Xoay xở đóng “phụ phí” đầu năm cho con
Những khoản thu đầu năm học luôn là gánh nặng kinh tế của nhiều gia đình đặc biệt là những gia đình đông con, kinh tế khó khăn.
“Mẹ đỡ đầu” nâng bước em đến trường
Chị Nguyễn Giang ở huyện Đông Anh ( Hà Nội) mới tham dự 3 cuộc họp phụ huynh cho 3 con vào đầu năm học. Chị có hai con gái lớn năm nay học lớp 12, lớp 10 và con trai út học lớp 7.
Cứ đầu năm học vợ chồng chị lại vất vả xoay xở khắp nơi để đóng góp cho các con. Sau cuộc họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm thông báo chưa có hướng dẫn thu tiền học, còn những khoản phí khác chị Giang thấy số tiền cũng xấp xỉ như các năm học trước.
Những khoản thu với số tiền lớn: 5.213.000 đồng cho con học lớp 12; 4.779.000 đồng cho con gái lớp 10 và 4.000.000 đồng cho con trai út lớp 7. Mới những khoản đầu năm nhưng chị Giang đã phải đóng gần 15 triệu đồng. Số tiền đó với vợ chồng làm công nhân và lao động tự do như gia đình chị thì quả thực là một gánh nặng.
Chị chia sẻ: ” Tiền học của các con chị thấy không đáng mấy, nhưng có lẽ nặng nhất là các khoản thu đóng góp xã hội hóa như điều hòa, máy chiếu, ti vi…”. Từ tiền mua điều hòa, dẫn đến tiền điện, tiền bảo dưỡng, sửa chữa thì phụ huynh cũng phải góp. Để việc học tập đạt hiệu quả tốt hơn, thiết bị học tập phụ huynh cũng phải đóng góp trang bị đầy đủ như máy chiếu, tivi cỡ lớn.
Quỹ hội phụ huynh của lớp cũng đã phải đóng góp với mức 300.000 đồng cho tới 1.000.000 đồng. Với chị Giang mỗi khoản một ít như vậy nhưng dồn lại thì lại rất lớn, chị thấy quá sức với những gia đình nghèo khó khi cho con ăn học.
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 năm ngoái, công việc của hai vợ chồng anh chị đều bị trì trệ không có tiền đóng học cho con. Chị Giang đành “liều” vay nóng và chấp nhận mức lãi suất rất cao. Nhưng chị cũng không còn cách nào khác. Chị tâm sự: “Gia đình cũng không khá giả gì nhưng luôn lo lắng cho các con đi học đầy đủ nhất. Hai vợ chồng tôi cứ cố gắng động viên nhau, đời mình khó nhưng phải lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn để các con sau này có tương lai không khổ như bố mẹ”.
Video đang HOT
PH trường An Lạc 1 than phiền nhiều khoản thu tăng bất chấp, Hiệu phó lý giải
Phụ huynh Trường tiểu học An Lạc 1 than phiền về việc nhà trường tăng tiền điện của học sinh bán trú, cùng lúc xuất hiện rất nhiều khoản thu khác.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của một phụ huynh có con học lớp 1 Trường tiểu học An Lạc 1, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh nêu lên những thắc mắc về các khoản thu tiền mà nhà trường vừa thông báo.
Tiền điện học sinh bán trú tăng 100.000 đồng
Phụ huynh cho biết, nhà trường vừa quyết định tăng tiền điện thêm 100.000 đồng của học sinh bán trú, từ 300.000 đồng/học sinh/năm học lên 400.000 đồng/học sinh/năm học.
Phụ huynh nói rằng, giáo viên trong trường chia sẻ, với lớp học có sĩ số trung bình là 48 học sinh thì một năm học thu khoảng 14.400.000 đồng tiền điện (9 tháng, mỗi tháng chỉ dùng 24 ngày). Như vậy, số tiền điện phục vụ cho các lớp bán trú là khoảng 1,6 triệu đồng/tháng, là quá lớn và chắc chắn không thể nào dùng hết.
Như vậy, phụ huynh không rõ là cơ sở nào để nhà trường tăng giá tiền điện thu của học sinh?
Ngoài ra, phụ huynh còn phản ánh học sinh lớp 1 trong năm học này đã tổ chức học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc tiểu học, trong đó nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được thực hiện một cách có hệ thống, thống nhất trong môn Đạo đức.
Đặc biệt, chương trình mới còn có hẳn một môn học "Hoạt động trải nghiệm" có tài liệu học tập, nằm trong chương trình chính khóa. Thế mà nhà trường vẫn kết hợp với đơn vị bên ngoài tổ chức dạy kỹ năng sống, thu tiền 60.000 đồng/tháng thông qua phần mềm.
Trường tiểu học An Lạc 1, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: P.L)
Phụ huynh nói, rõ ràng đây là một việc làm không cần thiết, tốn kém chi phí của phụ huynh, mà hiệu quả thì không đo đếm được.
Cuối cùng, phụ huynh cho biết, trường tổ chức học Toán, Khoa học bằng tiếng Anh với chi phí 500.000 đồng/tháng/học sinh. Mỗi tuần học 2 tiết (1 tiết học 35 phút). Nếu tính với con số 48 học sinh/lớp, thì chi phí cho một tiết học 35 phút là 3 triệu đồng.
