Xu hướng thời đại: Phương tiện di chuyển chạy bằng điện
Mặc dù đã có những bằng chứng rõ ràng về ưu điểm của xe điện cả về mặt tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên vẫn có những thông tin sai lệch dẫn đến tranh cãi về lợi ích của các phương tiện này là có thực hay chỉ trên lí thuyết.
Ví dụ như gần đây, tờ báo The Australian của Úc có một bài báo nêu rằng phương tiện giao thông chạy điện ở vùng ven biển phía Đông nước này đã phát thải nhiều CO2 hơn các phương tiện chạy bằng xăng dầu. Những cơ sở mà bài báo này dựa vào đến nay vẫn chưa được công bố rộng rãi, nên không thể đánh giá được nhận định của bài báo này là đúng hay sai.
Thay vào đó, chúng ta hãy cùng xem xét dựa trên những chứng cứ rõ ràng đã được công nhận.
Trước tiên, hãy cùng xác định chính xác thế nào là tổng phát thải
Phát thải của các phương tiện giao thông gồm 2 loại: khí nhà kính và chất độc hại gây ô nhiễm môi trường
Phương tiện dùng xăng và dầu diesel phát thải chủ yếu khi đang chạy. Đây là phát thải trực tiếp và các góp phần làm tăng biến đổi khí hậu đồng thời giảm chất lượng không khí.
Các phương tiện này cũng phát thải thông qua quá trình sản xuất và phân phối nhiên liệu. Đây là phát thải gián tiếp.
Video đang HOT
Để đo đếm đầy đủ tổng phát thải của một phương tiện giao thông, chúng ta phải cộng cả hai loại phát thải trực tiếp và gián tiếp, tức là phát thải trong toàn bộ vòng đời của nhiên liệu.
Xe điện phát thải bao nhiêu?
Xe điện không có phát thải trực tiếp. Phát thải của loại phương tiện này cơ bản được xác định bằng các phát thải gián tiếp, tức là phát thải của quá trình sản xuất và phân phối năng lượng xạc cho ắc qui của xe.
Một nghiên cứu của Úc cho biết trung bình mỗi chiếc xe chạy xăng ở Úc phát thải cả trực tiếp và gián tiếp tổng cộng 588 gram CO tương đương/ 1 km.
Trong khi đó một chiếc xe điện xạc ắc qui (sử dụng điện lưới) phát thải 213 gram, thấp hơn khoảng 40% so với xe chạy xăng.
Ngay cả khi sử dụng điện sản xuất từ những nguyên liệu kém thân thiện với môi trường nhất thì xe điện vẫn phát thải ít hơn
Phát thải của xe điện tùy thuộc vào nguồn cung cấp điện mà chủ xe sử dụng để xạc ắc qui được sản xuất bằng nguyên liệu gì, ví dụ như bằng than, dầu, trấu, gió, v.v. Khi áp dụng các hệ số tính toán quốc gia năm 2019 vào cùng một phương pháp luận như các nhà nghiên cứu đã tính toán phát thải nói trên thì có thể lưới điện của bang Victoria phát thải nhiều nhất do bang này sản xuất điện chủ yếu bằng than nâu. Tuy nhiên, ngay cả ở bang này, tổng phát thải của một chiếc xe điện cũng vẫn thấp hơn 20% so với một chiếc xe chạy xăng thông thường. Còn ở Tasmania, nơi chủ yếu sử dụng năng lượng tái tạo, thì phát thải của xe điện thấp hơn đến 88% so với xe chạy xăng.
Các nhà nghiên cứu cũng đã so sánh giữa xe điện các cỡ với xe chạy xăng có kích thước tương đương, kết quả đều cho thấy xe điện luôn luôn phát thải ít hơn.
Nhiều loại ô tô điện không cần sạc điện lưới
Ý tưởng vừa sắm một chiếc ô tô chạy điện vừa lắp hệ thống sản xuất điện mặt trời trên mái nhà không phải là xa lạ với nhiều người.
Năm 2018, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận chủ sở hữu của hơn 150 chiếc ô tô điện (chiếm 2% tổng số ô tô điện cá nhân của nước này) để tiến hành khảo sát. 80% số ô tô này được xạc tại nhà, và 73% là xạc điện mặt trời do gia đình tự lắp hệ thống sản xuất điện. (Toàn nước Úc có 21,6% các hộ gia đình sử dụng điện mặt trời tự cung cấp). 22% số chủ xe nói trên cho biết họ có thiết bị xạc ô tô từ hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà, và 53% nữa dự định sẽ lắp hệ thống điện này.
Một số lợi ích từ việc sử dụng xe điện:
1. Tiết kiệm chi phí: Sử dụng xe điện tiết kiệm được 70-90% chi phí so với xe chạy xăng dầu.
2. Đảm bảo an ninh nhiên liệu: Cho đến nay, con người vẫn chủ yếu sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng trong khi nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt. Một số nước không tự sản xuất được hoặc sản xuất rất ít mà chủ yếu phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Vì thế nếu mọi người có thể sớm chuyển đổi sang sử dụng xe điện thì hệ thống giao thông sẽ được đảm bảo hơn.
3. Có lợi cho sức khỏe: Phát thải độc hại từ các loại xe dùng xăng dầu gây nguy cơ bệnh tật rất cao. Ví dụ như ở Úc, ô nhiễm do khí thải của phương tiện vận tải là nguyên nhân khiến cho số trẻ sơ sinh tử vong cao hơn 40% – 60% số người chết do tai nạn giao thông. Sử dụng xe điện sẽ góp phần giảm được các ca tử vong của trẻ sơ sinh không đáng có như vậy.
Phạm Hường
Theo The Conversation
Gần 300 người ở xã vùng cao Quảng Nam bị cô lập do sạt lở
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường từ thôn Atu 2 đi Atu 1 (xã Ch'Ơm (H.Tây Giang, Quảng Nam) bị sạt lở tại 7 điểm, gây cô lập gần 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu.
Nhiều nhà dân ở xã Ch'Ơm có nguy cơ bị sạt lở sau mưa lũ . Ảnh: Nam Thịnh
* Chưa tìm thấy 3 ngư dân mất tích trên biển
Chiều 6.9, ông Bríu Hồ, Chủ tịch UBND xã Ch'Ơm (H.Tây Giang, Quảng Nam), cho biết do đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường từ thôn Atu 2 đi Atu 1 bị sạt lở tại 7 điểm, trong đó điểm sạt lở nặng nhất dài hơn 30 m, gây cô lập hoàn toàn đường lên Atu 1 nơi đang có gần 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu đang sinh sống.
Cũng theo ông Bríu Hồ, hiện trên địa bàn xã có hàng chục hộ đồng bào Cơ Tu ở các điểm tái định cư đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao từ taluy dương và taluy âm. Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã vận động người dân sơ tán đến các địa điểm phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản trong suốt thời gian diễn ra mưa lũ; đồng thời khuyến cáo người dân không nên tự ý đến gần những điểm sạt lở để tránh nguy hiểm.
Ngoài ra, theo Phòng NN-PTNT H.Tây Giang, tính đến ngày 5.9, ngoài 5 hộ dân ở xã A Xan phải di dời khẩn cấp do sạt lở taluy âm, khoảng 15 hộ ở xã Lăng cũng đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao về nhà ở. Các tuyến đường từ A Xan đi lên các xã Ga Ry, Ch'Ơm sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị ách tắc.
Chiều cùng ngày (6.9), ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Tam Hải (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết 3 ngư dân ở địa phương gồm ông Nguyễn Tấn Vân (56 tuổi), Lê Văn Phường (46 tuổi), Trần Văn Cảm (55 tuổi), mất tích trên biển Trường Sa do chìm tàu QNa-91928 TS, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy.
Công tác tìm kiếm vẫn đang được lực lượng chức năng triển khai. Theo thông báo của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, tàu kiểm ngư 420 đã chở 41 ngư dân được ứng cứu vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), dự kiến cập cảng ngày 8.9. Trước đó, khoảng 8 giờ ngày 2.9, tàu QNa-91928 TS do ngư dân Bùi Văn Quốc (xã Tam Hải) làm thuyền trưởng cùng 43 ngư dân đang trên đường vào bãi Thuyền Chài (quần đảo Trường Sa) tránh trú gió thì bị sóng đánh chìm. Đến 14 giờ 30 chiều 3.9, có 41 ngư dân được cứu, 3 người mất tích.
Tại Hà Tĩnh, báo cáo của UBND tỉnh cho biết mưa lũ xảy những ngày qua đã làm 5 người chết; 64 xã, phường, thị trấn với 5.567 hộ bị ngập lụt; hơn 300 trường học với gần 50.000 học sinh chưa thể đến trường do lũ; hàng ngàn héc ta lúa, rau màu, cây ăn quả bị ngập, hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế bị hư hỏng nặng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu UBND các huyện, TP, thị xã tổ chức cứu trợ, hỗ trợ người dân vùng lũ, không để người nào thiếu lương thực, nước uống; dọn dẹp vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, xử lý nước sạch; cấp thuốc điều trị, khám chữa bệnh và không để dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt, Sở GD-ĐT kiểm tra và phối hợp với các địa phương sửa chữa các trường học bị hư hỏng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vùng lũ.
Theo Danviet
Thủ đô mới của Indonesia được xây theo mô hình Thung lũng Silicon Thủ đô mới đặt tại tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo sẽ sở hữu một hệ thống đô thị hiệu quả và được điều khiển bằng công nghệ nhằm cung cấp các dịch vụ công cộng. Thủ đô mới đặt tại tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo. Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định thủ đô mới của Quốc gia Vạn đảo sẽ...