Xóa điểm trường lẻ xóa nỗi nhọc nhằn
Thực hiện công tác sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học, trong giai đoạn 2016 – 2020, huyện Quan Sơn đã xóa được 78 điểm trường lẻ.
Đây được xem là sự thay đổi quan trọng để học sinh có môi trường học tập tốt hơn, chất lượng giáo dục cũng được nâng lên.
Từ điểm trường lẻ ở khu Hao – Hẹ ra điểm trường chính Trường Tiểu học Sơn Lư, học sinh được học tập với điều kiện tốt hơn.
Tránh những cơn dông, thoát cảnh lớp ghép…
Đến lúc này, cô giáo Hà Thị Tươi, giáo viên khu Hao – Hẹ, Trường Mầm non Sơn Lư (thị trấn Sơn Lư) vẫn chưa quên được cơn dông xảy ra ở học kỳ I năm học 2018 – 2019 tại khu Bon.
Cô giáo Tươi nhớ lại: “Lúc đấy, cả cô và trò đều hoảng sợ và chạy ra khỏi lớp học vì gian bếp ở ngay sát lớp đã bị đổ sập. 16 năm đứng lớp, đấy là lần đầu tiên tôi chứng kiến một cảnh tượng như vậy. Sang học kỳ II, có 57 học sinh ở khu Bon chuyển lên học ở khu Hao – Hẹ mới. Công trình ở khu Hao – Hẹ với 4 phòng học, 4 nhóm lớp gồm 60 học sinh. Điều kiện đã thuận lợi hơn cô, trò yên tâm dạy và học”.
Ở Trường Mầm non Sơn Lư trước đây có 1 điểm trường chính và 4 điểm trường lẻ đó là khu Bon, khu Hao – Hẹ, khu Bìn và khu Sỏi. Thực hiện chủ trương sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp, nhà trường đã được xóa 2 điểm lẻ ở khu Bon và khu Bìn.
Hiệu trưởng nhà trường, cô giáo Nguyễn Thị Thanh, cho biết: “Chúng tôi thực hiện xóa điểm trường lẻ, theo phương án dồn khu lẻ về khu lẻ vì nếu dồn từ khu lẻ về khu chính thì khoảng cách quá xa. 2 khu lẻ dồn lại cách nhau chỉ 1 km, thuận tiện cho phụ huynh đưa, đón con, đồng thời bỏ được lớp ghép, học sinh học đúng độ tuổi và được tổ chức ăn bán trú. Phụ huynh rất đồng thuận với chủ trương này”.
Còn ở Trường Tiểu học Sơn Hà (xã Sơn Hà), trước đây có 1 điểm trường chính và 2 điểm lẻ ở khu Xum và khu Lầu thì nay đã được xóa điểm lẻ ở khu Xum. Đối với học sinh lớp 4 và 5 ở khu Xum chuyển về điểm trường chính, còn học sinh lớp 1 – 2 và 3 về học tại khu Lầu.
Trước đây, khu Xum được xem là khu đặc biệt vì theo như chia sẻ của thầy giáo Hà Ngọc Tú, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Hà: “Ở khu này đã duy trì lớp ghép gần 20 năm. Tách ra thì học sinh không đủ nên buộc phải ghép lại. Một lớp học 2 trình độ. Từ đầu năm học 2020-2021, nhà trường đã vận động học sinh lớp 1 ở khu Xum ra khu Lầu trước, sang học kỳ II là lớp 2 và 3. Riêng lớp 4 và 5 đã ra điểm trường chính từ năm học 2016 – 2017″.
Video đang HOT
Theo lời giới thiệu của thầy hiệu trưởng, chúng tôi đã gặp cô giáo Hà Thị Hoài, từng “cắm bản” ở khu Xum 12 năm. Cô giáo Hoài sinh năm 1987, người dân tộc Thái. Hiện cô là giáo viên chủ nhiệm lớp 2C ở khu Lầu. Lớp 2C có 21 học sinh, trong đó có 6 em từ khu Xum ra.
Nhớ lại những năm tháng dạy học ở khu Xum, cô Hoài xúc động: “Thoát cảnh lớp ghép là niềm vui lớn cho cô và trò. Đó là khoảng thời gian thực sự khó khăn đối với chúng tôi. Một phòng học có 12 học sinh, nhưng có 6 học sinh lớp 1 và 6 lớp 2. Phòng học có 2 bảng, học sinh ngồi quay lưng lại với nhau. Ra khu Lầu, các em được gặp bạn bè nhiều hơn, phong trào học tập cũng tốt hơn”…
Còn đó bộn bề, trăn trở…
Xóa điểm trường lẻ với mục đích để cải thiện điều kiện học tập cho học sinh, tập trung nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục… Thực tế, từ những điểm trường chúng tôi dừng chân đã có những chuyển đổi tích cực rõ nét. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là xóa được điểm trường lẻ, lại đối diện với những khó khăn khác.
Ở Trường Tiểu học Sơn Lư (thị trấn Sơn Lư), sau khi xóa điểm lẻ khu Hao – Hẹ, đưa hơn 80 học sinh của 5 lớp lên điểm trường chính thì hiện ở trường này còn 1 khu lẻ là Sỏi – Bìn. Tại điểm trường chính hiện có 10 lớp, mỗi khối 2 lớp, đảm bảo 2 buổi học/ngày.
Theo thầy giáo Phạm Anh Tuyến, Hiệu trưởng nhà trường: “Các em lên đây được tiếp cận đầy đủ hơn với phòng tin học, ngoại ngữ, phòng đọc, khu đa năng… Nhưng do điểm trường lẻ trước đây lên điểm trường chính bây giờ cách nhau 5 km nên phụ huynh nào có điều kiện thì thuê xe trung chuyển đưa đón con hoặc gửi con ở nhà người thân gần trường buổi trưa, chiều đón về. Dù vậy, có những gia đình không có điều kiện thì họ sẽ nấu cơm, bỏ cặp lồng để trưa con ăn, nghỉ luôn tại lớp”.
Còn ở Trường Tiểu học Sơn Hà (xã Sơn Hà), học sinh điểm lẻ ở khu Xum đã được dồn vào khu Lầu. Mặc dù khu Lầu đã được đầu tư, sửa chữa để đảm bảo cho việc dồn khu, dồn lớp thì hiện nay lại không đáp ứng được yêu cầu về diện tích khi mỗi phòng chỉ hơn 20m2/21 học sinh.
Nhìn lại giai đoạn 2016 – 2020, trong 4 năm, Quan Sơn đã xóa được 78 điểm trường lẻ ở hai bậc mầm non và tiểu học, còn lại 54 điểm chưa xóa được. Cuộc hành trình này, bước đầu đã có những hiệu quả nhất định, là điều kiện để huyện tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, góp phần đưa tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 60%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đến nay đạt 58,5%, chất lượng giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực.
Chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, ông Chu Đình Trọng: Quan Sơn là huyện nghèo, địa hình khó khăn, ngoài sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh thì huyện đã có những chỉ đạo quyết liệt để thực hiện xóa điểm trường lẻ. Phấn khởi là bà con Nhân dân đã ý thức hơn trong chăm lo việc học cho con em mình. Tới đây, huyện tiếp tục lộ trình xóa điểm trường lẻ dù biết vẫn còn nhiều khó khăn”.
Đáng chú ý, trong hành trình xóa điểm trường lẻ ở Quan Sơn, có những trường 7 điểm lẻ thì đã xóa tới 6 điểm. Tuy nhiên, có trường phải chấp nhận việc không thể xóa điểm lẻ dù bà con rất mong muốn con em được về điểm trường chính học tập. Đó là khi điểm trường lẻ cách điểm trường chính hơn 10 km và phải đi qua nhiều con suối, có trường từ khu lẻ ra khu chính hơn 20 km.
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn, ông Lê Đình Xuân cho biết: “Đối với Quan Sơn, phần lớn điểm lẻ dồn về điểm trường chính, khó quá thì khu lẻ mới dồn lại với nhau. Vấn đề ở đây, nếu không dồn khu, dồn lớp thì không đủ giáo viên để dạy. Dồn được, học sinh sẽ có điều kiện công bằng hơn trong học tập. Tuy vậy vẫn còn một số như: chưa thể tổ chức được mô hình bán trú cho học sinh tiểu học, thiếu hơn 100 phòng học và vẫn còn thiếu gần 80 giáo viên.
Có những nơi dồn xong thì phải làm thêm phòng tôn, phòng gỗ mới đủ chỗ cho học sinh ngồi. Đặc biệt, tới đây sẽ thay sách giáo khoa lớp 3, trong đó các môn Tin học, Ngoại ngữ là bắt buộc. Ở điểm trường chính đang khó khăn về phòng học, giáo viên, nói gì ở các điểm trường lẻ…
Sung Thị Tông cô giáo H'Mông gọi trẻ đến trường
Ước mơ trở thành cô giáo để dạy các em nhỏ người H'Mông quê mình luôn thôi thúc Sung Thị Tông.
Với nghị lực phi thường, vượt qua bao khó khăn, vất vả, cô giáo người H'Mông đã thực hiện được mơ ước của mình, hàng ngày cô kiên trì "đi xuyên núi rừng" gieo chữ giữa đại ngàn.
Chúng tôi gặp Sung Thị Tông (25 tuổi), giáo viên điểm trường mầm non Xía Nọi, xã Sơn Thủy, huyện vùng cao Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khi tiết học đầu tuần kết thúc. Năm vừa qua, cô giáo người H'Mông vinh dự trở thành đại biểu dự Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa và dự Đại hội thi đua yêu nước toàn ngành Giáo dục năm 2020, được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen.
Những cung đường đến trường đầy khó khăn, vất vả của cô giáo cắm bản Sung Thị Tông
Câu chuyện đi học rồi trở thành cô giáo cắm bản của cô giáo Tông được người dân nơi đây kể lại như một tấm gương về sự nỗ lực, vươn lên trong đói nghèo, vất vả. Hơn 20 năm trôi qua, song với cô giáo Tông vẫn chưa bao giờ quên ngày đầu tiên đi học.
Cô Tông kể lại: "Cô la môt trong 7 đưa tre may măn nhât trong ban khi đươc căp sach tơi trương. Lơp học thuở bấy giờ là lớp ghep 3 trinh đô. Phong hoc chât chội nhưng thây giao vân phai kê 3 bang ơ 3 hương khac nhau đê day. Đô dung hoc tâp là nhưng quyên sach, chiêc but do chinh thây cô cho".
Mỗi sáng đón các em đến trường là niềm vui, sự động viên vô cùng to lớn
Những tháng ngày đi học khó khăn vất vả ấy đã thôi thúc Tông trở nên mạnh mẽ và biết nói lên ước mơ của mình. Năm 2016, Tông chính thức tốt nghiệp khoa Sư phạm Mầm non - Trường Đại học Hồng Đức. Với sức trẻ và sự nhiệt huyết của mình, Tông xin đứng lớp tại điểm trường Mùa Xuân, xã Sơn Thủy - đây là bản cách điểm trường chính và trung tâm xã 22km, giáp với Lào.
Đồng bào sống tự cung tự cấp, dựa vào trồng ngô, trồng lúa trên nương, cách trung tâm huyện khoảng 60km, cách nơi ở của Tông một ngọn núi. Song để đến với Mùa Xuân, cô Tông phải "đi xuyên" núi rừng với hơn 20km. Con đường rừng chỉ rộng khoảng nửa mét, 1 bên là núi 1 bên là vực.
Vào mùa khô thì đi xe máy sẽ mất khoảng hơn 5 giờ đồng hồ, còn đi bộ sẽ mất 1 ngày. Còn vào những ngày mưa bão, cô Tông ở lại trong bản cùng với bà con. Nhưng những khó khăn đó không làm cho cô Tông chùng bước mà càng thôi thúc cô nhanh đến điểm trường hơn.
Nhờ sự kiên trì vận động của cô Tông các em đã được đến trường học những chữ cái đầu đời
Tận mắt nhìn thấy những thiếu thốn của điểm trường, cô Tông đã quyết định tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường tìm cách kết nối với các đoàn từ thiện, các nhà hảo tâm để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ về đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế cho trẻ.
Trong hơn 1 tháng cô cùng các giáo viên khác đã kêu gọi được nhiều đồ chơi, đồ dùng, bàn ghế; đoàn thiện nguyện Búp Măng Non đã đến tại điểm trường Mùa Xuân tổ chức Tết trung thu; chương trình Vì trẻ em vùng cao và Nuôi em Thanh Hóa đã hỗ trợ nuôi ăn cho tất cả các cháu. "Khi cơ sở vật chất đã tạm ổn, sau mỗi buổi lên lớp, tôi đến từng nhà học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng cháu, động viên, tuyên truyền cho phụ huynh đưa trẻ ra lớp học...", cô Tông tâm sự.
Giờ ra chơi của cô và trò với tiếng hát vang vọng cả núi rừng
Rời điểm trường Mùa Xuân, cô Tông được phân công công tác tại điểm trường Xía Nọi. Trở về và được làm việc tại nơi mình sinh ra, lớn lên cô Tông rất vui mừng. Dưới mái nhà cấp 4 đơn sơ, lớp học của cô giáo Tông gồm 16 đứa trẻ ở cả 3 độ tuổi 3 - 4 - 5., hầu hết các em không nói và chưa hiểu tiếng phổ thông nên cô giáo Tông phải cùng lúc nói hai thứ tiếng, sau tiếng phổ thông sẽ lại phiên âm sang tiếng Mông để dạy cho các em.
Vượt qua bao khó khăn, vất vả ước mơ làm người gieo chữ giữa đại ngàn của cô Tông đã trở thành hiện thực
Để những đứa trẻ có thêm quần áo, đồ chơi, cô giáo Tông còn tìm mọi cách để kết nối với các đơn vị, cá nhân giúp đỡ điểm trường từ bàn ghế đến đồ dùng học tập, đồ chơi. "Dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng tôi hạnh phúc vì được trở về bản làng dạy học, được gắn bó với bọn trẻ và thực hiện ước mơ bấy lâu nay của mình. Tôi mong răng bản Mùa Xuân, Xía Nọi và nhiều bản làng vùng sơn cước se tiêp tuc nhân đươc sư quan tâm cua cac câp, cac nganh, cac nha hao tâm ... giúp ba con giam dân khoang cach vơi nhưng vung thuân lơi, cac chau đươc vui chơi, hoc tâp trong những điều kiện tốt nhất"", cô giáo Tông chia sẻ.
Chia tay cô giáo trẻ Sung Thị Tông trong buổi chiều cuối năm, chúng tôi vẫn còn nghe tiếng trẻ hát vang: "Trường của em be bé, nằm ở giữa rừng cây. Cô giáo em tre trẻ, dạy em hát rất hay..."
CTGDPT mới: Giáo viên chủ động linh hoạt, gia đình đồng hành sẽ thành công Ngành GD&ĐT Ninh Bình đã bước vào triển khai CT và SGK lớp 1 hơn 2 tháng. Xác định đổi mới là hành trình cần có thời gian và không dễ dàng nên nhà trường, GV đã chuẩn bị tâm thế vững vàng để "nhập cuộc" . Bước qua bỡ ngỡ Sau hơn 2 tháng triển khai CT, SGK lớp 1, cơ bản...