Xóa bỏ cơ quan chủ quản: Trường đại học sẽ “sống” ra sao?

Theo dõi VGT trên

3 trường đại học đã trình Bộ GD&ĐT đề án thực hiện tự chủ khi không còn cơ quan chủ quản. Sắp tới, 36 trường đại học sẽ tiếp tục được thực hiện theo cơ chế này. Vậy, các trường đại học sẽ “sống” sao khi không còn cơ quan chủ quản?

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thí điểm chọn trong số 23 cơ sở giáo dục đại học tự chủ theo Quyết định 77 để tiếp tục triển khai giai đoạn về tự chủ cao hơn là không còn bộ chủ quản. Bộ đã trình Chính phủ thí điểm 3 trường đại học (Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản (Bộ GD-ĐT)) theo cơ chế bỏ chủ quản.

Xóa bỏ cơ quan chủ quản: Trường đại học sẽ sống ra sao? - Hình 1

Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ hướng tới đại học đa ngành, đa lĩnh vực khi không còn cơ quan chủ quản

Trao đổi với phóng viên Dân trí, GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, trường đã trình tới Bộ GD&ĐT đề án tự chủ cao hơn hướng tới không có cơ quan chủ quản.

Theo GS Đạt, nếu đề án tự chủ này được phê duyệt, trường sẽ phát triển theo hướng “Đại học đa ngành, đa lĩnh vực”. Hiện trường đang chờ ý kiến của Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án. Nếu được chấp thuận, trường sẽ triển khai ngay trong thời gian tới.

Tương tự, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đã trình Bộ GD&ĐT, đề án tự chủ của nhà trường khi không còn cơ quan chủ quản. PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, nếu không còn cơ quan chủ quản thì quyền tự chủ của các trường sẽ được thực hiện cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay, thực hiện xóa bỏ cơ quan chủ quản phải theo lộ trình thực hiện.

“Các trường phải có cơ chế quản trị mới, mô hình tổ chức mới theo Luật giáo dục ĐH mới. Theo đó, cấu trúc hoạt động nhà trường phải hiệu quả, nâng cao năng lực chuyên môn của nhà trường, quan hệ đối tác bên ngoài như thế nào… lúc đó, nhà trường thực hiện quyền tự chủ như “chìa khóa” xóa bỏ cơ quan chủ quản” – ông Sơn cho hay.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ chủ quản chịu trách nhiệm quản lý nhà nước tập trung vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch và các quy chuẩn chất lượng, tăng cường kiểm tra giám sát, vai trò thực thi, quản trị là thuộc về nhà trường. Như vậy rất tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản trị của nhà trường, giữa tự chủ, trách nhiệm tự giải trình với kiểm soát chất lượng.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục cho 36 trường ĐH, thực hiện thí điểm và đẩy mạnh quá trình thực hiện tự chủ theo hướng không cơ quan chủ quản.

Chưa xóa bỏ cơ quan chủ quản thì tự chủ chưa phát huy tác dụng

Trước năm 2014, quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn (đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế…) của các cơ sở giáo dục đại học còn bị hạn chế. Các cơ sở giáo dục đại học chưa phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo của cơ sở giáo dục đại học và đội ngũ các nhà khoa học trong công tác đào tạo, khoa học và công nghệ để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có tính “đột phá chiến lược” để phát triển kinh tế đất nước.

Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học vẫn còn mang nặng tính hành chính hóa, chưa thực sự chủ động, sáng tạo, kịp thời trong quản trị và tổ chức thực hiện.

Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 va giao cho 23 cơ sở giáo dục đại học công lập thí điểm tự chủ. Các trường được giao quyền mạnh hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức và tài chính; chủ động, linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từng bước chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu quả.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, kể từ khi Nghị quyết 77 được triển khai, thủ tục hành chính được giảm bớt, thời gian mở ngành được rút ngắn hơn đã giúp các trường chủ động trong đào tạo, tận dụng cơ hội mở các ngành đào tạo mới đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội. Quy mô tuyển sinh của các trường có xu hướng giảm xuống sau khi tự chủ.