Phụ huynh không rõ trường mời giáo viên có trình độ gì, mà trả chi phí 3 triệu đồng/tiết dạy từ tiền phụ huynh đóng? Chưa kể là lớp học đông như vậy thì chất lượng sẽ ra sao, ai là người đảm bảo chất lượng đầu ra của học sinh khi phụ huynh bỏ ra số tiền như vậy?
Trong bối cảnh mà người dân vẫn còn nhiều khốn khó, quay cuồng sau đại dịch Covid-19. Viên chức đã mấy năm không được tăng lương, mà nhà trường tìm đủ mọi cách để tăng nguồn thu bất chấp hoàn cảnh của phụ huynh, dưới danh nghĩa là nguồn thu thỏa thuận.
Tiền điện tăng do thay đổi công suất máy lạnh
Ngày 22/9, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Hữu Trang - Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học An Lạc 1, quận Bình Tân đã có giải đáp về những vấn đề mà phụ huynh đề cập.
Đối với vấn đề tăng tiền điện của học sinh bán trú ở lớp 1,3,4,5, cô Hữu Trang giải thích, những năm trước, phụ huynh có ý kiến là máy lạnh công suất 1,5HP không đủ mát, nên yêu cầu được lắp máy lạnh công suất 2.0HP.
Từ máy lạnh 1.5HP lên 2.0HP thì đương nhiên tiền điện sẽ phải tăng, và còn phải nâng cấp cả hệ thống đường dây điện dùng cho máy lạnh.
Mức thu tiền điện 300.000 đồng/học sinh/năm học, nhà trường dự kiến một lớp 48 học sinh sẽ thu được 14.400.000 đồng/năm học. Việc chi trả tiền điện dùng cho 2 máy lạnh công suất 2.0HP chạy suốt từ 20 đến 22 ngày/tháng, mỗi ngày từ 7h15 đến 16h đều chạy máy lạnh ước tính là khoảng 1.400.000 đồng/tháng. Tính ra 9 tháng trong năm học sẽ hết 12.600.000 đồng.
Tiền bảo trì, rửa máy lạnh 3 lần/năm là 600.000 đồng. Ngoài ra còn phải nâng cấp đường dây điện máy lạnh để đảm bảo đủ lượng điện tải ổn định. Còn có thêm các khoản chi phí khác phát sinh như sửa chữa, bơm ga trong suốt cả năm học.
Các khoản thu tiền điện máy lạnh này, hàng năm nhà trường đều có công khai thu, chi cho phụ huynh học sinh biết vào cuối năm học.
Nếu đến cuối năm học, tiền điện sử dụng máy lạnh còn thừa, thì nhà trường sẽ chia đều trên đầu học sinh, chi hoàn trả lại cho phụ huynh. Năm học 2021 - 2022, tiền điện sử dụng máy lạnh còn thừa, nhà trường đã hoàn trả lại cho phụ huynh đầy đủ.
Cô Nguyễn Thị Hữu Trang khẳng định, việc chi tiền điện sử dụng máy lạnh cho toàn trường thật ra cũng không dư được như phụ huynh phản ánh.
Theo cô Trang, việc tổ chức dạy kỹ năng sống là một phần trường muốn cập nhật thêm cho học sinh một số kỹ năng thực hành thực tế mà học sinh còn thiếu nhiều. Việc giảng dạy kỹ năng sống này nhà trường thu với mức phí 60.000 đồng/tháng/học sinh đã 4 năm nay không có thay đổi.
Nhằm nâng cao việc học, giao tiếp tiếng Anh cho học sinh ngày càng tốt hơn, trường có thực hiện tổ chức học chương trình Toán - Khoa học bằng tiếng Anh với chi phí 500.000 đồng/tháng/học sinh, mỗi tuần học 2 tiết.
Nhà trường hợp đồng với trung tâm, chọn gói giảng dạy có mức giá thấp nhất. Học sinh học chương trình này sẽ được học trực tiếp với giáo viên bản ngữ, học trên phần mềm bổ trợ, với thiết bị học tập, cơ sở vật chất tốt.
Nhà trường cũng đã cố gắng hỗ trợ cho học sinh lớp từ lớp 1 đến lớp 3 học chương trình mới môn tiếng Anh 1 tuần 2 tiết miễn phí không thu tiền.
Do đây là việc giảng dạy theo nhu cầu của người học, nên trường đã lấy ý kiến đầy đủ từ phía phụ huynh.100% phụ huynh đã đồng ý trong phiên họp trước khi xếp lớp ngay từ đầu.
Những học sinh nào không học chương trình này sẽ được xếp vào một lớp khác, còn có học sẽ được xếp lớp khác. Phụ huynh có khó khăn thì cũng có thể chọn học lớp một buổi miễn phí.
Bảo hiểm tai nạn là khoản thu tự nguyện, phụ huynh không bắt buộc tham gia ĐỒNG NAI - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đề nghị, với khoản thu bảo hiểm tai nạn, các trường phải thông báo rõ cho phụ huynh đây là khoản thu tự nguyện, tham gia trên tinh thần tự nguyện, không được bắt buộc phụ huynh học sinh tham gia mua. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai...