Xu hướng lựa chọn học nghề
Thành quả từ nỗ lực phân luồng, hướng nghiệp, hiện nay đã có nhiều học sinh chọn học nghề sau khi rời trường phổ thông để sớm có việc làm, thu nhập ổn định.
Dù còn nhiều khó khăn, các trường nghề, trung tâm giáo dục cũng đã khẳng định được vị trí của mình với chất lượng đào tạo và đầu ra thuyết phục. Học nghề đang là xu hướng để phụ huynh và học sinh cân nhắc lựa chọn: việc làm hay bằng cấp?
Sớm cho học sinh tìm hiểu, trải nghiệm về học nghề để có định hướng rõ hơn về tương lai
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trên 80% học sinh, sinh viên các trường nghề sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm ổn định. Nhiều doanh nghiệp (DN) chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo để đặt hàng khi học sinh, sinh viên còn trên ghế nhà trường.
Còn trong tỉnh, hiện có đầy đủ trường cao đẳng, trường trung cấp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên An Giang (Sở Giáo dục và Đào tạo), 5 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện và 5 trường trung cấp có dạy hệ giáo dục thường xuyên trực thuộc Sở LĐ-TB&XH.
Các cơ sở thực hiện linh hoạt đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp, phù hợp với thực tiễn của địa phương và đơn vị, tổ chức nhiều đợt giới thiệu phân tích ngành nghề học phù hợp với nhu cầu thực tiễn, từ đó thu hút học viên theo học ngày càng nhiều.
Video đang HOT
Những đơn vị này thực hiện việc liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp mở các lớp đại học, trung cấp chuyên nghiệp hệ vừa làm vừa học… Chỉ tính riêng hệ giáo dục thường xuyên, số lượng các học viên tham gia chương trình cấp THPT đầu năm học 2019-2020 là 2.661 học viên (so năm học trước 2.060 học viên) số học sinh học giáo dục thường xuyên kết hợp học trung cấp nghề 1.008 học viên.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tinh hình mới, cùng với các giải pháp đổi mới trong nhà trường, từ năm 2019, Sở LĐ-TB&XH phối hợp Trường Cao đẳng Nghề An Giang tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Qua 2 năm tổ chức, giáo viên các trường hưởng ứng tham gia, đầu tư bài giảng ở các hình thức: lý thuyết, thực hành và tích hợp để dự thi. Hội giảng được các học viên theo dõi, quan tâm để tìm sức hút trong đào tạo nghề.
Thầy Trần Bảo Xuyên (giáo viên đạt giải A và giải nhất chung cuộc tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp lần thứ II-2020) chia sẻ, những năm gần đây, xu hướng chọn nghề của các em học sinh có những tín hiệu tích cực. Con đường đại học đối với các em không còn là lựa chọn duy nhất, đặc biệt là những học sinh gia đình không có điều kiện kinh tế hoặc sức học tập hạn chế. Đa phần các em sẽ lựa chọn con đường học nghề để rút ngắn thời gian và có thể tham gia ngay vào thị trường lao động. Ngoài ra, nhờ thị trường tuyển dụng chú trọng đến năng lực và hiệu quả công việc nên việc học nghề và nâng cao tay nghề để đi làm là con đường lựa chọn khá phù hợp với các em.
Dẫn chứng tại Trường Trung cấp Nghề Châu Đốc, nhờ vị trí địa lý và chính sách phát triển kinh tế vùng đã tạo nên một số ưu thế trong việc đào tạo nghề của trường. Hiện có rất nhiều ngành đào tạo và thế mạnh phù hợp cho học viên lựa chọn như: kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí; nghiệp vụ nhà hàng… Trang thiết bị của nhà trường được đầu tư đồng bộ, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường lao động đúng chuyên môn.
Vì thế, học sinh của trường sau khi tốt nghiệp đa phần đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Nhà trường luôn duy trì và phát triển mối quan hệ với các DN tại địa phương, nhất là các nhà hàng, khách sạn lớn, các cửa hàng dịch vụ tin học, DN cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngành điện lạnh với mục tiêu cập nhật chương trình trình đào tạo theo kịp xu thế của thị trường.
Thầy Xuyên cho biết, hiện nay, tại TP. Châu Đốc, hầu hết các cửa hàng tin học, nhà hàng, khách sạn, các DN cung cấp dịch vụ ngành điện lạnh đều có học sinh của trường đang làm việc với mức thu nhập đảm bảo và ổn định. Việc lựa chọn học nghề hiện nay được xem là lựa chọn sáng suốt trong thời điểm “thừa thầy, thiếu thợ”. Những người được đào tạo nghề bài bản, đúng chuyên môn chính là đối tượng các nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Thi tốt nghiệp cao đẳng nghề: Khi người sử dụng lao động cùng vào cuộc
Thi tốt nghiệp, các sinh viên phải thể hiện các kỹ năng thành thạo trên máy móc, thiết bị, trước sự chứng kiến và đánh giá của doanh nghiệp. Qua đó, chứng minh sinh viên ra trường đủ khả năng làm việc ngay tại vị trí sản xuất
Sinh viên nghề cơ điện tử thực hiện phần thi thực hành theo các modun và đề thi riêng.
