Xu hướng tích cực
Kết thúc thời gian đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, Bộ GD&ĐT đã công bố số liệu cụ thể về số lượng thí sinh, số nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Ảnh minh họa Internet.
Những ngày qua, dư luận để tâm nhiều đến con số 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào đại học nhưng sau đó không nhập nguyện vọng lên hệ thống. Bên cạnh đó là số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay giảm khoảng 20% so với năm 2021 và 3,4% so với năm 2020.
Vì sao số thí sinh từ bỏ theo đuổi giảng đường đại học tăng? Lý giải chênh lệch sâu giữa năm 2021 và 2022 có lẽ không phải quá khó. Bởi ai cũng biết năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thí sinh không thể du học và không ít em học phổ thông, đại học ở nước ngoài trở về Việt Nam để học tập, nên con số đăng ký xét tuyển năm 2021 tăng. Năm 2022, dịch bệnh được kiểm soát, các trường đại học quốc tế lại rộng cửa đón thí sinh, nên số đăng ký xét tuyển vào đại học trong nước giảm nhiều hơn.
Tuy vậy, trên tổng thể, tình hình thí sinh không chọn vào đại học có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Chẳng hạn, năm 2020, lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học cũng giảm gần 10 nghìn so với 2019.
Video đang HOT
Có nhiều nguyên nhân khiến thí sinh chọn những ngã rẽ khác ngoài đăng ký xét tuyển đại học trong nước như: Đi du học; chọn hệ thống giáo dục nghề nghiệp với lợi thế học phí thấp, thời gian học ngắn, nhanh chóng gia nhập thị trường lao động; thu nhập giữa người có bằng đại học và bằng trung cấp, cao đẳng trong nhiều lĩnh vực không quá chênh lệch, khi các đơn vị sử dụng lao động hướng đến trả lương theo vị trí việc làm và năng suất; học phí đại học tăng trong bối cảnh kinh tế nhiều gia đình còn khó khăn…
Đặc biệt, năm 2022, việc Bộ GD&ĐT điều chỉnh kỹ thuật xét tuyển, từ chỗ đăng ký trước khi biết điểm thi sang đăng ký sau khi có điểm thi, cũng tác động đáng kể lên nhận thức về năng lực cá nhân của mỗi thí sinh trong hướng nghiệp, hướng trường. Quy trình mới này đã giúp thí sinh biết mình, biết ta hơn để cân nhắc lựa chọn. Việc đăng ký từ đó cũng chủ động và thực chất hơn.
Thực tế cho thấy, đa số thí sinh có điểm thi thấp đã mạnh dạn từ bỏ con đường đại học. Phân tích trên cơ sở dữ liệu của 315.993 thí sinh không nhập nguyện vọng cho thấy, điểm hầu hết ở mức thấp hơn mức điểm trung vị và điểm trung bình của phổ điểm thi tốt nghiệp THPT. Nhất là ở các khối A0, A1 và B0, mức điểm đại đa số là rất thấp, thấp hơn mức điểm trung vị, điểm trung bình và thấp hơn 15 điểm/tổ hợp.
Bên cạnh lượng sức mình, nhiều thí sinh cũng cân nhắc điều kiện hoàn cảnh gia đình, địa phương để hướng nghiệp phù hợp. Cũng theo thống kê của Bộ, tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các khu vực ưu tiên tập trung ở khu vực (KV) KV1 là cao nhất, chiếm 33%. Như vậy có thể nói số đông thí sinh ở vùng khó khăn rất cân nhắc con đường vào đại học, khi học phí không còn giá rẻ. Trong khi đó, ở các đô thị lớn như TPHCM, Hà Nội – nơi có điều kiện kinh tế tốt – nhiều thí sinh bỏ đăng ký xét tuyển là do đi du học hay chọn học các trường đại học quốc tế.
Việc thí sinh giảm đăng ký xét tuyển vào đại học là bình thường và đây cũng là xu hướng tích cực, thể hiện việc phân luồng sau trung học ngày càng sâu sắc, hướng nghiệp phù hợp hơn với năng lực cá nhân và hoàn cảnh mỗi gia đình, địa phương. Trước mắt, đối chiếu với năng lực/chỉ tiêu hằng năm, việc giảm lượng đăng ký xét tuyển đại học như trên chưa ảnh hưởng nhiều đến nguồn tuyển và năng lực đào tạo của các trường đại học. Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập, hướng nghiệp ngày càng thực dụng, các trường cần tính toán đến đa dạng nguồn tuyển, có chiến lược thu hút cả thí sinh nước ngoài.
