Xóa bỏ môn chính – môn phụ: Trước chỉ học thêm 3 môn, giờ phải đầu tư 6 môn

Theo dõi VGT trên

Tuyển sinh lớp 10, tuyển sinh đại học thì toán, văn, tiếng Anh vẫn là tổ hợp môn chiếm ưu thế nhất.

Rồi điểm đầu vào sư phạm môn toán cũng cao hơn các môn khác.

Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành có hiệu lực từ ngày 5/9 sẽ thay thế cho 2 Thông tư 58 và 26 quy định về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được ban hành trước đó. Đánh giá vì sự tiến bộ của người học, kế thừa Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT và yêu cầu việc đánh giá phải vì sự tiến bộ của người học.

Theo đó, việc đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình Giáo dục phổ thông, bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan. Việc đánh giá thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Hoạt động này phải coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh này với học sinh khác.

Xóa bỏ môn chính - môn phụ: Trước chỉ học thêm 3 môn, giờ phải đầu tư 6 môn - Hình 1

Cô Đặng Bích Hà – Giáo viên dạy môn Anh, Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu (quận hai bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Để có thêm thông tin đa chiều, thực tế về Thông tư 22, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với cô Đặng Bích Hà – Giáo viên dạy môn tiếng Anh, Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu (quận hai bà Trưng, Hà Nội).

Cô Hà nhận xét: “Điểm nổi bật trong Thông tư 22 là bỏ đánh giá học sinh yếu kém, về góc độ nào đó có thể thấy đây là điều nhân văn, nó xóa được mặc cảm bởi học sinh có cố gắng nhưng sức học mỗi em một khác, theo tôi đó cũng là cách để động viên học sinh vươn lên trong học tập cũng như trong quá trình sau này.

Hơn nữa điều này cũng sẽ giảm bớt được áp lực “chỉ tiêu thành tích” bởi các trường luôn muốn giảm số học sinh yếu kém. Một điều nữa là không tính điểm trung bình các môn, theo tôi cũng được.

Nhưng điều rất băn khoăn khi nghiên cứu Thông tư này, tôi thấy mới chỉ thay đổi từ ngữ, cách gọi mà thôi, còn bản chất vấn đề dạy học, thi cử thế nào thì tôi chưa thấy nói rõ. Đổi mới từ năm lớp 6, nhưng đổi như vậy thì cũng phải tính toàn diện là học sinh sẽ thi thế nào, thi cái gì?

Giờ đây tính cào bằng các môn như nhau, nhưng khi thi vẫn lại toán, văn, tiếng Anh. Thật sự là tôi chưa nhìn thấy các em sẽ học cái gì và thi ra sao. Việc học và thi cử chưa đồng bộ, nếu đã đổi mới thì phải đồng bộ từ học đến thi.

Một điều nữa là Thông tư 22 áp dụng cho toàn bộ khối lớp 6 trong năm học này, vậy giáo viên đã được tập huấn kĩ chưa, tập huấn thế nào thì tôi cũng không thấy nói đến. Và đã coi như nhau thì xin hãy điều chỉnh số tiết dạy các môn văn, toán…trong một tuần bằng với số tiết dạy các môn khác để giáo viên có sự công bằng.

Không còn coi trọng môn chính, môn phụ, về vấn đề này tôi cũng không đồng ý. Trong Thông tư 26 đã có thay đổi khi điểm môn toán, văn không nhân đôi là đã là hợp lí rồi, không còn quá coi trọng 2 môn này.

Nhưng đã là đi học thì môn toán, văn, ngoại ngữ cũng là những môn rất quan trọng, bây giờ lại cào bằng các môn đều học như nhau, vậy khi thi sẽ thi thế nào? Ngay như tuyển sinh lớp vào 10 và tuyển sinh đại học thì môn toán, văn, tiếng Anh vẫn là tổ hợp môn chiếm ưu thế nhất. Rồi tại sao điểm đầu vào sư phạm môn toán cao hơn các môn khác.

Nếu cho toán, văn không phải là môn chính, vậy cách tính điểm là 6 môn trên 8,0 sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng học sinh đua nhau đi học thêm các môn khác dễ học hơn với mục đích gỡ điểm cho toán, văn, như vậy là sẽ học dàn trải quá nhiều, vô tình lại tạo “đất sống” cho việc dạy thêm, học thêm. Trước đây chỉ đầu tư 3 môn, giờ đây các em phải đầu tư 6 môn, thêm thời gian và tiền bạc và công sức.

