Xử lý chứng hôi miệng
Hơi thở hôi có thể làm bạn lúng túng khi giao tiếp. Có nhiều người thường bị hôi miệng nhưng vẫn không nhận ra điều đó. Mặc dù trên thị trường có khá nhiều các sản phẩm bạc hà và kẹo cao su giúp giải quyết hơi thở “rau mùi”,song phần lớn sẽ gây khô miệng.
Cái bạn cần là một giải pháp lâu dài cho vấn đề không thể giải quyết được bằng nước súc miệng hay kem đánh răng, vì những sản phẩm này chỉ che giấu hơi thở không mấy dễ chịu chứ không giải quyết tận gốc vấn đề. Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên để xử lý khi bạn gặp phải tình trạng này.
Vệ sinh răng miệng
Chỉ đánh răng thôi thì không đủ vì bạn không thể lấy hết những mảnh thức ăn dính giữa các kẽ răng bằng cách đánh răng. Thức ăn dính bên trong miệng có thể bị phân hủy và là nguyên nhân khiến hơi thở “rau mùi”. Xỉa răng bằng tăm có lẽ là ý không tồi trong một số trường hợp, và chải răng bằng chỉ tơ nha khoa cũng vậy. Trên thực tế, chải răng bằng chỉ nha khoa là việc làm bắt buộc vì khi bạn có tuổi, khoảng cách giữa các kẽ răng sẽ rộng ra khiến thức ăn dễ bị mắc lại hơn.
Sâu răng
Đi khám bác sĩ răng 6-8 tháng một lần không chỉ là ý hay để vệ sinh răng miệng định kỳ, mà còn rất cần thiết vì bạn có thể có những lỗ sâu răng mà không biết. Sâu răng là nguyên nhân âm thầm gây thở hôi, vì thế đi khám răng là việc bắt buột phải làm nếu bạn đột nhiên thấy mình có cao răng kèm theo hơi thở “rau mùi”.
Bệnh tiêu hóa
Hơi thở “rau mùi” có thể bắt nguồn từ những vấn đề về tiêu hóa. Nếu cơ thể phản ứng xấu với một số thức ăn nào đó thì khi ăn vào chúng có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu. Ví dụ với những người không dung nạp được lactose, thì ăn hay uống các sản phẩm sữa dù ở bất kỳ dạng nào cũng khiến hơi thở có mùi hôi, do cơ thể không thể tiêu hóa tốt thức ăn. Do đó, bạn cần để ý xem hơi thở của mình có “tệ hại” hơn sau khi ăn một số thực phẩm hay nhóm thực phẩm nào đó không và nếu có thì hãy làm như thể bạn bị dị ứng thức ăn.
Thức ăn
Hơi thở hôi do thức ăn thường không kéo dài. Một số thức ăn “nặng mùi” như cá, hành và tỏi có thể để lại mùi khó chịu sau khi ăn. Một số thực phẩm có thể để lại “mùi hương” của chúng trong hơi thở bạn tới vài ngày. Vì thế cần đặc biệt chú ý khi bạn ăn những thức ăn này và đảm bảo là chải răng, đánh răng và xỉa răng kỹ lưỡng hơn bình thường.
Video đang HOT
Tránh ăn quá nhiều tỏi, hành, và các loại thực phẩm có hương vị nặng mùi mà lưu lại lâu trong miệng. Lưu ý điều này, nhất là khi bạn đang trong một cuộc họp quan trọng, hoặc trong bữa ăn trưa văn phòng.
Súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn. Hơn nữa, hãy tạo thói quen này cho những đứa trẻ của bạn.
Đừng bao giờ cảm thấy ngại đến thăm nha sĩ. Đó phải là điều đầu tiên cần làm nếu bạn thấy có lỗ rỗng bên trong răng hay cảm thấy có bất cứ vấn đề gì về răng miệng.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng những phương thuốc tự nhiên khác:
- Dầu bạc hà – nhỏ vài giọt dầu bạc hà lên bàn chải cùng với kem đánh răng. Nó có thể hơi gắt những có tác dụng làm thơm mát miệng.
- Cam chanh – nhai một miếng cam hay chanh có thể làm hơi thở thơm mát trong một thời gian.
