Xóa sổ tín dụng đen, cách nào? – Hãi hùng các hội nhóm rủ bùng nợ
Làn sóng vay rồi rủ nhau bùng nợ hoặc chây ì trả nợ đang rộ lên trên các mạng xã hội sau khi hoạt động đòi nợ thuê bị cấm cửa và cơ quan chức năng tăng cường triệt phá hoạt động cho vay nặng lãi.
Hội nhóm bùng nợ trên Facebook – Ảnh: A.H. chụp lại
Dù các công ty tài chính đã thu hẹp hoạt động cho vay và chọn lọc kỹ người vay nhưng những hội nhóm bùng nợ vẫn ngày đêm chỉ vẽ cho nhau cách “bào” tiền từ các công ty tài chính, app vay tiền và cách đối phó sau đó.
Nhiều hội nhóm có những trao đổi mà người kiếm tiền chân chính cho rằng “hãi hùng” về độ “lầy”.
Lập hội, chỉ nhau cách vay rồi bùng
“Các bạn ai đã bùng FE CREDIT rồi xin cho hỏi: mình vay 50 triệu đồng, góp trong 36 tháng, mỗi tháng góp 2,55 triệu đồng, hiện tại mình góp được 12 tháng là hơn 30 triệu. Mình định bùng rồi đợi thỏa thuận xin trả nợ gốc, nhờ các bạn tư vấn giúp”.
“Em vay HD Saison và Mirae Asset mà giờ em hết khả năng đóng. Em thương lượng mà họ không chịu, bây giờ em nên bùng không ạ? Anh chị cho em động lực để bùng”.
Những câu hỏi nhan nhản trên các hội nhóm với những tên như “Hội bùng app vay tiền và chia sẻ cách đối phó”, “Hội bùng tiền FE Credit”, “Hội bùng app vay tiền online và chia sẻ cách đối phó”, “Hội bùng F88″… Mỗi hội nhóm quy tụ từ vài ngàn đến vài chục ngàn thành viên.
Mỗi ngày có vài chục câu hỏi được các thành viên gửi lên các hội nhóm. Các câu hỏi đại loại như: “Mọi người có app nào mới dễ vay chỉ em nhé”, “Em chấp nhận nợ xấu, ai có kinh nghiệm xin chỉ giáo cho em”…
Đặc điểm chung của nhiều trường hợp là ngay từ đầu chỉ nghĩ cách làm sao vay được nhiều nhất rồi bùng, hoặc thấy người khác bùng thành công cũng muốn làm theo.
Đáp lại các câu hỏi này, hàng loạt thành viên tỏ ra kinh nghiệm đã “vẽ đường cho hươu chạy”. Chẳng hạn nếu thành viên nào trả sắp hết rồi thì sẽ xúi trả hết để tạo lịch sử tín dụng tốt, sau đó vay lại nhiều hơn rồi… bùng một thể.
Có thành viên khoe chiến tích kiểu: “Nếu hết khả năng trả, muốn bùng, em chỉ cho vài chiêu tránh bị đăng hình, tránh bị gọi danh bạ…”, hoặc “Nhanh mọi người ơi, trang mới ra không thẩm định nợ xấu vẫn lụm được. Ai cần hú em xin ly cà phê thôi”.
Rất nhiều người vay khác cũng thể hiện có chủ đích bùng nợ vì cho rằng bên cho vay sẽ không bỏ thời gian, công sức để truy đòi khoản nợ chỉ vài triệu đồng.
Video đang HOT
Bùng nợ trở thành vấn nạn
Ông Marcin Trusz – giám đốc khối xử lý tín dụng FE CREDIT – cho biết hành vi cố tình không trả nợ, hay còn gọi là bùng nợ, đã trở thành một làn sóng. Những hội nhóm bùng nợ có tổ chức trên mạng xã hội lên tới hàng trăm nghìn thành viên trở thành vấn đề rất nan giải với các công ty tài chính.
“Với những khách hàng này, chúng tôi vẫn kiên trì với các giải pháp thu hồi nợ đang áp dụng hiện tại như liên hệ trao đổi với khách hàng về trách nhiệm trả nợ. Phân tích cho họ hiểu rõ việc chây ì trả nợ là hành vi phạm pháp và có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của họ trong tương lai”, ông Marcin Trusz nói về cách xử lý.