Nếu đã không còn môn chính môn phụ thì đối với học sinh cần phải có định hướng thế nào, ví dụ: Học như thế này, nhưng khi vào cấp III vẫn có thể chia được tổ hợp phù hợp với các con, có như vậy học sinh mới định hướng nghề nghiệp sớm sau này.

Nay lại được học dàn trải, không chuyên sâu cái gì, có học sinh không giỏi về toán, văn nhưng lại giỏi về thể thao và những năng khiếu đó có được tính hay không, có được cộng gì không bởi trong quá trình học các con không được tính điểm. Như vậy mới chỉ là đổi mới về từ ngữ, còn đổi mới thực sự trong quá trình học và thi thì tôi chưa hề thấy nói đến trong Thông tư này”.

Xóa bỏ môn chính - môn phụ: Trước chỉ học thêm 3 môn, giờ phải đầu tư 6 môn - Hình 2

Video đang HOT

Cô Đặng Bích Hà và học sinh Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Đạt hay chưa đạt là quá chung chung

Theo cô Hà: “Một điểm nữa là nhận xét, và muốn đánh giá kiểu gì trong quá trình học tập, có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ…Nhưng một nhận xét để ra được kết quả đạt và chưa đạt thì rất chung chung.

Vậy giáo viên được tập huấn việc này ra sao, thế nào là đạt và không đạt, hay do quan niệm của từng thầy cô? Có thầy cho rằng như thế là đã đạt rồi, nhưng cũng có giáo viên yêu cầu cao hơn nữa mới là đạt. Vậy nên hình thức chấm điểm là chuẩn chỉ nhất, nó ra được biểu điểm cụ thể mà nhìn vào ai cũng có thể biết được chính xác trình độ của học sinh đó đến đâu.

Tôi thấy Thông tư 22 đánh giá sự phát triển năng lực của người học theo 4 mức “tốt, khá, đạt, chưa đạt” đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số, và 2 mức “đạt, chưa đạt” đối với môn chỉ đánh giá bằng nhận xét.

Vậy đạt, hay chưa đạt ở đây chỉ là thay đổi cách gọi, đổi câu chữ mà thôi, mọi người vẫn ngầm hiểu đánh giá là chưa đạt sẽ tương đương với kém, như vậy thì thực chất mọi chuyện vẫn nguyên như cũ, kém vẫn hoàn kém chứ có phải gọi theo cách mới là tự nhiên giỏi lên đâu. Nếu chỉ thay đổi cách gọi, nhưng không thay đổi được các biện pháp cốt lõi để nâng cao chất lượng giáo dục, mọi chuyện vẫn “quanh quẩn” như cũ mà lại còn khó hơn cho giáo viên.

Ví dụ: Muốn đánh giá đạt hay không thì giáo viên vẫn ngầm quy ra điểm số mặc dù không ghi vào sổ, rồi dựa trên điểm số đó mới quy tiếp ra đánh giá. Như vậy loanh quanh vẫn là điểm số chiếm ưu thế, vẫn là tiêu chí để đánh giá đạt hay không đạt. Hơn nữa, chúng ta nói cho học sinh gỡ điểm nhiều môn thì đương nhiên phải tính điểm hết các môn, còn đánh giá thì khó có thể quy thành điểm để cộng được”

Cô Hà nhấn mạnh: “Thông tư 22 cũng sẽ rất lúng túng khi triển khai, giáo viên phải đồng bộ, được tập huấn ra sao để việc triển khai đổi mới có hiệu quả? Còn chỉ thay đổi câu chữ mà không có hướng cụ thể thì vẫn chỉ là “bệnh” thành tích mà thôi, và việc học thật, thi thật vẫn chưa được thay đổi về bản chất nếu cứ theo Thông tư này. Bộ cần phải xây dựng được một chuẩn đánh giá, chuẩn nhận xét thế nào, cũng như việc thi cử ra sao.

Chúng ta lâu nay luôn căn cứ vào việc thi, thi gì thì luyện đó, vậy nên chương trình học của các con phải được thay đổi đồng bộ. Chúng ta thi cử vẫn còn nặng nề, sách giáo khoa thay đổi nhiều nhưng tôi thấy không hề giảm tải, rồi lại đổi mới chương trình…nhưng lượng kiến thức về lí thuyết vẫn nhiều, thực hành hầu như rất ít, học sinh toàn học “chay” thì lấy đâu ra phẩm chất và năng lực.

