Xử lý căn bản SIM, tin nhắn, cuộc gọi rác vào cuối năm
Đây là chia sẻ từ lãnh đạo Bộ TT&TT về vấn đề xử lý SIM rác và các loại rác viễn thông khác tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu 2020 của Bộ.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm cho biết vấn đề SIM rác cũng như những loại rác viễn thông phát sinh như tin nhắn rác, cuộc gọi rác sẽ được cơ quan chức năng xử lý căn bản vào cuối năm nay.
“Đến hết năm nay, Bộ TT&TT sẽ xử lý căn bản các loại ‘rác’ viễn thông, tiếp tục thanh tra diện rộng, chấn chỉnh các lãnh đạo doanh nghiệp nếu còn tiếp diễn tình trạng SIM rác trên thị trường”, Thứ trưởng Tâm cho hay.
Lãnh đạo Bộ TT&TT khẳng định các loại “rác” viễn thông như SIM rác, cuộc gọi rác, tin nhắn rác sẽ cơ bản được xử lý vào cuối năm 2020.
Cũng tại sự kiện, các lãnh đạo ngành TT&TT đã chia sẻ về những mục tiêu lớn của ngành trong nửa cuối năm 2020 như phát triển hạ tầng, thiết bị 5G, tiến tới thương mại hóa công nghệ này.
Việc dọn “rác” viễn thông cũng sẽ mở đường cho những dịch vụ viễn thông mới như Mobile Money, tức dịch vụ sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán giá trị thấp. Trước đó từ 1/7, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi rác.
Video đang HOT
Theo công văn mới từ Cục Viễn thông về việc thực hiện ngăn chặn cuộc gọi rác gửi các nhà mạng, cơ quan này đã đưa ra nhiều giải pháp để phối hợp cùng nhà mạng triệt tiêu tình trạng phát tán cuộc gọi rác gây ảnh hưởng tới người dùng.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ TT&TT cũng đề xuất người dùng sẽ nhập số chứng minh nhân dân (CMND) một lần khi nạp thẻ để cập nhật thông tin thuê bao. Đây là động thái nhằm siết quản lý SIM rác cũng như cập nhật lại thông tin thuê bao chính chủ.
Đại diện thanh tra Bộ TT&TT cũng chia sẻ nếu trường hợp các thông tin này trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp viễn thông thì cho phép nạp tiền vào tài khoản, nếu không trùng, giao dịch nạp tiền vào tài khoản sẽ bị chặn lại.
Nhà mạng bắt đầu cắt liên lạc thuê bao thực hiện cuộc gọi "rác" từ 1/7
Trong thời gian tới, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) và các nhà mạng trong nước sẽ ráo riết triển khai các biện pháp ứng dụng công nghệ 4.0 để ngăn chặn cuộc gọi "rác".
Theo thông tin từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), vào ngày 29/6, Cục đã có Công văn số 2568/CVT-TNTK về việc thực hiện ngăn chặn cuộc gọi "rác" gửi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.
Theo đó, tin vui là các nhà mạng viễn thông lớn tại Việt Nam đều đã bắt đầu triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng cuộc gọi "rác" diễn ra tràn lan, mất kiểm soát, khiến nhiều khách hàng cảm thấy khó chịu trong thời gian vừa qua.
Thống nhất 5 tiêu chí để xác định cuộc gọi "rác"
Cục Viễn thông cùng các doanh nghiệp viễn thông đã thống nhất 5 tiêu chí để xác định cuộc gọi "rác" gồm: Tần suất thực hiện cuộc gọi; tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn; tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn; tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ; đặc điểm hành vi sử dụng.
Theo đó, những cuộc gọi có tần suất thực hiện dày đặc, tới nhiều thuê bao khác nhau trong cùng một thời gian ngắn, cũng như có thời lượng đàm thoại không cao sẽ bị hệ thống tự động liệt vào dạng nghi ngờ là cuộc gọi "rác".
Thuê bao thực hiện cuộc gọi "rác" sẽ bị chặn chiều gọi đi.
Theo đại diện một nhà mạng lớn tại Việt, công nghệ được áp dụng ở đây là phân tích dữ liệu (big data) và máy học (machine learning). Từ đó, các nhà mạng sẽ xây dựng một hệ thống tự nhận diện các thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi "rác", và tiến hành chặn thuê bao này.
Trong những trường hợp chưa chắc chắn, AI sẽ tiếp tục phân tích thêm về mối quan hệ giữa thuê bao của khách hàng với thuê bao thực hiện cuộc gọi "rác", cũng như kiểm tra các đặc điểm hành vi tương tác.
Để tăng thêm tính hiệu quả, chính xác, nhà mạng viễn thông cũng sẽ triển khai những cách khác nhau để thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng đã nhận cuộc gọi "rác". Thông thường, phương pháp này được thực hiện qua hệ thống tin nhắn, nơi khách hàng có thể trả lời bằng cách nhấn nút có hoặc không.
Khi một thuê bao hội tụ tất cả các yếu tố trên, cộng thêm nhiều phản hồi tiêu cực từ khách hàng, thuê bao đó sẽ bị chặn chiều gọi đi để hạn chế khả năng phát tán cuộc gọi "rác". Đây chính là biện pháp xử lý dành cho thuê bao thực hiện cuộc gọi "rác" trong thời gian tới.
Khi nào sẽ triển khai chặn cuộc gọi "rác"?
Cũng theo Cục Viễn thông, hầu như tất cả các nhà mạng viễn thông lớn tại Việt Nam đều đã có kế hoạch triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn cuộc gọi "rác".
Cụ thể, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) triển khai biện pháp ngăn chặn cuộc gọi "rác" từ ngày 1/7/2020. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (Vinaphone) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ áp dụng triển khai trước ngày 1/8/2020.
Cùng với đó, 6 công ty cổ phần bao gồm Vietnamobile, Viễn thông Đông Dương, Viễn thông Hà Nội, Hạ tầng CMC, Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Viễn thông FPT, thông báo sẽ triển khai trước ngày 1/10/2020.
Đáng chú ý, theo Cục Viễn thông, trường hợp doanh nghiệp viễn thông không thực hiện biện pháp ngăn chặn cuộc gọi "rác" thì có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Ngoài ra, chỉ thị số 01/CT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành vào ngày 3/1/2019 cũng nêu rõ về định hướng phát triển ngành năm 2020, việc xử lý căn bản các loại "rác" viễn thông (SIM "rác", tin nhắn "rác", cuộc gọi "rác") là trách nhiệm của người đứng đầu các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông để phát triển thị trường bền vững, lành mạnh
Bộ TT&TT khuyến cáo người dùng cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ Bộ TT&TT khuyến cáo, người dân cần nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Gần đây, nhiều thuê bao điện thoại cho biết đã trở thành nạn nhân của các cuộc gọi từ những số rất lạ với nội dung đề nghị chuyển tiền như thông báo có bưu phẩm...