Xu hướng mới: Học không cần đến trường
Bùi Huy Khang, sinh năm 2002, là một trong số ít cậu bé không đến trường tiểu học như các bạn khác.
Lựa chọn cách học không vì bằng cấp
Mặc dù đã lên 10 tuổi nhưng Khang mới đang học chương trình tương đương lớp 2 của chương trình tiểu học này. Anh Bùi Huy Kiên, bố của Khang cho biết: “Cháu đã đi học nửa năm lớp 1 ở một trường tiểu học có tiếng ở Hà Nội.
Tuy nhiên, cháu tỏ ra không thoải mái và tự tin khi đến lớp vì cô giáo bắt viết chữ đẹp, cháu thấy chán nản khi đến trường. Điều này với đứa trẻ khác thì bình thường, tuy nhiên, tôi thấy Khang là cậu bé cá tính, nếu cứ ép buộc cháu theo khuôn mẫu thì không hay.
Anh Bùi Huy Kiên và cháu Bùi Huy Khang
Trước đó, cháu học ở một trường mẫu giáo có tính chất quốc tế, quen với phong cách đó nên khi vào trường công thì cảm thấy áp lực. Thấy cháu không phát triển được trong môi trường công lập, gia đình tôi đã cho cháu nghỉ học”.
Sự kiện nghỉ học của Khang lúc đầu không được sự ủng hộ của ông bà, nội ngoại. Ngay cả vợ anh Kiên cũng băn khoăn rất nhiều. Tuy nhiên, anh Kiên sau một hồi kiên trì thuyết phục thì cả nhà cũng đồng ý.
Trả lời câu hỏi vì sao anh không quan tâm đến việc bé Khang cần phải có một tấm bằng tốt nghiệp tiểu học chẳng hạn, anh Kiên cho biết: “Định hướng của gia đình là bé Khang sau này trở thành doanh nhân, mà các trường học từ trước đến nay thì không đào tạo ra doanh nhân. Trường học khắp mọi nơi đều tạo ra con người làm việc trong nhà máy, công ty, xí nghiệp”.
Anh Kiên cho rằng mình chịu ảnh hưởng sâu sắc tư duy này từ cuốn “Cha giàu, cha nghèo”.
Anh Kiên cũng cho biết, kiến thức và kinh nghiệm là điều cần phải có, tuy nhiên bằng cấp thì không nhất thiết, nếu Khang thích, anh tin rằng cậu bé sẽ có một bằng cấp nào đó không khó khăn lắm, nếu bé không thích thì không cần thiết phải có tấm bằng.
Việc bé Khang học một chương trình tiểu học từ xa không phải vì cần một tấm bằng, mà đơn giản chỉ vì cậu bé thích học chương trình đó.
Học kinh doanh từ sớm
Để tránh cho con khỏi đơn độc, không có bạn bè, anh Khang cho con đi học Anh văn ở hai nơi, một là Hội đồng Anh, một là trung tâm của một giáo viên tiếng Anh người Mỹ. Ngoài ra Khang cũng đi học học võ, học vẽ, bơi lội…
Anh Kiên dạy bé tập làm quen với kinh doanh từ sớm. Mới 3 tuổi, Khang đã biết phát tờ rơi quảng cáo cho bố. Anh nói vui: “Người lớn mà đi phát tờ rơi, có khi người ta không xem, nhưng một cậu bé 3 tuổi phát tờ rơi thì người ta xem”.
Video đang HOT
Bố Khang dạy Khang học toán bằng cách cho đi bán kẹo cao su. Một chiếc kẹo 500 đồng, Khang sẽ bán thành 1000 đồng. Nếu ai mua 3 chiếc kẹo thì Khang chỉ bán giá 2000 đồng. Hàng năm có vài hội chợ do bố tổ chức, Khang cũng được dành một gian hàng nhỏ để thực tập bán hàng.
Số tiền thu được, Khang ghi chép vào một cuốn sổ, sau đó gửi “ngân hàng” mẹ. Mọi mặt hàng Khang bán tại hội chợ bao giờ cũng hết, vì đa phần người mua đã đặt hàng với Khang từ trước qua mạng.
Cha mẹ chấm điểm cho con, không phải giáo viên
Chương trình học từ xa mà Khang đang học ở ở nhà do một thầy giáo người Mỹ lấy vợ Việt Nam, từng dạy Anh văn cho Khang giới thiệu. Thầy giáo này cũng có hai con nhỏ đang học chương trình này từ xa, không đến trường lớp nào ở Hà Nội.
Giáo trình Khang đang theo học
Khang tỏ ra rất thích thú khi học chương trình lớp 1. Sáng nào cậu bé cũng mở video để nghe cô giáo giảng. Các môn học gồm có số học, ngữ âm, tập đọc, tập viết…
Khang chia sẻ với phóng viên: Em thích nhất là cuốn sách toán và tập viết. Sách được thiết kế để học xong bài nào thì xé luôn bài đó, bố mẹ chấm điểm và đóng vào bì thư gửi sang Mỹ cho nhà trường. Bao giờ học xong thì cả cuốn sách lúc ấy chỉ còn cái gáy sách thôi!
Bố mẹ Khang đều làm việc tại nhà (điều hành công ty riêng của gia đình) nên cũng có điều kiện thuận lợi khi kèm con học chương trình này. Sau khi học xong với đĩa DVD do trường gửi sang, bố hoặc mẹ sẽ kèm Khang học, vì đây là chương trình học từ xa dưới sự hướng dẫn của cha mẹ chứ không phải chương trình tự học.
Một điểm theo anh Kiên rất thú vị, việc cha mẹ chấm điểm cho con rồi gửi cho nhà trường có một ý nghĩa rất khác, đó là hình thức tự đánh giá quá trình học, không làm cho người ta phải chạy theo điểm số. Cách giáo viên giảng bài ở video kích thích ham mê của học sinh. Anh Kiên cho hay, nhiều khi kèm con học mà con không chịu lắng nghe cũng làm anh nổi cáu.
“Tuy nhiên, từ khi biết tới chương trình này, tính khí của tôi cũng thay đổi rất nhiều khi dạy con. Giáo viên của chương trình này rất kiên nhẫn, họ cứ dạy đi dạy lại nhiều lần, đến khi nào học sinh hiểu bài thì thôi”, anh Kiên nói.
Với nhiều chương trình học từ xa qua mạng khác, học sinh tương tác với giáo viên nhiều hơn, trái lại với chương trình học của Khang, con cái tương tác với bố mẹ nhiều hơn. Đó là điều anh Kiên thích vì con anh đang học cấp tiểu học.
Năm nay, Khang đã học đến chương trình lớp 2. Anh Kiên dự định cho Khang học một năm hai lớp vì thấy cậu bé học hiệu quả. Mỗi một lớp, tiền giáo trình và đĩa DVD của trường hết khoảng 1000 đô la/năm, không mất tiền học phí.
Quan sát bé Khang ngồi học theo đĩa DVD, có thể thấy bé rất háo hức và chăm chú nghe cô giảng, cứ như bé đang ngồi cùng với học sinh trong lớp học. Với sách luyện đọc là những câu chuyện dạy về đạo đức phù hợp với trẻ con thì Khang có thể đọc từ đầu đến cuối một câu chuyện dài vài trang bằng tiếng Anh.
Theo anh Kiên, tại Mỹ, hiện tượng trẻ em không đến trường mà học tại nhà rất phổ biến. Có hàng chục mô hình dạy từ xa kiểu này ở Mỹ và nhiều mô hình tương tự ở nhiều nước trên thế giới.
Dự định của anh Kiên là sau này Khang sẽ đi du học, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào sở thích của con. Với anh Kiên, khi dạy con học, cha mẹ có thể trưởng thành rất nhiều. Muốn dạy con tốt thì trước hết phải trở thành cha mẹ tốt trước đã.
Theo Giáo dục Việt Nam
'Bằng đẹp' vẫn thất nghiệp
Ngay khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sinh viên hăm hở bước vào cuộc sống mới, với hy vọng sớm tìm được công việc và ổn định cuộc sống. Thế nhưng cầm tấm "bằng đẹp" chưa hẳn là sẽ tìm được việc tốt.
Tốt nghiệp đại học với tấm "bằng đẹp" nhiều sinh viên vẫn... thất nghiệp.
Câu chuyện bằng "đẹp" Nguyên Thiên Hương tốt nghiệp với hai tấm bằng loại giỏi, một của đại học ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, một là bằng kinh tế của ĐH Kinh tế Quốc dân. Nhưng ra trường từ năm 2008 đến nay, cô vẫn thất nghiệp.