Theo tôi, Thông tư cũng nên đề cập đến vấn đề chú trọng kĩ năng thực hành, chúng ta cứ thay đổi Thông tư nọ, Thông tư kia nhưng định hướng nghề nghiệp vẫn chưa rõ ràng, học gì cũng dàn trải. Học thế này dù nói thay đổi, nhưng chương trình cụ thể vẫn chưa thay đổi thì chất lượng giáo dục tôi nghĩ nó vẫn chưa thay đổi được”.

Xóa bỏ môn chính - môn phụ: Trước chỉ học thêm 3 môn, giờ phải đầu tư 6 môn - Hình 3

Thầy Nguyễn Tấn Lập – Giáo viên dạy Vật lý Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản (Thành phố Vũng Tàu). Ảnh: NVCC.

Quy định 6 môn trên 8,0 là làm giảm chất lượng

Cũng về Thông tư 22, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy Nguyễn Tấn Lập – Giáo viên dạy Vật lý Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản (Thành phố Vũng Tàu).

Thầy Lập cho biết: “Trước đây, muốn đánh giá một học sinh giỏi sẽ căn cứ vào điểm trung bình các môn từ 8.0 trở lên, còn hiện nay lại chỉ yêu cầu 6 môn có điểm tổng kết 8,0 như vậy là giảm yêu cầu, tôi cho là chưa chuẩn bởi xã hội phát triển thì kiến thức con người ta cũng như chất lượng giáo dục phải đòi hỏi cao hơn để hội nhập, vậy sao lại giảm đi?

Theo tôi, muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì rất cần những thay đổi như sau: Nâng dần yêu cầu về năng lực đội ngũ giáo viên, đổi mới cách dạy, chú trọng việc học đi đôi với thực hành, xem trọng giáo dục hướng nghiệp, đổi mới cách học và việc thi cử, chứ không phải chỉ thay đổi câu chữ, cách gọi như trong Thông tư.

Việc tăng lương cho đội ngũ giáo viên cũng rất quan trọng, nhưng đồng thời hàng năm cũng rất cần “gạn lọc” những giáo viên không chịu đổi mới, có năng lực yếu không đáp ứng đổi mới chuyên môn.

Tăng lương nhưng đồng thời có “gạn lọc” để bắt buộc các thầy cô phải thay đổi, phấn đấu đáp ứng yêu cầu năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. Không ít những thầy cô đã vào biên chế nhưng rất “ngại” thay đổi, vẫn đi theo lối dạy cũ đã không còn thích hợp, đây sẽ là những “viên đá” cản đường. Điều này còn làm mất cơ hội cho nhiều lớp giáo viên trẻ mới ra trường có trình độ nhưng không tìm được việc làm.

Nếu không làm quyết liệt những việc nêu trên thì việc đổi mới của Bộ Giáo dục cũng không có ý nghĩa gì bởi có quá nhiều “viên đá” cản đường, bởi quan hệ “gửi gắm”, bởi xin cho, tiêu cực…trong quá trình tuyển dụng giáo viên”.

Vị thế môn chính-môn phụ không nằm ở Thông tư 22 mà ở chương trình, thi cử

Việc phân bổ số tiết học/ tuần và quy định các môn thi tuyển sinh 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông và quy ước khối thi đã mặc định vị thế từng môn học.

Chương trình, sách giáo khoa trước đây hay chương trình giáo dục phổ thông 2018 không có từ nào khẳng định các môn học như: Toán, Văn, Anh là môn học chính. Các môn học khác như Công nghệ; Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật...là môn học phụ.

Thế nhưng, với việc phân bổ số tiết học/ tuần và quy định các môn thi tuyển sinh 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông và quy ước khối thi suốt mấy chục năm qua đã mặc định vị thế của từng môn học.

Vì thế, nhà trường, luôn định hướng và đầu tư vào những môn học trọng điểm hoặc đúng sở trường của học sinh để nhằm phát huy thế mạnh của từng nhà trường, từng cá nhân học sinh. Phụ huynh thì cho con đi học thêm ở những môn được xem là quan trọng nhất nhằm định hướng cho tương lai của con em mình.