- Gừng – Gừng có thể dễ dàng xua tan hơi thở “rau mùi”, cho bạn hương vị “thơm ngon” như một miếng mứt gừng.
Theo VNE
10 lời khuyên thoát khỏi chứng hôi miệng
Hơi thở hôi có thể làm bạn lúng túng khi giao tiếp. Có nhiều người thường bị hôi miệng nhưng vẫn không nhận ra điều đó.
Chứng hôi miệng được gây ra do sức khỏe răng miệng xấu, chải răng không đúng cách, do thức ăn bị mắc trong răng, do vi khuẩn gây ra. Chứng hôi miệng cũng có thể được gây ra do một số loại thực phẩm cay như tỏi và hành tây. Dưới đây là vài lời khuyên mà Magazine For Women đưa ra giúp bạn thoát khỏi hơi thở hôi, giữ cho miệng luôn sạch sẽ, tươi mát.
1. Đánh răng
Đánh răng là điều cần thiết để làm sạch răng miệng, tiêu diệt vi khuẩn có thể gây hôi miệng. Nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng, nhai kẹo bạc hà để át đi mùi hôi, và nhớ nó chỉ có tác dụng tức thời.
Đánh răng là điều cần thiết để làm sạch vệ sinh răng miệng. Ảnh: realnatural
2. Làm sạch lưỡi của bạn
Cần làm sạch lưỡi sau khi đánh răng. Vi khuẩn còn sót lại trên lưỡi cũng có thể là thủ phạm gây hôi miệng.
3. Giữ miệng ẩm ướt
Dưỡng ẩm miệng bằng cách nhấm nháp nước, nước trái cây để thoát khỏi hơi thở hôi. Miệng luôn ướt giúp làm sạch vi khuẩn bị mắc kẹt trong miệng. Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su để tạo ra nước bọt. Sự tạo thành nước bọt tự nhiên sẽ giữ cho miệng không bị khô bởi khi khô miệng sẽ có xu hướng trở thành mùi.
4. Điều trị răng sớm
Bạn có thể ngăn ngừa hơi thở hôi bằng cách giải quyết các vấn đề răng miệng như sâu răng, áp xe răng...
5. Bỏ hút thuốc
Nicotin có trong thuốc lá có thể bao quanh lên bề mặt răng, lưỡi và má trong làm răng ngả màu, thậm chí trở nên đen. Thuốc lá cũng có thể làm khô miệng và hạn chế sự tiết nước bọt.
6. Tránh trà, cà phê
Những đồ uống nóng có chứa caffeine có thể làm khô miệng.
7. Nhai rau mùi tây
Mùi tây là một loại thảo dược có tác dụng như một chất làm sạch miệng. Vì vậy, nhai rau mùi sau bữa ăn để giữ cho hơi thở được tươi mát.
Nhai rau mùi sau bữa ăn để giữ cho hơi thở được tươi mát. Ảnh: brick.
8. Tránh ăn hành, tỏi
Tránh ăn quá nhiều tỏi, hành, và các loại thực phẩm có hương vị nặng mùi mà lưu lại lâu trong miệng. Lưu ý điều này, nhất là khi bạn đang trong một cuộc họp quan trọng, hoặc trong bữa ăn trưa văn phòng.
9. Súc miệng kỹ
Súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn. Hơn nữa, hãy tạo thói quen này cho những đứa trẻ của bạn.
10. Khám nha sĩ
Đừng bao giờ cảm thấy ngại đến thăm nha sĩ. Đó phải là điều đầu tiên cần làm nếu bạn thấy có lỗ rỗng bên trong răng hay cảm thấy có bất cứ vấn đề gì về răng miệng.
Theo VNE
Hoa quế (hoa mộc) chữa nhiệt, hôi miệng Từ cuối mùa hè cây ra rất nhiều hoa, hương hoa thơm ngát. Tôi rất muốn biết, ngoài để làm cảnh, liệu cây quế có thể dùng làm thuốc chữa bệnh? Trước sân nhà tôi có trồng hai cây hoa quế. Từ cuối mùa hè cây ra rất nhiều hoa, hương hoa thơm ngát, lan khắp cả nhà rất dễ chịu. Tôi rất...