Trường hợp của Thiên Hương khiến nhiều người phải ngạc nhiên, họ nghĩ rằng với bằng cấp như vậy Thiên Hương đáng lẽ ra sẽ có công việc ổn định từ lâu. Nhưng không, 4 năm qua cô vẫn thất nghiệp. Hỏi lý do vì sao lại khó xin việc đến vậy, cô nói: "Có nhiều lý do mình không tiện nói ra".
Tìm hiểu thêm từ những người bạn của Hương mới biết cô đã xin việc rất nhiều nơi nhưng đều không thành công. Hương tính nhút nhát, ngại nói về mình và cô chỉ biết học. Trong khi các bạn cùng trang lứa với cô nhiệt tình tham gia vào các hoạt động xã hội, tình nguyện thì cô chỉ cắm mặt vào sách vở. Bạn bè muốn rủ cô đi chơi hay hội họp thì không dễ chút nào, câu trả lời thường là bận học không đi được. Bốn năm ra trường vẫn phải sống dựa vào bố mẹ cũng khiến cô thất vọng và chán nản chính mình.
Thiên Hương chia sẻ: "Mình đang đi ôn để thi cao học. Mình sẽ cố gắng hoàn thiện để được giữ ở lại trường làm giảng viên".
Giống như Thiên Hương, Lê An Như cũng đang trong tình trạng thất nghiệp. Dù sở hữu tấm bằng giỏi chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại thương nhưng An Như vẫn chưa được công ty nào nhận vào làm. An Như tâm sự: "Đôi lúc em cũng thấy chán nản. Nhưng em nghĩ làm viêc là viêc cả đời, không thê nóng vôi được. Làm cho công ty nào mình cảm thây thoải mái, năng lực của mình được tôn trọng và tin tưởng, chế độ lương bổng phù hợp thì sẽ tôt hơn. Em cũng biêt tình hình kinh tê bây giờ khó khăn, các công ty đêu phải tiêt kiêm ngân sách đê thuê nhân công nên em cũng không đòi hỏi nhiêu."
Nguyễn Thị Hải Yến ngày nhận bằng tốt nghiệp
Có trong tay tấm bằng giỏi, có trình độ ngoại ngữ nhưng vẫn khó xin việc, đó cũng là hoàn cảnh mà Nguyễn Thị Hải Yến gặp phải. Hải Yến tốt nghiệp bằng giỏi, chuyên ngành Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội nhưng không vì thế mà cô có được công việc như mong muốn. Đến giờ cô vẫn đang mong chờ những cuộc gọi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Dù đã nộp hồ sơ đi nhiều nơi nhưng kết quả mà cô nhận được vẫn là cái lắc đầu.
Có tri thức, học tốt, bằng giỏi nhưng vì sao họ vân không xin được viêc?
Trọng kinh nghiệm hơn trọng bằng câp
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, các công ty tuyển dụng có khuynh hướng tiếp nhận những người có thể làm được việc ngay. Họ ngại biến công ty thành nơi thực tập của sinh viên mới ra trường hoặc không muốn bỏ ra phí đào tạo lại vì vậy họ luôn từ chối ngay cả với những sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi của trường đại học danh tiếng.
Lê An Như cho biết thêm: "Các công ty đêu yêu câu cân phải có kinh nghiêm, khi có môt vị trí trông, họ đêu mong muôn tìm người có thê làm viêc được ngay. Trong khi dù đã học đúng trường, đúng chuyên ngành của lĩnh vực ây, chúng em cũng chỉ được trang bị toàn lý thuyêt, chứ chưa tiêp xúc với chứng từ, chưa đi làm bao giờ." Với tấm bằng giỏi, trình độ tiếng Anh tốt và tinh thần cầu thị nhưng các công ty tuyển dụng vẫn không chào đón cô chỉ vì cô là sinh viên mới ra trường.
Nguyễn Thị Hải Yến cũng như vậy, nhà tuyển dụng không chọn cô vì cô thiếu kinh nghiệm. Hải Yến chia sẻ: "Mình đã nộp hồ sơ vào 3 trường công lập, một trường dân lập nhưng đi phỏng vấn ở đâu họ cũng yêu cầu kinh nghiệm. Có nơi nhận mình nhưng là đi dạy tiểu học, không đúng với chuyên ngành của mình nên mình không nhận lời được. Nhiều lúc mình cũng đã nghĩ đến việc chuyển sang làm nghề khác nhưng bố mẹ không cho vì muốn mình làm giáo viên."
Điều mà An Như và Hải Yến có được đó là những kiến thức chuyên ngành được biết qua những cuốn sách, những bài giảng. Họ giỏi lý thuyết nhưng điều đó hoàn toàn không đủ. Cái họ cần có thêm đó chính là sự cọ xát với thực tế công việc, là kinh nghiệm và vốn sống. Sẽ là tốt hơn nếu như khi còn là sinh viên An Như và Hải Yến chịu khó cộng tác với doanh nghiệp, cơ quan trong lĩnh vực ngành học của họ, vừa để rèn nghề vừa để làm dày thêm kinh nghiệm của mình. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những người năng động và biết việc.
Kỹ năng mềm thiếu và yếu
Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm làm việc thì không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội lập nghiệp do thiếu kỹ năng mềm. Nhiều người không nhận thức đúng, đủ về vấn đề này. Hầu hết rất bị động, hiểu mơ hồ về kỹ năng mềm, vai trò của kỹ năng mềm đối với công việc của mình. Điều này khiến cho kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay còn yếu.
Đánh giá về kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay, thạc sĩ Trịnh Lê Anh - Phó khoa Du lịch học, giảng viên bộ môn kỹ năng mềm ĐH Khoa học xã & Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: "Theo tôi điều đầu tiên phải nói là thiếu. Khi tôi ra nước ngoài tiếp xúc và có dịp so sánh, tôi nhận thấy thanh niên Việt Nam rất hồn hậu và tự nhiên chủ nghĩa. Các bạn sinh viên ở trường đại học của chúng tôi và những trường đại học mà tôi được biết, còn non nớt và thiếu tự tin hơn rất nhiều so với những bạn bè cũng trang lứa ở Malaysia, ở Indonesia, Singapore, thậm chí ở Lào và Campuchia. Tôi nghĩ rằng cái tự nhiên chủ nghĩa đã khiến cho tâm thế của người thanh niên Việt Nam bị thấp đi".
Thạc sĩ Trịnh Lê Anh: Kỹ năng mềm của sinh viên còn thiếu và yếu!
Hai năm trở lại đây, nhiều cơ sở đào tạo đã được mở ra với mục đích nâng cao kỹ năng mềm cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ đào tạo được một lượng nhỏ sinh viên mỗi năm. Chính vì vậy mà trong hàng ngàn sinh viên ra trường mỗi năm chỉ có số ít người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Không hiếm trường hợp sinh viên đạt kết quả học tập rất tốt nhưng khi phỏng vấn xin việc gặp nhiều khó khăn. Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, đặt vấn đề, kỹ năng team work, giao tiếp tiếng Anh... vân điểm yếu của các bạn. Mặc dù đây được coi là những kỹ năng tối cần thiết khi phỏng vấn xin việc.
Những trường hợp trên đã chỉ ra rằng, kiến thức thực tế và vốn sống cũng là hành trang quan trọng để sinh viên tự tin đi làm sau này. Anh Trần Quang Đạo, giám đốc công ty Luật Asem nói: "Các bạn sinh viên khi đến phỏng vấn xin việc thường tự tin về kiến thức trong sách vở nhưng khi được yêu cầu làm công việc bổ trợ khác như là tư vấn hay giao tiếp với khách hàng thì lại rất kém. Thông thường chúng tôi phải chấp nhận đào tạo các bạn lại từ đầu. Sẽ khả quan hơn nếu các bạn biết rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho công việc và trước đó đã làm quen với các công ty thì đến bây giờ sẽ thích nghi nhanh hơn".
Đúng là nếu như các bạn sớm tự định hướng cho mình những việc cần làm từ khi còn là sinh viên, rèn luyện kỹ năng phục vụ công việc sau này thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, nêu trước đây có ý thức làm dày thêm kinh nghiệm và vốn sống thì bây giờ các bạn sẽ đỡ lúng túng và có nhiều lựa chọn hơn.
Theo Khám Phá
Những sinh viên không thể ra trường Học khá, điểm thi đầu vào cao nhưng không có nghĩa là dễ dàng tốt nghiệp đại học nếu không học tập nghiêm túc. Nhiều sinh viên đã ngậm ngùi rời giảng đường. Theo thống kê của nhiều trường ĐH, dù đã chuyển đổi sang hình thức đào tạo tín chỉ nên sinh viên (SV) có thể tốt nghiệp chậm nhưng qua những...