Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu, thu ngoài học phí
Đó là một trong những nội dung được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) nêu lên đối với việc thực hiện chỉ đạo điều hành giá và thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo trong năm học 2019-2020.
Bộ này cũng yêu cầu việc điều chỉnh học phí cần lưu ý tính toán và có phương án về thời điểm điều chỉnh thu học phí cho phù hợp.
Bộ GDĐT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện chỉ đạo điều hành giá và thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo trong năm học 2019-2020.
Theo công văn của Bộ GDĐT, thực hiện chỉ đạo tại Thông báo số 226/TB-VPCP ngày 4/7/2019 của Văn phòng Chính phủ; để chuẩn bị cho năm học mới 2019-2020, Bộ GDĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục thực hiện các nội dung được nêu tại công văn này.
Cụ thể, thực hiện nghiêm và đầy đủ các nội dung đã được nêu tại Công văn số 1052/BGDĐT-KHTC ngày 18/3/2019 của Bộ GDĐT về việc thực hiện chỉ đạo điều hành và thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong năm học 2019-2020, như: Vấn đề phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục, thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, đảm bảo các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính, thực hiện các khoản thu theo đúng quy định.
Tăng cường kiểm tra, rà soát và có biện pháp xử lý nghiêm đối với cá nhân là người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu, thu ngoài học phí, rà soát các điều kiện để đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thực hiện tuyên truyền tới phụ huynh, học sinh, các thầy cô giáo và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GDĐT về giá sách giáo khoa, vật tư giáo dục cũng như tăng giá đột biến các mặt hàng văn phòng phẩm khác… trước khi bước vào năm học mới.
Video đang HOT
Thu học phí tại một trường THPT
Bộ GDĐT cũng đề nghị một số địa phương khẩn trương gửi báo cáo về dự kiến thời điểm tăng giá dịch vụ giáo dục cụ thể cho các cấp học thuộc thành thị, nông thôn, các ngành đào tạo của năm học 2019-2020 theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ và các quy định hiện hành về Bộ GDĐT để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá.
Cũng theo Bộ GDĐT, căn cứ vào trần học phí năm học 2019-2020, đề nghị các địa phương khi quyết định việc điều chỉnh học phí cần lưu ý tính toán và có phương án về thời điểm điều chỉnh thu học phí cho phù hợp điều kiện kinh tế xã hội và dân sinh nhằm đảm bảo không cùng tăng học phí vào một thời điểm, nhất là vào đầu năm học mới để cùng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu đề ra.
P.V
Theo baovephapluat
Tăng cường giáo dục văn hóa cho học sinh THPT
Ngày 8/7, Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM) đã tổ chức chuyên đề góp ý xây dựng chương trình môn Giáo dục văn hóa cho học sinh THPT.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) trong chuyên đề Hào khí Việt Nam
Ý tưởng về môn học này do thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà khơi nguồn và nhận được phối hợp thực hiện của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM gồm các khoa: Ngữ văn, Giáo dục, Tâm lý học để cùng soạn thảo chương trình phù hợp và hỗ trợ về giảng viên giảng dạy.
Bộ môn nhằm mang đến cho học sinh những kiến thức về giá trị và những quy tắc của văn hóa truyền thống và hiện đại; thực tập xử lý những tình huống liên quan đến chuẩn mực văn hóa; có thể vận dụng đúng đắn và hiệu quả kiến thức về văn hóa truyền thống và hiện đại vào đời sống cá nhân và xã hội hiện nay.
Phụ huynh học sinh chia sẻ ý kiến tại chuyên đề
Đặc biệt, qua bộ môn các em sẽ thực hành được kĩ năng tự học, tự quản lý bản thân; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề; kĩ năng hợp tác...
Theo đó, nội dung chương trình gồm 2 phần. Ở phần 1 giáo dục về văn hóa truyền thống, gồm các bài học xoay quanh các chủ đề văn hóa ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, tín ngưỡng và phong tục, văn hóa lễ hội, văn hóa giao tiếp và ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội, văn hóa thưởng thức nghệ thuật dân tộc.
Riêng phần 2 về văn hóa hiện đại, học sinh sẽ được hướng dẫn cách giao tiếp, ứng xử trên mạng Internet, cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, văn hóa giao thông, trang phục, ứng xử với môi trường, ứng xử với bản thân và văn hóa thưởng thức nghệ thuật đương đại.
Các đại biểu tham dự chuyên đề trao đổi, chia sẻ ý kiến đóng góp cho nội dung chương trình môn học
Chương trình môn học sẽ được triển khai cho học sinh khối 10 và 11 của trường với khoảng 70 tiết/năm vào buổi 2. Các em được đánh giá kết quả học tập với phần kiểm tra lý thuyết là 30% và kiểm tra thực hành, vận dụng là 70%. Dự kiến triển khai trong năm học 2019-2020.
Học sinh nêu ý kiến
Theo đánh giá của các đại biểu tham dự chuyên đề, việc đưa bộ môn này vào trường phổ thông là một ý tưởng hay, thể hiện sự tâm huyết của người làm công tác quản lý với mong muốn giáo dục toàn diện cho học sinh về phẩm chất, năng lực.
Có mặt tại buổi chuyên đề, đại diện phụ huynh của trường đã rất tán thành với việc trường sẽ đưa vào giảng dạy bộ môn này cho con em họ. Hi vọng không chỉ trường Nguyễn Du mà nhiều trường học khác cũng đưa vào giảng dạy để giúp học sinh hiểu rõ về văn hóa, ứng xử có văn hóa, giữ gìn, lan tỏa văn hóa Việt.
Thảo Nguyên
Theo GDTĐ
Để phòng chống bạo lực học đường đạt hiệu quả cao Tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) ở nước ta đang có nhiều cảnh báo đáng lo ngại. Trách nhiệm của các trường Sư phạm như thế nào trong việc góp phần ngăn ngừa nỗi đau BLHĐ? Làm sao để phòng chống BLHĐ đạt hiệu quả như mong muốn? Báo GD&TĐ đã trao đổi với PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Phó Hiệu trưởng...