Xót thương cho trò nghèo mất mẹ vì bị container cán, cô chủ nhiệm đăng đàn ‘xin mọi người ít tiền lo tang cho mẹ, viện phí cho bố’
‘Cô ơi, em xin phép cô cho em nghỉ học’…
Hôm nay (15/5), trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện về em học sinh lớp 11 mất mẹ, bố nguy kịch sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến nhiều người không khỏi xót thương.
Câu chuyện được cô giáo chủ nhiệm Hoàng Thị Nga – dạy tiếng Anh tại trường THPT Tân Kỳ ( Nghệ An) chia sẻ:
‘XIN CỘNG ĐỒNG CHUNG TAY GIÚP HỌC TRÒ CỦA EM
Cô ơi, em xin phép cô cho em nghỉ học…
Vì sao?
Vì em phải giúp mẹ. Mẹ em là lao động chính, mẹ em giờ không đủ sức để lo cho chị em em nữa đâu…
Cô biết người mẹ ấy hiền lương, chất phác, lam lũ lắm…
Thế rồi, hôm nay, vụ tai nạn thương tâm đã cướp mất mẹ của em. Thân thể cũng không còn nguyên vẹn, bô cấp cứu viện tỉnh sống chết khó lường. Bà nội tuổi 80, em nhỏ mới học lớp 7. Không biết em sẽ chịu đựng nỗi đau này như thế nào. Lại còn lo cho bố, cho bà, cho em… Gia cảnh khó khăn lại càng khốn khổ.
Là giáo viên chủ nhiệm của em, xin các học trò cũ, bạn bè, các nhà hảo tâm… hãy chung tay chia sẻ, giúp cho em Đào Thị Thu Hoài, học sinh của em có được ít tiền lo tang cho mẹ, lo viện phí cho bố.
Tạm thời mọi sự giúp đỡ xin gửi về số tài khoản của cô Hoàng Nga:
51110000371533
Hoàng Thị Nga
Video đang HOT
Ngân hàng BIDV
Em và đại diện của nhà trường, tập thể lớp xin được cập nhật và trao lại cho học sinh của mình’.
Câu chuyện thương tâm của cô học trò được cô giáo Hoàng Nga chia sẻ trên trang cá nhân
Bài đăng của cô Hoàng Nga hiện đang nhận được sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người thân, bạn bè và các thế hệ học trò cũ đã ‘của ít lòng nhiều’ quyên góp cho hoàn cảnh đáng thương của cô học trò nhỏ.
Liên hệ với cô Hoàng Nga, cô cho biết Thu Hoài là học sinh lớp 11C6 (Trường THPT Tân Kỳ) do cô làm chủ nhiệm.
Bố mẹ Hoài gặp tai nạn vào khoảng 19h tối qua (14/5) khi hai vợ chồng đi lấy chè để ngày mai bán. Khi đang trên đường, hai người bị một xe máy đâm vào, văng ra và bị container chở gỗ cán qua. Vụ tai nạn khiến mẹ Hoài tử vong tại chỗ, bố nguy kịch hiện đang cấp cứu tại bệnh viện tỉnh.
Người thân và làng xóm láng giềng tổ chức lễ tang cho mẹ của Hoài
Được biết, bố mẹ Hoài sinh được 3 cô con gái, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hoài là con thứ, sau còn có em gái học lớp 7.
Bố Hoài vốn có vấn đề về sức khỏe nên mẹ là lao động chính. Hồi tháng 3 năm nay, Hoài từng xin cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học để đi làm công nhân ở Bắc Ninh, phụ giúp kinh tế cho mẹ.
Căn nhà đơn sơ, gần như không có nhiều vật dụng đáng giá của Hoài
‘Trên lớp, Hoài học khá, đạt học sinh tiên tiến, lại nhỏ nhắn dễ thương. Thật khó tưởng tượng, với cú sốc này, em sẽ phải chịu đựng nỗi đau như thế nào nữa’ - cô Hoàng Nga bày tỏ.
Thu Hoài (áo vàng) và chị gái hiện cũng đã đi làm công nhân
Quý độc giả và các nhà hảo tâm có thể giúp đỡ hoàn cảnh của nhân vật qua:
Số tài khoản của cô giáo Hoàng Nga:
51110000371533 – Ngân hàng BIDV – chủ tài khoản: Hoàng Thị Nga
Hoặc số tài khoản của Đào Thị Thu Trang – chị gái Thu Hoài:
46810001687195 - Ngân hàng BIDV – chủ tài khoản: Đào Thị Thu Trang
Xin chân thành cảm ơn!
Câu chuyện cậu sinh viên lượm ve chai của Giáo sư Trương Nguyện Thành gây sốt mạng xã hội
Kể chuyện chàng sinh viên đi lượm ve chai, 'giáo sư quần đùi' nhắn nhủ phụ huynh: Đừng giới hạn con bằng hiểu biết của mình!
Mới đây, "giáo sư quần đùi" Trương Nguyện Thành của Đại học Hoa Sen chia sẻ trên Facebook cá nhân chuyện cậu sinh viên phải theo mẹ đi nhặt ve chai hàng đêm và bàn về "giới hạn của cha mẹ khi định hướng cho con".