Song song đó, FE CREDIT cũng cho biết đã nộp đơn khởi kiện hàng nghìn khách hàng ra trung tâm trọng tài và tòa án trong năm 2022 và 2023.
Tuy nhiên, số khách hàng bị khởi kiện chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số khách hàng không trả nợ. Chỉ khoảng một nửa trong số đó là đã khởi kiện thành công. Nguyên nhân là thời gian xử và ra phán quyết với một vụ kiện như vậy rất lâu, có thể kéo dài tới 12 tháng.
“Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm và làn sóng rủ nhau bùng nợ nở rộ như vậy, thời gian qua hoạt động thu hồi nợ luôn được FE CREDIT ưu tiên.
Hoạt động giải ngân các khoản vay mới của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng. Chúng tôi phải thận trọng hơn và rà soát kỹ hơn trong việc chọn lựa khách hàng, tập trung vào những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt”, giám đốc khối xử lý tín dụng FE CREDIT nói.
Quảng cáo cho vay trả góp trên đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Thu nợ chủ yếu dựa vào thiện chí của người vay
Bắt kiểm sát viên liên quan hoạt động ‘ tín dụng đen’Công an giải cứu một phụ nữ bị nhóm tín dụng đen khống chế, đánh đậpTội phạm tín dụng đen mang cả quan tài, can xăng đi đòi nợ
Ông Nguyễn Quốc Hùng – tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng – cho biết theo quy định, công ty tài chính được nhắc nợ tối đa năm lần/ngày nhưng trong thời gian từ 7h đến 21h. Không được nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ cho tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ.
Nhưng thực tế, một số khách hàng cố tình, chủ động không phản hồi các hình thức nhắc nợ của công ty như không bắt máy, không liên lạc được…
“Trong khi đó, đặc thù khoản vay của công ty tài chính là các khoản vay nhỏ lẻ, không có tài sản đảm bảo. Biện pháp chính để thu hồi nợ là nhắc nợ. Nên kết quả thu hồi nợ phụ thuộc lớn vào thiện chí trả nợ của khách. Với những khách hàng cố tình quỵt nợ, việc áp dụng biện pháp thu hồi nợ thông thường hoàn toàn không có tác dụng” – ông Hùng nhận định.
Ông Bùi Đức Tài – phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an – cho biết lợi dụng việc cơ quan công an đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tội phạm tín dụng đen, các đối tượng đã chây ì không trả nợ. Những người này thành lập hội nhóm trên không gian mạng để hướng dẫn, lôi kéo khách vay bùng nợ.
Thực tế, không ít khách vay cố tình chây ì không trả nợ cho các công ty tài chính, thậm chí còn xảy ra tình trạng một số người đánh nhân viên thu hồi nợ của công ty tài chính.
“Việc nhiều khách hàng rủ nhau bùng nợ, thậm chí còn hành hung nhân viên thu hồi nợ, khiến các công ty tài chính siết chặt cho vay để đảm bảo nguồn vốn, hạn chế nợ xấu. Điều này dẫn đến việc người dân khó khăn tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức”, ông Tài phân tích.
Theo FE CREDIT, nếu không có hành động cụ thể, việc bùng nợ có thể tiếp tục xảy ra và có thể tác động đến nợ xấu không những cuối năm 2023 mà còn nhiều năm sau nữa.
Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả người đi vay và ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty tài chính tín dụng tiêu dùng và từ đó ảnh hưởng đến khó khăn của chính khách hàng do công ty tài chính phải siết chặt cho vay.
Núp bóng công ty luật để đòi nợ thuê
Theo cơ quan chức năng, sau khi hoạt động đòi nợ thuê bị cấm đã xuất hiện biến tướng mới là núp bóng công ty luật để đòi nợ thuê.
Thông tin về công tác đấu tranh, xử lý, ông Bùi Đức Tài – phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an – cho biết thời gian qua lực lượng công an đã triệt phá hàng loạt đối tượng núp bóng các doanh nghiệp, công ty luật.
Họ mua lại các khoản nợ xấu, nợ khó đòi của các app cho vay, công ty tài chính, ngân hàng, sau đó đe dọa để cưỡng đoạt tài sản.
