Xôn xao vụ nhà trường ép học sinh kém không thi lớp 10: Bộ GD-ĐT yêu cầu xử nghiêm nếu có
Bộ GD-ĐT cho biết đang xác minh thông tin một số trường học yêu cầu học sinh lớp 9 có học lực không tốt chuyển trường hoặc phải cam kết không thi vào lớp 10.
Hiện nay trên mạng xã hội đang lan truyền nhiều thông tin phản ánh việc một số trường tại Hà Nội yêu cầu học sinh có học lực không tốt phải chuyển trường hoặc cam kết không thi vào lớp 10 để tránh ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường. Bộ GD-ĐT cho biết lãnh đạo Bộ đã nắm được thông tin này và dã chỉ đạo ngay các đơn vị chức năng xác minh làm rõ và sẽ yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm nếu có tình trạng trên.
Bộ GD-ĐT cho biết, nếu phụ huynh có bất cứ thông tin và minh chứng nào về nội dung này, đề nghị gửi về cơ quan Bộ GD-ĐT theo địa chỉ email: trungtamtruyenthonggiaoduc@moet.edu.vn, hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0985111179 và 0943316147.
Thực tế, những thông tin về việc học sinh yếu kém được “khuyên”, được vận động không thi vào lớp 10 đã có từ nhiều năm nay trước thềm mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều ý kiến cho rằng, những “luật bất thành văn” này không nhằm hướng nghiệp cho học sinh mà hướng đến việc…bảo vệ thành tích của các trường./.
Video đang HOT
Tạo 'vitamin hạnh phúc' trong nhà trường
Tháng 3.2020, là một trong số trường đầu tiên dạy học online, nhưng chưa kịp hạnh phúc vì có thể duy trì dạy học, chúng tôi đã phát hiện ra học sinh của mình gặp khó khăn vì bị nhốt trong nhà, bị giảm tương tác so với thường ngày.
Nên ngay từ đó, song hành với giải pháp dạy và học online hiệu quả, trường cũng quan tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh - TS. Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) chia sẻ.
Giảm bớt áp lực cho thầy cô, học sinh
Từ thực tế đó, các thầy cô giáo Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã cùng trao đổi, làm xuất hiện khái niệm vitamin hạnh phúc. Theo đó, nhà trường khích lệ mỗi thầy cô phải luôn có kho vitamin hạnh phúc, để mỗi giờ học có thể tặng cho học trò; mỗi học sinh có thể tự tạo ra vitamin hạnh phúc để tặng thầy cô, bạn bè; tổ chức cuộc thi ảnh về vitamin hạnh phúc thể hiện các hoạt động trong gia đình của học sinh. Vitamin hạnh phúc của học sinh còn được gửi đến mọi người, với cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền phòng chống Covid-19, viết thư cho bố mẹ, người thân của các bạn trong lớp là bác sĩ... giúp các em cảm thấy có thêm niềm vui, tạo thêm động lực. Với việc học tập, nhà trường quan tâm xây dựng đề cương ôn tập, kiểm tra đánh giá phù hợp với việc dạy học trực tuyến...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại tọa đàm tham vấn chuyên gia về giải pháp đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh chiều 8.4
TS. Nguyễn Thị Thu Anh cho biết, ảnh hưởng Covid-19 vẫn còn hiện hữu với nhiều khó khăn. "Quay trở lại trường học trực tiếp 1 tháng nay, chúng tôi thấy giáo viên không còn chuyên nghiệp như trước, sức khỏe cũng không còn tốt như trước. Học sinh cũng vậy. Ngay khi học sinh trở lại trường, chúng tôi tổ chức kiểm tra giữa học kỳ II, các thầy cô choáng, sốc với kết quả. Bởi so với thời điểm này cách đây 2 năm, học sinh của chúng tôi không còn học tốt như trước, dù đề cương ôn tập cũng như kiểm tra đã giảm so với yêu cầu".
"Chúng tôi tìm cách giảm bớt áp lực với giáo viên, học sinh. Tôi trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm về giải pháp hỗ trợ học sinh đến trường học trực tiếp. Ở mỗi khối lớp, các cô giáo đưa ra giải pháp, như cử học sinh tốt hơn hỗ trợ bạn, học nhóm qua phần mềm; hướng dẫn học sinh kém là vai trò của giáo viên bộ môn, đặc biệt là sự đồng hành của cha mẹ...".
Quan tâm bằng các hoạt động cụ thể
Khi học sinh có điểm kiểm tra giữa kỳ II kém, có tình trạng một số khối lớp đã yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm, cam kết giai đoạn tới cố gắng học hơn. TS. Nguyễn Thị Thu Anh cho rằng, kết quả học tập của học trò là kết quả dạy của giáo viên. Kết quả kém thì người đầu tiên phải viết bản kiểm điểm là giáo viên. Kết quả học của con là kết quả của sự đồng hành, quan tâm của bố mẹ. Nếu con có kết quả học tập kém, thì người thứ hai phải viết bản kiểm điểm là bố mẹ. "Hai người ấy chưa viết bản kiểm điểm, thì đừng vội yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm..."
TS. Nguyễn Thị Thu Anh cho rằng, tuyên truyền để thầy cô, cha mẹ học sinh cùng hiểu vai trò của sức khỏe tâm thần là điều quan trọng, cần được đề cao
Bên cạnh đó, nhận thức về sức khỏe tâm thần trong xã hội còn hạn chế. Nhiều người quan tâm tới sức khỏe thể chất, nhưng quan tâm tới sức khỏe tâm thần còn hạn chế. Chẳng hạn, khi có một học sinh bị trầm cảm, bác sĩ đề nghị phải nhập viện và nghỉ học 10 ngày, thì phụ huynh học sinh cho rằng con mình giả vờ. Đưa ra ví dụ này, TS. Nguyễn Thị Thu Anh đề xuất, đẩy mạnh tuyên truyền để thầy cô, cha mẹ học sinh cùng hiểu vai trò của sức khỏe tâm thần. Các bộ, ngành cần tăng cường tập huấn kỹ năng liên quan đến sức khỏe tâm thần cho mỗi cha mẹ biết cách chăm sóc con. Các nhà trường cũng nên quan tâm vấn đề này. Như Trường Nguyễn Tất Thành có sinh hoạt CLB cha mẹ học sinh về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học trò, ngoài chuyên gia trao đổi, bố mẹ cũng cần chia sẻ kinh nghiệm của mình...
Từ câu chuyện của nhà trường Nguyễn Tất Thành, TS. Nguyễn Thị Thu Anh khẳng định: Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh là điều mỗi nhà trường cần quan tâm, có các hoạt động cụ thể và triển khai đồng bộ trong nhà trường, để hỗ trợ những khó khăn, vấn đề của học trò.
Chiều 8.4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về giải pháp đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. Phân tích những ảnh hưởng của Covid-19, áp lực học tập, giáo dục gia đình, tác động của thông tin trên môi trường mạng internet... từ đó các chuyên gia, đại diện bộ, ngành liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp từ các góc độ khác nhau cho vấn đề này.
Học sinh trở lại trường: Dạy bài mới kết hợp củng cố kiến thức Gần 2 tháng nữa sẽ kết thúc năm học song nhiều nơi học sinh tiểu học lần đầu tới trường hoặc vừa trở lại sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch. Buổi học trực tiếp đầu tiên của học sinh Trường Tiểu học Ba Đình (Ba Đình, Hà Nội). Dạy học trong bối cảnh đó đòi hỏi các nhà trường, giáo...