Câu chuyện được chia sẻ lại trên nhiều diễn đàn, khiến không ít phụ huynh tự vấn: "Liệu mình có đang áp đặt góc nhìn hạn hẹp vào tương lai của con?". Một số cha mẹ khác băn khoăn: "Muốn chọn cá lớn thì buộc phải bỏ cá nhỏ, hay vẫn còn cách khác?".
Huy (tên nhân vật đã được Giáo sư Thành thay đổi để đảm bảo quyền riêng tư) là sinh viên năm thứ Tư khoa Ngôn ngữ Anh. Hai mẹ con Huy sống nương tựa vào nhau bằng nghề lượm ve chai. Bốn năm trước, vì biết đến hoàn cảnh khó khăn của Huy nên thầy Thành tặng huy suất học bổng toàn phần của Đại học Hoa Sen. Những mong Huy nhờ cơ hội này mà phát triển, đổi đời. Nhưng nhân buổi gặp gỡ, không ngờ Huy tâm sự rằng vừa thi rớt mấy môn.
Hỏi ra mới biết, vì đêm đêm đi lượm ve chai cùng mẹ để kiếm sống, ngày còn đi dạy tiếng Anh ở trung tâm nên Huy không còn mấy thời gian và sức lực dành cho việc học.
Thầy Thành "té ngửa" vì sự đánh đổi không khôn ngoan của cậu học trò. 8 giờ đi lượm ve chai chỉ bằng 2 giờ đi dạy tiếng Anh ở trung tâm. Giờ chịu khó khăn về kinh tế một chút, đầu tư thời gian vào học, sau này kiếm tiền dễ hơn bao nhiêu. Vậy mà hằng đêm Huy vẫn chọn cách lang thang ngoài đường để rồi lên lớp không còn sức mà học.
Hỏi ra mới biết, Huy thừa hiểu thiệt hơn. Nhưng mẹ em nghĩ việc lượm ve chai có thu nhập ổn định nên vẫn muốn con trai đi lượm. Chàng trai hiếu thảo nghĩ rằng cuộc sống chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau, nên chẳng muốn cãi lời!
Hiểu tấm lòng người con của Huy nên thầy Thành quyết định mời mẹ em lên nói chuyện. Ban đầu, tuy đã phân tích nhưng người mẹ vẫn muốn Huy đi lượm ve chai, nhưng sẽ cho Huy về sớm hơn để có thời gian nghỉ ngơi.
Dường như thấy mẹ Huy vẫn chưa hiểu triệt để vấn đề, thầy Thành gọi cả một bạn khác đang học cùng ngành lên. Đó là một bạn nữ người dân tộc Tày, cũng có hoàn cảnh khó khăn, về điều kiện và sức học tương đương với Huy nhưng hiện tại đã sắp mở công ty riêng. Điều khác biệt duy nhất là thời gian rảnh cô để học hỏi, khởi nghiệp, thay vì đi lượm ve chai!
Người mẹ hiểu ra vấn đề và nói sẽ để Huy có thời gian học hành, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất tương lai.
Kể ra câu chuyện trên, Giáo sư Trương Nguyện Thành nhắn nhủ: "Làm cha mẹ làm sao bạn hiểu được hạn chế trong sự hiểu biết của mình về xã hội trong tương lai và những thay đổi trong môi trường sống trong tương lai khi định hướng cho con? Thật sự chỉ có nhà thông thái mới biết giới hạn của mình còn đa số chúng ta, bạn cũng như tôi đều không biết điều mình không biết."
Giáo sư Trương Nguyên Thành - Đại học Hoa Sen (Ảnh từ Facebook của nhân vật)
Câu nói này khiến đa số cha mẹ phải giật mình nhìn lại cách mình định hướng cho tương lai của con. Chúng ta "không biết điều mình không biết", để rồi áp đặt sự hiểu biết có giới hạn của mình vào con đường của con trẻ.
Bài viết nhận được nhiều lời khen vì thầy đã nhiệt tình giúp mẹ con Huy đi đúng đường. Có người nói: Vì mẹ Huy ít học, ít lý lẽ nên dễ tiếp thu, còn nhiều phụ huynh khác ỷ mình có học để không chịu thay đổi, bắt con đi theo lối mòn cứng nhắc mà cha mẹ hoạch định.
Một số bình luận cho rằng phụ huynh có cái lý của riêng họ. Họ cũng trải qua đủ bão giông nên muốn con mình đi theo con đường vững chắc dù quen thuộc. Ổn định hay mạo hiểm, có nên để con bỏ cá nhỏ để bắt cá lớn, hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Rich kid lớp 11 ngồi Maybach kể về cái khó của người giàu: "Họ mua cái gì cũng phải xem giá" Gia Kỳ - rich kid 2k3 từng gây xôn xao cộng đồng mạng vì lấy thẻ đen làm thước kẻ, chi 100 triệu để bay cùng Ngọc Trinh hoá ra ngoài đời rất... khiêm tốn. Ấn tượng của tôi về Gia Kỳ - rich kid 2k3 đình đám trên MXH là lấy thẻ đen làm thước kẻ, đi ăn một bữa tối với...