Kỳ thi có sự tham gia của doanh nghiệp
Đây là điểm khác biệt của giáo dục nghề nghiệp với các bậc học khác. Chia sẻ tại kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề đang diễn ra, Nguyễn Văn Long - sinh viên lớp Cơ điện tử 11A, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, hoàn thành đề thi, em phải thuyết trình được yêu cầu kỹ thuật, lợi ích và công dụng của hệ thống tự động hóa khi doanh nghiệp ứng dụng vào thực tế sản xuất. Phần thực hành Long và các bạn đã được chuẩn bị chu đáo. Các thầy hướng dẫn, tập luyện rất nhiều các bài tập về bảo trì, vận hành, tháo lắp, lập trình trên máy móc, thiết bị. Bảo đảm được hệ thống tự động hóa chạy hoàn chỉnh, linh hoạt theo yêu cầu đề ra.
Theo đánh giá của Long, về phần lý thuyết bài thi của em làm khá tốt, ước đạt điểm trên 80%. Long và các bạn rất tự tin và thoải mái trong kỳ thi này, hình thức thi công bằng, minh bạch. Đề thi bao phủ các kiến thức, kỹ năng từ năm thứ nhất cho đến năm học cuối, sát với những nội dung đã được học và thực hành, thực tập.
"Em nhận thấy nghề cơ điện tử trong hiện tại và tương lai có rất nhiều cơ hội việc làm, bên cạnh đó nhà trường đã cam kết việc làm ngay sau tốt nghiệp. Đối với em, đây cũng là một "duyên nghề", em muốn học tập, làm việc và phát triển sự nghiệp từ nghề cơ điện tử. Sau kỳ thi em sẽ về làm việc tại một doanh nghiệp do nhà trường giới thiệu ít nhất 2 năm để lấy kinh nghiệm và tiếp tục tìm kiếm một cơ hội phát triển tốt hơn" - Long chia sẻ.
Tham gia vào quá trình thi tốt nghiệp của nhà trường, ông Nguyễn Đăng Khiết - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Chế tạo thiết bị điện lưới miền Bắc cho biết, doanh nghiệp đặc biệt chú ý theo dõi và đánh giá phần thi thực hành, bởi đây là nội dung liên quan đến các vị trí việc làm trong doanh nghiệp. Trong nghề điện, có rất nhiều chi tiết được đánh giá như đi dây, độ an toàn, gọn gàng, bảo đảm cách điện tốt... Về cơ bản, các sinh viên đều nắm chắc cả về lý thuyết và kỹ năng thực tế.
"Chúng tôi trực tiếp quan sát quá trình thi của các sinh viên, chỉ ra những điểm kỹ năng tốt và chưa tốt để cùng nhà trường đánh giá. Xoáy sâu vào tiêu chí ra trường là phải làm được việc ngay. Khi sinh viên nào tự tin trong thi cử, thì doanh nghiệp cũng đã có thể đánh giá được trình độ, kỹ năng chuyên môn, như vậy sinh viên đó đã có thể được điền tên tuyển dụng vào vị trí việc làm cụ thể cho lần tuyển dụng tiếp theo" - ông Khiết nhấn mạnh.
Theo ông Khiết, từ nhiều năm nay, doanh nghiệp đều nhận sinh viên về thực tập và đã tuyển dụng các em về làm việc. Mức lương cơ bản từ 7 - 10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó doanh nghiệp tạo cơ chế khoán để thúc đẩy năng suất lao động, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động, người năng lực tốt mức lương có thể lên tới 15 - 20 triệu đồng/tháng...
Hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp
Trao đổi thông tin về kỳ thi tốt nghiệp, ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, năm nay, nhà trường tổ chức thi tốt nghiệp cho 700 học sinh sinh viên. Tại kỳ thi, có đại diện doanh nghiệp đến tham gia và chấm thi phần kỹ năng.
Sinh viên sẽ phải trải qua 3 nội dung thi trong đó có kỹ năng thực hành. Đây là phần thi quan trọng nhất, các em phải mô tả được tất cả quá trình, quy trình thực hiện nội dung yêu cầu của bài thi, thực hiện nhiều kỹ năng kỹ thuật, vận hành máy móc, thiết bị công nghệ cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện bài thi. Hình thức thi này được doanh nghiệp đánh giá cao và hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng đào tạo của nhà trường.
Ngay trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp đã tham gia vào tất cả các khâu liên quan, từ khâu định hướng, hướng nghiệp cho các em học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp. Hàng năm, doanh nghiệp cùng nhà trường xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với doanh nghiệp, nhu cầu của xã hội. Trong quá trình học tập, sinh viên của nhà trường được đến doanh nghiệp kiến tập, thực tập kể cả thực tập tốt nghiệp. Giai đoạn cuối cùng là tuyển dụng, bao gồm cùng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp và đánh giá kỹ năng.
"Tôi cho rằng, đây là một kỳ thi rất hiệu quả đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nói chung và của nhà trường nói riêng. Thông qua kỳ thi này, doanh nghiệp có thêm một lần nữa nhìn nhận trình độ kỹ năng của các ứng viên, từ đó doanh nghiệp sẽ có góc nhìn khách quan hơn để quyết định ký hợp đồng lao động ngay sau khi các học sinh, sinh viên tốt nghiệp" - ông Đồng Văn Ngọc chia sẻ.
Khối trường nghề tuyển sinh hơn 776 nghìn người Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, trong 6 tháng đầu năm, các trường thuộc khối giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tuyển sinh được hơn 776 nghìn người. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2020 do Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB&XH) vừa tổ chức. Cụ...