Xóa bỏ cơ quan chủ quản: Trường đại học sẽ sống ra sao? - Hình 2

Quy mô tuyển sinh của các trường tự chủ

Trong bối cảnh số lượng các trường trong và ngoài nước ngày càng tăng lên, nguồn tuyển sinh trong nước chững lại, tổng quy mô tuyển sinh giảm với yêu cầu chất lượng đào tạo cao hơn, các trường tự chủ đã nhanh chóng thích ứng, thay đổi định hướng đào tạo ở các hệ khác nhau. Quy mô đào tạo chính quy đại trà có phần suy giảm trong khi quy mô đào tạo chương trình tiên tiến, chất lượng cao tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2015.

Xóa bỏ cơ quan chủ quản: Trường đại học sẽ sống ra sao? - Hình 3

Quy mô sinh viên theo các hệ đào tạo 2013-2017

Video đang HOT

Trên cơ sở được giao quyền tự chủ, các trường đã chủ động hơn trong việc quyết định hướng nghiên cứu và tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ.

Trong giai đoạn 2013-2016, s.ố đ.ề tài khoa học công nghệ được phê duyệt từ 2013-2016 nhìn chung tăng lên, trong đó số lượng đề tài cấp nhà nước và nghị định thư khoảng 15-20 đề tài/năm.

Đặc biệt, số lượng đề tài khoa học công nghệ cấp trường tăng mạnh từ 426 đề tài trong năm 2013 lên đến 546 đề tài trong năm 2016. Sự gia tăng này thể hiện sự định hướng rõ ràng về nghiên cứu khoa học cũng như tính chủ động của nhà trường trong việc phân bổ và sử dụng ngân sách của trường cho nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, số lượng các công trình, bài viết được công bố cũng tăng lên nhanh chóng. Các công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên môn nước ngoài tăng lên nhiều nhất (số lượng năm 2016 tăng hơn 2 lần so với năm 2013 – tăng từ 574 lên đến 1437 công trình).

Số lượng các bằng độc quyền và giải pháp hữu ích cũng tăng đáng kể, từ 21 (năm 2013) lên đến 61 (năm 2016), trong đó dẫn đầu là Trường Đại học Tôn Đức Thắng (liên tiếp các năm đều có bằng sáng chế), tiếp đến là Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Điện lực. Số hợp đồng chuyển giao công nghệ năm 2016 tăng gấp 1,33 so với năm 2013 và đó là thế mạnh của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam…

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự được đa số lãnh đạo cấp cao tại các trường nhìn nhận là khâu then chốt trong quá trình tự chủ của các trường đại học. Chính vì thế, nhiều trường đã thông suốt việc tự chủ đại học phải gắn liền với đổi mới quản trị đại học, trong đó thực hiện ngay việc thành lập Hội đồng trường.

Chính vì vậy, từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, các trường đã từng bước hình thành cơ cấu nhân lực phù hợp với lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên) tăng lên, trong khi đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên và nhân viên) giảm xuống, trong đó chú trọng hơn đến việc sử dụng công nghệ thông tin hoặc thuê ngoài nhằm tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy. Số lượng cán bộ/giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và học vị từ thạc sĩ trở lên tại các trường đã tự chủ tăng lên đáng kể, số lượng cử nhân giảm xuống so với giai đoạn trước tự chủ.

Theo số liệu báo cáo của các trường, nhìn chung các trường đảm bảo được toàn bộ chi hoạt động thường xuyên, thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học, miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, trích lập quỹ học bổng khuyến khích theo quy định va đêu co chênh lệch thu lơn chi. Cac trương đã trích lập quy đâu tư phat triên sư nghiêp, quy khen thương, phuc lơi, ôn đinh thu nhâp.