Xét tuyển Đại học 2022: Còn gần 40% thí sinh chưa đăng ký nguyện vọng
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 12 giờ ngày 17/8, tổng số có 940.714 thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2022; trong đó, 574.416 thí sinh đã nhập nguyện vọng.
Tổng số có 2.690.335 nguyện vọng. Số lượng nguyện vọng trung bình theo thí sinh là 4,68.
Ảnh minh họa.
Như vậy, đến thời điểm này, chỉ còn 3 ngày nữa là hết thời hạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng vẫn còn gần 40% thí sinh chưa đăng ký. Để tránh những rủi ro không đáng có, các chuyên gia khuyến cáo thí sinh không nên để đến ngày cuối cùng (20/8) mới đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) lưu ý: Sau 17 giờ ngày 20/8, Hệ thống sẽ tự động khóa chức năng đăng ký xét tuyển để chuyển sang các quy trình tiếp theo. Khi đó, thí sinh sẽ không còn quyền đăng ký hoặc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Bên cạnh đó, năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức thu lệ phí xét tuyển trực tuyến. Để tránh các rủi ro về kỹ thuật (nếu có), thí sinh không để đến sát thời gian hết hạn mới thực hiện nộp lệ phí. Thời gian nộp lệ phí đối với các nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển là từ ngày 21/8 đến 17 giờ ngày 28/8.
Từ phía các cơ sở đào tạo, dự báo điểm chuẩn năm nay, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo Đại học, Quốc gia Hà Nội cho biết: Điểm chuẩn vào một số ngành của các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay sẽ tăng. Bởi số lượng thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không biến động nhiều so với năm 2021, tuy nhiên phổ điểm có một số điều chỉnh. Năm nay vẫn có nhiều thí sinh đạt trên 8 điểm và phổ điểm không biến động nhiều so với năm trước. Tuy nhiên, tổ hợp nào có môn Sử, điểm chuẩn sẽ tăng nhiều, tổ hợp có môn tiếng Anh thấp hơn.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức cũng chia sẻ: Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội có tỷ lệ xét tuyển thẳng cao và tăng tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực. Vì vậy, tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ thấp hơn năm ngoái.
Dành lời khuyên cho các thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho rằng: Các thí sinh nên lấy điểm chuẩn của năm 2021 cộng thêm 0,5 - 1 điểm sẽ ra điểm ở ngưỡng an toàn để cân nhắc đăng ký xét tuyển. Dự đoán điểm chuẩn ngành "hot" thậm chí có thể tăng từ 1-2 điểm. Các lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn cơ bản có phổ điểm cao, khối Khoa học Tự nhiên sẽ giữ ổn định so với năm 2021.
Với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường, năm 2022, trường giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Mặc dù, số điểm 10 ở môn Toán và Tiếng Anh giảm nhưng chỉ tiêu của trường cũng giảm, do đó, khả năng điểm chuẩn các ngành "hot" như nhóm ngành tự động hóa, công nghệ thông tin sẽ ổn định như năm trước.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, điểm chuẩn của trường năm 2021 đã tương đối cao, các ngành thấp nhất có điểm chuẩn là 26,8 (trung bình mỗi môn trên 9 điểm), ngành cao nhất lấy 28,3 điểm. Vì vậy, dự báo điểm chuẩn năm 2022 sẽ không cao hơn năm 2021 quá nhiều.
Hiện là thời điểm "nước rút" để các thí sinh cân nhắc, đưa ra quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học. Do vậy, các thí sinh sau khi nghiên cứu kỹ điểm chuẩn của từng ngành, từng trường năm 2021 và dựa vào dự báo của các chuyên gia, các cơ sở đào tạo, cần nhanh chóng thực hiện đăng ký trên hệ thống, tránh lỡ mất cơ hội trúng tuyển vào đại học năm nay.
4.000 thí sinh đăng ký mới, 75.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy sau khi mở lại hệ thống, đến 17 giờ chiều nay, đã có gần 4.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng và khoảng 75.000 em điều chỉnh nguyện vọng. Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam ) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa...