Xóm vùng cao cuối cùng ở Thái Nguyên có điện lưới quốc gia
Thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, chiều 11-9, lễ đóng điện công trình điện xóm Cao Biền (xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) hoàn thành đóng điện lưới quốc gia trong niềm vui và sự háo hức mong đợi của gần 50 hộ dân vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và Bộ Công thương cắt băng khánh thành công trình điện xóm Cao Biền, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai.
Ước mơ thành hiện thực
Nằm cách trung tâm huyện Võ Nhai chừng 50 km, con đường đến với xóm Cao Biền khó đi, hiểm trở. Tất cả các hộ dân trong xóm là đồng bào người Dao, phần lớn các hộ thuộc diện nghèo. Những năm trước đây, vì không có điện lưới, nên một số hộ dân phải dùng máy phát điện nước nhỏ, lắp đặt ở các khe suối , dựng cây làm cột điện nên cứ mưa gió là cột đổ gãy, máy phát điện bị cuốn trôi hoặc hoen gỉ, hỏng hóc,… Sau nhiều năm mong đợi, chiều 11-9 với người dân xóm Cao Biền tựa như một ngày hội lớn, bởi dòng điện lưới đã về tới xóm sau bao năm tháng mong chờ. Càng vui hơn khi người dân nơi đây được đón các đồng chí: Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên T.Ư ảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương; Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo huyện Võ Nhai và đại diện một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cùng về dự lễ đóng điện trạm biến áp thuộc dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020 do Liên hiệp châu Âu (EU) tài trợ.
ây là dự án cấp điện nông thôn lưới điện quốc gia tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020 do EU tài trợ được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 3939/Q-UBND ngày 21-12-2018 với quy mô xây dựng mới một trạm biến áp 35/0,4 kV với công suất 100 kVA; xây dựng trên 5,6 km đường dây trung thế 35 kV đi qua hai xóm Cao Sơn (xã Vũ Chân) và xóm Cao Biền (xã Phú Thượng); gần 10 km đường dây hạ thế 0,4 kV với tổng mức đầu tư hơn 11 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 12-5-2020, hoàn thành nghiệm thu đấu nối ngày 26-8-2020.
Việc hoàn thành cấp điện cho xóm Cao Biền, là xóm bản cuối cùng của tỉnh Thái Nguyên chưa có điện lưới quốc gia đã khẳng định đến năm 2020, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành chương trình cấp điện cho tất cả xóm bản vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được cấp điện từ lưới điện quốc gia.
Niềm vui nhân đôi
Video đang HOT
Là xóm duy nhất của huyện Võ Nhai và xóm cuối cùng của tỉnh chưa có điện lưới quốc gia, điều kiện sống của gần 50 hộ người Dao ở xóm Cao Biền còn rất nhiều khó khăn. Thế nên, thật khó có thể diễn tả được hết tâm trạng phấn khởi của người dân khi được đón dòng điện lưới về xóm và niềm vui ấy được nhân lên khi sau lễ cắt băng khánh thành, rất nhiều món quà ý nghĩa đã được trao tặng các hộ trong xóm. Cùng chúc mừng, chung vui với nhân dân xóm Cao Biền và tỉnh Thái Nguyên, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy đã trao tặng Chi bộ và nhân dân xóm Cao Biền một bộ thiết bị âm thanh; đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương trao tặng người dân một màn hình ti-vi; đồng chí Vũ Hồng Bắc trao quà của UBND tỉnh cho nhân dân trong xóm trị giá 120 triệu đồng, bao gồm: Tiền xây dựng và thiết bị cho khu vui chơi trẻ em, hai màn hình ti-vi, tủ và nồi cơm điện; 50 suất quà Trung thu cho các hộ dân trong xóm và điểm trường, tặng một triệu đồng cho tập thể xóm Cao Biền, 26 suất quà đến các hộ nghèo và cận nghèo tại xóm (mỗi suất quà trị giá 400.000 đồng). Ban Dân tộc tỉnh cũng dành tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho người dân trong xóm.
Nhân dịp này, nhiều doanh nghiệp cũng đã trao tặng, ủng hộ nhân dân xóm nhiều vật phẩm, đồ dùng phục vụ đời sống tinh thần và vật chất. áng chú ý là 10 con bò giống trị giá 200 triệu đồng được ông Nguyễn Huy Quý, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long trao tặng 10 hộ nghèo.
Công ty cổ phần Đầu tư và khai thác khoáng sản Thăng Long tặng 10 con bò giống cho 10 hộ nghèo xóm Cao Biền, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai.
Với người dân Cao Biền, được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia thật sự là món quà ý nghĩa mà ảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương mang lại. iện về mang theo cho những niềm vui, niềm hy vọng và tin tưởng vào một tương lai no ấm, tươi sáng và hạnh phúc.
Dân bản Pú Chứn "khát nước": UBND huyện Thuận Châu nói gì?
Trao đổi với phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt về việc cuộc sống của 15 hộ dân ở bản Pú Chứn (xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đang bị đảo lộn vì thiếu nước sinh hoạt, đại diện lãnh đạo UBND huyện Thuận Châu khẳng định sẽ xây cho mỗi hộ dân ở đây một bể chứa nước mưa.
Trước đó, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt có đăng tải 2 bài: "Sơn La: Nắng nóng kéo dài, dân Pú Chứn gạn từng giọt nước nhiễm bùn"; "Clip: Vì sao Pú Chứn phải chắt chiu từng giọt nước, kể cả nước đục?" phản ánh về tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại bản Pú Chứn, xã Long Hẹ đang khiến đời sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.
Phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt làm việc với ông Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu.
Trao đổi với phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, cho biết: "Sau khi Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt có bài phản ánh về tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại bản Pú Chứn, UBND huyện đã giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện trực tiếp xuống cơ sở khảo sát và lập phương án".
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu: Ngày 10/3, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng đã phối hợp với UBND xã Long Hẹ lên bản Pú Chứn khảo sát để lập chủ trương đầu tư dự án xây bể chứa nước cho các hộ dân.
Huyện Thuận Châu sẽ xây dựng 15 bể nước cho 15 hộ dân ở nhóm I, bản Pú Chứn.
Theo biên bản làm việc ngày 10/3, giữa đại diện Ban quản lý dự án huyện với UBND xã Long Hẹ và chính quyền bản Pú Chứn về việc khảo sát lập chủ trương đầu tư xây dựng công trình bể chứa nước tại bản Pú Chứn, xã Long Hẹ. Hiện nay, bản Pú Chứn gồm có 34 hộ dân, chia thành 3 nhóm: Nhóm I có 15 hộ dân đang dùng 100% nước mưa; nhóm II có 14 hộ và nhóm III có 5 hộ đang sử dụng mó nước nhưng chưa đảm bảo.
"Hiện nay, Ban quản lý dự án huyện đã phối hợp với UBND xã Long Hẹ xây dựng được phương án và lập dự toán đưa vào đầu tư trong giai đoạn năm 2020. Đối với nhóm I dùng nước mưa 100% mà báo phản ánh, sẽ đầu tư xây dựng 15 bể chứa nước 5m3 cho 15 hộ dân; nhóm II xây dựng 1 bể nước 10m3 tập trung; nhóm III xây dựng 1 bể tập trung 5m3 cho bà con", ông Hoàng thông tin.
Do nắng nóng kéo dài, những hố tích nước mưa của bà con đã cạn trơ đáy khiến cuộc sống của 15 hộ dân ở bản Pú Chứn gặp nhiều khó khăn.
Như Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã phản ánh về tình trạng thiếu nước sinh hoạt kéo dài nhiều tháng qua tại bản Pú Chứn (xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đang khiến đời sống sinh hoạt của hàng chục hộ dân lâm vào cảnh khốn đốn. Người dân nơi đây đang phải dành dụm, chắt chiu từng giọt nước, kể cả nước không đảm bảo vệ sinh để tái sử dụng nhiều lần cho những công việc đòi hỏi cần đến nước dùng.
Bản Pú Chứn có 34 hộ dân sinh sống với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 90% (31/34 hộ). Hàng chục năm qua, bản Pú Chứn không có lấy một mó nước để uống. Để có nước sử dụng đảm bảo đời sống sinh hoạt, các hộ dân sinh sống tại đây cùng hợp sức lại đào nên những hố tích nước mưa "khổng lồ".
Để đảm bảo nước sinh hoạt, người dân Pú Chứn phải chắt chiu từng giọt nước và tái sử dụng cho nhiều công việc khác nhau.
Ông Mua Nỏ Thào - Trưởng bản Pú Chứn, bảo: "Gia súc, gia cầm đều đã bị rơi xuống những chiếc hố này. Con nào may mắn được người dân phát hiện và cứu được thì sống. Còn việc chuột, dúi, rắn chết trong hố là chuyện hết sức bình thường. Người dân cũng nhận thức được rằng uống thứ nước có động vật chết là mất vệ sinh và không an toàn nhưng không còn cách nào khác nên bà con đành chấp nhận".
"Nguyện vọng của người dân chúng tôi không có gì khác ngoài mong muốn được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng các bể chứa nước để khắc phục được những khó khăn trên. Không có cái khổ nào bằng thiếu nước sinh hoạt. Vừa rồi thấy có cán bộ về khảo sát các địa điểm để xây dựng bể cho bà con trong bản, chúng tôi vui lắm" - anh Thào bày tỏ.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, bà Giàng Thị Súa, bảo: "Các con, các cháu phải vất vả đi hàng chục cây số để chở nước. Bởi vậy, để tiết kiệm nước cho gia đình, một chậu nước đổ ra những người già như chúng tôi phải dùng đi dùng lại nước nhiều lần cho nhiều công việc khác nhau. Với lượng nước ít ỏi đó, sau một ngày đi làm nương về ngứa ngáy khắp người, tôi phải tận dụng cho 3 công việc khác nhau. Đầu tiên rửa tay, rửa mặt, rửa chân và cuối cùng đổ vào nồi cám để nấu cho lợn ăn".
Như vậy, sau khi tiếp nhận được thông tin phản ánh của Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, huyện Thuận Châu đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị chuyên môn khảo sát, nắm tình hình để triển khai đầu tư xây dựng bể chứa nước cho các hộ dân ở Pú Chứn, đảm bảo cho đời sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào nơi đây bớt đi những khó khăn. Qua đó, góp phần thiết thực trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Pú Chứn.
Theo Danviet
Gia Lai: Giúp hội viên cải thiện sinh kế, xóa nghèo Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hợp tác trung hạn giữa Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) với các tổ chức nông dân ở khu vực châu Á Thái Bình Dương (Chương trình MTCP 2). Đây là chương trình hướng đến mục tiêu cải thiện...