Lãnh đạo của một trường đại học cho biết, khi thực hiện tự chủ, thu nhập của người lao động đã tăng lên rõ rệt so với thu nhập bình quân giai đoạn trước. Cơ chế thí điểm tự chủ đã tạo điều kiện cho cac trường chủ động trong công tac xây dưng kê hoach tai chinh va dư toan ngân sach ngăn han, trung han, dai han. Cac trương chu đông trong quan ly, sư dung cac nguôn tai chinh đê triển khai thưc hiên các nhiêm vu cua trương phuc vu cho công tac giang day hoc tâp, nghiên cứu khoa học trên cơ sơ châp hanh quy chê thu chi nôi bô cua trương va cac quy đinh cua nha nươc vê quan ly tai chinh đảm bảo sư dung tiêt kiêm hiêu qua cac nguôn kinh phi.

TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam cho rằng, phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền. Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này thì cho dù có thành lập Hội đồng trường thì nó cũng không phát huy được tác dụng.

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Tự chủ đại học: Phải xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo của cơ quan chủ quản

Phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền. Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này thì cho dù có thành lập Hội đồng trường thì nó cũng không phát huy được tác dụng.

Nhà nước không thể trao quyền tự chủ của trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường. Đó chính là Hội đồng trường/Hội đồng quản trị.

Bởi vậy thành lập Hội đồng trường/Hội đồng quản trị là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho trường đại học. Tuy nhiên sức mạnh và cơ cấu thành phần của Hội đồng trường/Hội đồng quản trị lại phụ thuộc rất lớn vào hình thức sở hữu của loại hình trường đại học.

Nhà nước đã có một hành lang pháp lý gắn việc đầu tư với một số loại hình sở hữu tài sản để thu hút người dân tham gia chủ trương xã hội hóa phát triển giáo dục đại học.Trở lại các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để quản lý trường đại học thì thấy hiện chúng ta đang có các hình thức sở hữu sau: Sở hữu Nhà nước; Sở hữu tập thể; Sở hữu chung của cộng đồng; Sở hữu tư nhân; Sở hữu chung hỗn hợp.

Tự chủ đại học: Phải xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo của cơ quan chủ quản - Hình 1

Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường "đích thực" là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước khi muốn trao nhiều quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH.

Những bất cập và hệ lụy

Cùng với xu hướng gia tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH công lập cơ chế Hội đồng trường từng bước được khẳng định tại các văn bản pháp lý của Nhà nước.

Theo Luật Giáo dục 2005 Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường. Do Nhà nước luôn là chủ sở hữu của các trường công lập nên ở các trường công lập cả Hiệu trưởng lẫn Hội đồng trường dều cùng là người đại diện cho Nhà nước. Vì có sự chồng lấn về chức năng giữa Hiệu trưởng và Hội đồng trường như vậy nên phần lớn hiệu trưởng thường không muốn tiếp nhận cơ chế Hội đồng trường trong trường mình; và nếu phải chấp nhận thành lập Hội đồng trường thì chỉ xem nó như là một tổ chức tư vấn của mình.

Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường "đích thực" là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước khi muốn trao nhiều quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH.

Theo Nghị quyết 05 của Chính phủ (2005), Nhà nước chấp nhận cả hai loại hình trường tư thục: trường tư thục vì lợi nhuận và trường tư thục không vì lợi nhuận.

Thế nhưng, trong một thời gian dài quy định chỉ có một loại trường tư thục dẫn tới việc đưa đồng thời cả hai khái niệm "sở hữu tư nhân" (vốn chỉ có đối với loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận) và "sở hữu chung hợp nhất không phân chia" (thường chỉ có ở loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận) vào cùng một Quy chế 61 (sửa đổi).

Chính việc trộn lẫn các khái niệm sở hữu như trên đã dẫn tới sự can thiệp thô bạo vào quyền của những nhà đầu tư có ý định đưa nhà trường của mình đi theo hướng vì lợi nhuận; đồng thời làm cho việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục gặp nhiều trục trặc; có trường muốn ở lại với mô hình ĐHDL để tiếp tục theo sở hữu tập thể nhưng không được chấp thuận.

