến, Phước xông đến đập bộ bài xuống bàn, đánh 4 người nhóm này. Thắng cầm 1 con dao, đưa 1 con dao cho Tiến rồi cả hai xông vào đâm chém nhóm của Thi nhưng nhóm Thi đánh trả, bỏ chạy. Riêng Thi bị Phước bắt được, nhóm Thắng tịch thu điện thoại iPhone 13, iPhone 6, 1 túi xách rồi áp giải Thi đi đến khu vực sân vận động Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ).
Huyền, Thắng yêu cầu Thi trả lại tiền thắng bạc. Lê Tấn Hậu nghe tin Thi bị bắt, nhớ lại chuyện Thi từng đánh bạc gian lận, thắng Hậu 13 triệu đồng, nên Hậu gọi điện nhờ Nguyễn Thanh Tân đi đòi tiền.
Tại sân vận động Hòa Xuân, Thắng bàn giao Thi cho Hậu và Tân chở đến khu vực dốc Hòa Cầm rồi đe dọa, đánh đập, đòi lại tiền đánh bạc. Thi phải đưa Tân điện thoại iPhone 13 mới được thả về. Sáng 10.3, Tân mang iPhone 13 đi cầm được 11 triệu đồng, Tân lấy 6 triệu đồng, chia cho Thắng 5 triệu đồng.
Xem nhanh 12h ngày 21.10: Thời sự toàn cảnh
Lập khống hàng trăm hồ sơ bệnh án, trục lợi bảo hiểm chục tỷ đồng Công an tỉnh Nghệ An vừa bóc gỡ đường dây lập khống hồ sơ bệnh án, bắt giữ 5 đối tượng. Bước đầu làm rõ, các đối tượng đã lập khống hàng trăm bộ hồ sơ bệnh án để chiếm đoạt tiền bảo hiểm nhân thọ và trục lợi bảo hiểm y tế với tổng số tiền rất lớn, khoảng 10 tỷ đồng......