Vị thế môn chính-môn phụ không nằm ở Thông tư 22 mà ở chương trình, thi cử - Hình 1

Số tiết phân bổ từng môn học ở cấp Trung học cơ sở - Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn

Thông tư 22 ra đời, chỉ bỏ được cách tính điểm trung bình môn học, bỏ được sự ràng buộc của các môn Toán,Văn, Ngoại ngữ trong xếp loại học lực cho học trò nhưng tư tưởng môn chính, môn phụ vẫn hiện hữu trong suy nghĩ của mọi người và trong chính chương trình học phổ thông.

Môn chính, môn phụ vẫn hiện hữu trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Ngay sau khi Bộ ban hành Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT thì nhiều ý kiến cho rằng các môn học ở trường phổ thông không còn môn chính, môn phụ bởi theo Thông tư này đã bỏ tính điểm trung bình các môn học, điểm số các môn đều có vị trí như nhau.

Đặc biệt, trong việc xếp loại học lực ở các mức không còn chịu tác động bởi 2 môn Văn và Toán (Thông tư 58) hoặc 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ (Thông tư 26) như trước đây nữa. Vì thế, nhiều người cho rằng chuyện môn chính, môn phụ sẽ không còn trong trường phổ thông nữa.

Thế nhưng, chúng tôi không cho là vậy- cho dù điểm số các môn học theo hướng dẫn của Thông tư 22 đã có vị thế ngang hàng với nhau.

Bởi, nhìn vào số tiết phân chia ở Trung học cơ sở và Trung học phổ thông ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì dù trên các văn bản pháp quy hướng dẫn không nói môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ là môn chính nhưng ai cũng ngầm hiểu đó sẽ là những... môn học chính.

Đối với cấp Trung học cơ sở, cả 4 năm học của cấp học này thì môn Toán và Văn đều có số tiết là 140 tiết/ năm, môn Ngoại ngữ 1 có số tiết là 105 tiết/ năm.

Môn Khoa học tự nhiên cũng có số tiết 140 tiết/ năm nhưng đây là môn học có 3 phân môn Lí, Hóa, Sinh mà 3 phân môn này là 3 môn học độc lập hiện nay.

Môn Lịch sử và Địa lý có 105 tiết nhưng cũng được ghép từ 2 môn học độc lập hiện nay là môn Lịch sử và môn Địa lí.

Các môn học còn lại chủ yếu có số tiết là 35 tiết, một vài môn ghép có 70 tiết/ năm học.

Ở cấp Trung học phổ thông thì 3 môn Toán, Văn, Anh là 3 môn học có số tiết 105 tiết/ năm và đây là các môn học có số tiết nhiều nhất trong mỗi năm học.

Như vậy, xuyên suốt bậc học phổ thông thì môn Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ 1 là những môn học có số tiết nhiều nhất và đây cũng là những môn học mà học sinh đang phải đi học thêm nhiều nhất.

Môn chính, môn phụ hiện hữu trong các kỳ thi, khối thi

Hiện nay, cấp học phổ thông có 2 kỳ thi tập trung là thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 do các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức và thường lấy 3 môn Toán, Văn, tiếng Anh để thi. Có địa phương lấy thêm tổ hợp để thi nhưng 3 môn Toán, Văn, tiếng Anh thì không thể bỏ.

Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trước đây và kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2 năm nay vẫn có 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, tiếng Anh.

Các khối xét tuyển đại học dù là khối nào đi chăng nữa vẫn hiện hữu ít nhất là 1 trong 2 môn Toán và Ngữ văn.

Như vậy, từ thực tế của chương trình, cách học tập, thi cử và trong suy nghĩ của nhiều người thì chuyện môn chính, môn phụ vẫn tồn tại chứ không thể hết- cho dù điểm số, xếp loại theo Thông tư 22 thì các môn học có vị thế ngang nhau.

Đôi điều băn khoăn từ hướng dẫn của Thông tư 22

Theo hướng dẫn của Thông tư 22 thì điểm số các môn học sẽ có vị thế ngang hàng với nhau. Học sinh đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc khi có kết quả rèn luyện và học tập cả năm học được đánh giá ở mức Tốt; kết quả học tập 6 môn học trở lên điểm cả năm đạt 9.0 trở lên;

Học sinh đạt danh hiệu Học sinh Giỏi khi có kết quả học tập và rèn luyện cả năm đánh giá mức Tốt; Kết quả học tập ít nhất 6 môn đạt điểm 8 trở lên và tất cả các môn học đều đạt 6.5 trở lên.