Việc đòi nợ có ba cấp độ. Thứ nhất là gọi điện đe dọa, chửi bới. Thứ hai là gọi điện đe dọa, đưa các hình ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ, thậm chí dọa giết con nợ. Cấp độ ba là ném chất thải vào nhà hoặc mang quan tài, can xăng đến đòi nợ.
Công an TP.HCM triệt phá các băng nhóm chuyên núp bóng Công ty luật TNHH Power Law, Công ty luật Thế Hệ Trẻ; 64 bị can đã bị khởi tố tội cưỡng đoạt tài sản.
Hay Công an tỉnh Tiền Giang cũng đấu tranh chuyên án triệt phá băng nhóm cưỡng đoạt tài sản núp bóng Công ty luật TNHH Pháp Việt với 415 nhân viên chuyên mua lại các khoản nợ, đòi nợ thuê cho các chi nhánh ngân hàng, công ty tài chính với tổng trên 2,6 triệu hợp đồng để hưởng hoa hồng 4 – 35%/hợp đồng.
Ước tính các đối tượng đã đòi nợ được hơn 27.790 hợp đồng với số tiền trên 100 tỉ đồng. Đến tháng 8, đã khởi tố 111 bị can về cưỡng đoạt tài sản.
Cẩn thận chiêu giả mạo công ty tài chính, ngân hàng
Theo lãnh đạo một công ty tài chính, gần đây các ứng dụng giả mạo công ty tài chính để cho vay đang phát triển một cách chóng mặt, gây hiểu nhầm. Khách hàng rất khó phân biệt trang web, ứng dụng giả mạo với trang thông tin chính thống của các công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
TP.HCM mở cao điểm trấn áp tội phạm 'tín dụng đen'
UBND TP yêu cầu Công an thành phố mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, "tín dụng đen", kịp thời báo cáo kết quả thực hiện và các vấn đề phát sinh.
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh TP.HCM về tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động "tín dụng đen"
Theo UBND TP.HCM, gần đây xuất hiện một số phương thức, thủ đoạn mới, biến tướng, lợi dụng công nghệ cao, núp bóng doanh nghiệp để thực hiện các hành vi cho vay, đòi nợ trái pháp luật, gây bức xúc dư luận.
Quảng cáo cho vay tín dụng được dán khắp các hẻm phố
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý triệt để hoạt động "tín dụng đen", UBND TP giao Công an thành phố chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các hành vi liên quan đến "tín dụng đen".
Đồng thời, mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen", kịp thời báo cáo UBND TP kết quả thực hiện và các vấn đề phát sinh.
UBND TP giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh TP.HCM chủ động tham mưu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát triển hệ thống tín dụng, đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân.
Đẩy mạnh công tác rà soát, xác thực các tài khoản ngân hàng, xử lý triệt để tình trạng sử dụng tài khoản "ảo" để hoạt động "tín dụng đen".
Đối với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND TP.HCM yêu cầu tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông và an toàn thông tin, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các bài viết, nội dung, hình ảnh quảng cáo trái phép, các trang web, đường dẫn, ứng dụng có liên quan đến hoạt động "tín dụng đen".
Phối hợp chặt chẽ với Công an thành phố ứng dụng dữ liệu dân cư để triển khai công tác rà soát, xác thực các thuê bao Internet, thuê bao di động, loại bỏ ngay các SIM "rác" không để các đối tượng lợi dụng hoạt động "tín dụng đen".
UBND TP.HCM cũng đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phương thức, thủ đoạn và hậu quả của "tín dụng đen" để công nhân, người lao động nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác.
Đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ công nhân, người lao động tiếp cận các nguồn vay vốn an toàn, ưu đãi.
UBND TP cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức ...tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen".
Phối hợp tuyên truyền, bóc gỡ, tẩy xóa sản phẩm quảng cáo của các đối tượng hoạt động cho vay tài chính, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang nói về tín dụng "đen", vướng mắc trong PCCC ở Đồng Nai Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cho rằng vấn nạn tín dụng "đen" diễn ra trên cả nước; cần tuyên truyền để người lao động không rơi vào bẫy của các đối tượng cho vay nặng lãi. Chiều 11-8, các vấn đề "nóng" như tín dụng "đen" trong công nhân, vướng mắc của doanh nghiệp về PCCC...