Điều này cũng đồng nghĩa môn học có số lượng 4 tiết cũng giống môn 1 tiết/tuần.

Rồi đây, học sinh có thể phải đi học thêm dàn trải ở tất cả các môn học để lấy điểm chứ không chỉ riêng vài môn cơ bản như trước đây.

Bởi vì, nếu học sinh, nhà trường trọng bệnh thành tích có thể sẽ nghiêng vào học những môn ít tiết để dễ dàng đạt danh hiệu thi đua, thành tích. Lúc đó, khen thưởng cho học sinh sẽ còn nhiều hơn cả bây giờ.

Chất lượng 3 môn học Toán, Văn, Anh ở cấp phổ thông có thể càng đi xuống và nó sẽ kéo theo chất lượng đại học, cao học, nghiên cứu sinh...đi cùng.

Đặc biệt, bản chất của chương trình học sẽ mâu thuẫn. Tại sao điểm số các môn học như nhau mà số tiết học các môn học lại có sự chênh lệch quá lớn? Chẳng hạn như môn Toán, môn Văn so sánh với môn Giáo dục Công dân, Công nghệ...

Vì thế, không có sự ràng buộc giữa các môn Toán, Văn, tiếng Anh trong xếp loại học sinh cũng chưa hẳn là một việc làm hay, phù hợp với thực tế chương trình của từng môn học tới đây.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ Quang Hải viral với màn nịnh chồng mượt như văn mẫu, cánh mày râu thi nhau gọi vợ vào học hỏiVợ Quang Hải viral với màn nịnh chồng mượt như văn mẫu, cánh mày râu thi nhau gọi vợ vào học hỏi
14:00:35 19/01/2025
Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vongTai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong
13:32:41 19/01/2025
Hot nhất MXH: Đại gia khóc lóc cầu xin vợ diễn viên tái hợp, kêu oan vụ ngoại tình với Hoa hậu Hoàn vũHot nhất MXH: Đại gia khóc lóc cầu xin vợ diễn viên tái hợp, kêu oan vụ ngoại tình với Hoa hậu Hoàn vũ
12:57:33 19/01/2025
Doãn Hải My cứ hát là hút triệu view, xuất sắc thế nào mà dân mạng tấm tắc "Đoàn Văn Hậu chọn vợ quá đỉnh"Doãn Hải My cứ hát là hút triệu view, xuất sắc thế nào mà dân mạng tấm tắc "Đoàn Văn Hậu chọn vợ quá đỉnh"
14:13:02 19/01/2025
Nam ca sĩ Việt nổi tiếng: "Gia đình mong tôi hạ cánh an toàn, tự hào nhiều nhưng cũng rất lo lắng"Nam ca sĩ Việt nổi tiếng: "Gia đình mong tôi hạ cánh an toàn, tự hào nhiều nhưng cũng rất lo lắng"
14:57:04 19/01/2025
Theo dõi lễ dạm ngõ của Á hậu Phương Nhi, tôi lặng lẽ rơi nước mắtTheo dõi lễ dạm ngõ của Á hậu Phương Nhi, tôi lặng lẽ rơi nước mắt
15:08:58 19/01/2025
Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹtCháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt
13:25:37 19/01/2025
Gần Tết, giúp việc đề nghị sốc, chủ nhà bật khóc nhìn mẹ nằm liệt giườngGần Tết, giúp việc đề nghị sốc, chủ nhà bật khóc nhìn mẹ nằm liệt giường
15:17:48 19/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi Hoa ngữ liên tục "tình tứ" ở họp báo phim mới khiến fan hú hét: Nhà gái đẹp rực rỡ như nữ thần mùa xuân

Cặp đôi Hoa ngữ liên tục "tình tứ" ở họp báo phim mới khiến fan hú hét: Nhà gái đẹp rực rỡ như nữ thần mùa xuân

Hậu trường phim

18:19:57 19/01/2025
Mới đây, họp báo phim Ngũ phúc lâm môn đã được tổ chức với sự tham gia của dàn diễn viên chính, trong đó bao gồm cặp đôi Vương Tinh Việt - Lư Dục Hiểu.
Cách chữa táo bón đơn giản không cần dùng thuốc

Cách chữa táo bón đơn giản không cần dùng thuốc

Sức khỏe

17:44:08 19/01/2025
Táo bón là rối loạn chức năng đường ruột khiến nhu động ruột không thường xuyên hoặc khó đi ngoài. Phân thường cứng và khô. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau bụng, đầy hơi và cảm giác như chưa đi đại tiện xong.
Marmoush đổi đời khi đầu quân Man City

Marmoush đổi đời khi đầu quân Man City

Sao thể thao

17:04:41 19/01/2025
Sky Sports cho biết tiền đạo người Ai Cập sẽ bỏ túi 13,5 triệu bảng mỗi năm tại Man City, với bản hợp đồng kéo dài đến mùa hè 2029.
Hàng xóm quay lén người phụ nữ Hà Nội hì hục lau cổng ăn Tết, tất cả bị sốc khi thấy toàn cảnh căn nhà

Hàng xóm quay lén người phụ nữ Hà Nội hì hục lau cổng ăn Tết, tất cả bị sốc khi thấy toàn cảnh căn nhà

Netizen

16:56:20 19/01/2025
Điều gây ấn tượng là bởi người phụ nữ đang lau dọn cổng của một căn biệt thự trông rất bề thế và sang trọng. Tưởng rằng công việc này là của người giúp việc, nhưng không, người phụ nữ đang lau dọn kia lại chính là... chủ nhân căn nhà!
Phim chưa chiếu đã phá kỷ lục 10 năm mới có 1 lần, nam chính bị ghét vì diễn dở nhưng đẹp trai không có đối thủ

Phim chưa chiếu đã phá kỷ lục 10 năm mới có 1 lần, nam chính bị ghét vì diễn dở nhưng đẹp trai không có đối thủ

Phim châu á

15:27:38 19/01/2025
Đây là siêu bom tấn sẽ ra rạp vào dịp Tết Nguyên đán, nam chính là ngôi sao nổi tiếng nhưng còn gây nhiều tranh cãi.
Bị phạt 5 triệu đồng vượt đèn đỏ, chồng khoá xe máy bắt tôi đi xe ôm cho đỡ tốn

Bị phạt 5 triệu đồng vượt đèn đỏ, chồng khoá xe máy bắt tôi đi xe ôm cho đỡ tốn

Góc tâm tình

15:21:47 19/01/2025
Ngay khi biết vợ bị phạt 5 triệu đồng vì trót vượt đèn đỏ, chồng không chia sẻ câu nào mà khóa luôn xe máy, yêu cầu tôi bắt xe ôm đi làm.
Khung cảnh hoang tàn hé lộ 1 sự thật về Chị Đẹp Đạp Gió 2024

Khung cảnh hoang tàn hé lộ 1 sự thật về Chị Đẹp Đạp Gió 2024

Tv show

15:00:40 19/01/2025
Nơi từng rộn ràng tiếng nói cười giờ đây chỉ còn là khoảng không gian trống trải, từng mảng trang trí và đồ đạc dần được tháo dỡ.
Sự thật về giọng hát live của RHYDER khiến netizen thừa nhận 1 điều

Sự thật về giọng hát live của RHYDER khiến netizen thừa nhận 1 điều

Nhạc việt

14:54:04 19/01/2025
RHYDER thể hiện bài hát không chỉ bằng giọng hát chắc chắn mà còn bằng nền tảng thanh nhạc vững vàng, kết hợp cùng khả năng hát live như nuốt đĩa , khiến mỗi câu hát đều thấm đẫm cảm xúc.
Israel đánh chặn tên lửa từ Yemen

Israel đánh chặn tên lửa từ Yemen

Thế giới

14:45:00 19/01/2025
Trong thông báo, quân đội Israel nêu rõ đã kích hoạt báo động không khích tại Jerusalem, một số khu vực ở miền Nam và miền Trung nước này. Không quân Israel đã kịp thời đánh chặn được các tên lửa.
Đắm mình trong không khí mùa xuân với chiếc váy hoa

Đắm mình trong không khí mùa xuân với chiếc váy hoa

Thời trang

14:40:10 19/01/2025
Từ váy hoa nhí đến maxi quyến rũ, mỗi lựa chọn sẽ mang đến một sắc thái khác nhau, nhưng tất cả đều giúp bạn trở nên xinh đẹp và tự tin hơn bao giờ hết.
Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An

Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An

Tin nổi bật

13:30:39 19/01/2025
Ngày 19/1, lãnh đạo thị trấn Hưng Nguyên (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết, cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân một nam bảo vệ tử vong trong phòng gác của trường học trên địa bàn.