Những xung đột xảy ra khá phổ biến trong nội bộ các cơ sở GDĐH ngoài công lập (cả dân lập lẫn tư thục) trong thời gian qua chủ yếu là do sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong trường (giữa Hội đồng quản trị với Ban giám hiệu, giữa các cổ đông với nhau).

Để giải tỏa các xung đột này giải pháp tốt nhất là phải tách bạch quyền hạn và chức năng giữa nhóm thành viên góp vốn (sáng lập và đầu tư), hội đồng quản trị (định hướng và giám sát) và ban giám hiệu (quản lư và điều hành).

Trường đại học công lập: Không trao quyền tự chủ cho hiệu trưởng

Trong tổ chức quản trị Xã hội và Nhà nước có 2 loại định chế tổ chức rất phổ biến: Một là, định chế có cấu trúc kiểu tập quyền (cấp trên bổ nhiệm cấp dưới và cấp dưới phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên dưới dạng các quyết định cá nhân; mọi nhà trường đều có cơ quan/bộ chủ quản; trường không được quyền tự chủ hoàn toàn); Hai là, định chế điều phối tự quản kiểu hội đồng ( qua bầu chọn đại diện của các nhóm lợi ích có liên quan; không có cơ quan/bộ chủ quản; trường được tự chủ tối đa ).

Từ việc phân tích các điểm mạnh, yếu của 2 định chế tổ chức này Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã nêu:

"...Trên cơ sở hình thành hội đồng trường đại diện cho cộng đồng xã hội, các cơ sở giáo dục đại học hoạt động tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội, tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản..."

Có một số nhận xét rút ra từ quan điểm chỉ đạo trên:

- Quyền tự chủ của nhà trường chỉ có thể trao cho Hội đồng trường, không thể trao cho Hiệu trưởng. Trường hợp ngược lại Hiệu trưởng rất dễ trở thành nhà độc tài. Do đó chỉ các trường đại học công tự chủ mới thực sự cần có Hội đồng trường.

- Hội đồng trường chỉ thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường khi nó đại diện cho cộng đồng xã hội (chứ không phải chỉ đại diện cho tập thể các thành viên của nhà trường theo cơ chế sở hữu tập thể của trường đại học dân lập kiểu cũ, lại càng không phải là tổ chức tư vấn của Hiệu trưởng).

- Phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền. Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này thì cho dù có thành lập Hội đồng trường thì nó cũng không phát huy được tác dụng.

Từ những phân tích trên chúng tôi đề nghị xây dựng hội đồng trường trong các cơ sở GDĐH theo định hướng sau:

- Hội đồng trường là tổ chức quản trị, là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường đại học công lập tự chủ, đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của cộng đồng xã hội đối với nhà trường.

- Thành phần của hội đồng trường:

Đối với các trường đại học tự chủ : bao gồm các thành viên trong trường ( Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn, Thanh niên, giảng viên và cán bộ quản lý) và các thành viên ngoài trường (đại diện của cơ quan quản lý trường, các cựu lãnh đạo nhà nước có uy tín, các nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng, các doanh nhân tiêu biểu, vừa có tâm vừa có tầm, các cựu sinh viên thành đạt,...). Để bảo đảm tính khách quan của các quyết nghị của Hội đồng trường (không bị chi phối bởi các lợi ích cục bộ) thành phần ngoài trường phải chiếm đa số.

Trừ Chủ tịch Hội đồng trường làm việc chuyên trách và có lương tất cả các thành viên còn lại của Hội đồng trường đều hoạt động theo chế độ tự nguyện, không hưởng phụ cấp.

Đối với các trường đại học bình thường (vẫn còn theo cơ chế bộ chủ quản): Hội đồng trường (nếu có) thực tế chỉ giữ vai trò của tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng nên thành phần trong trường có thể chiếm đa số.

Trường đại học tư thục: Hội đồng quản trị không can thiệp trực tiếp vào công việc điều hành hàng ngày của Ban giám hiệu nhà trường

Những minh chứng nêu ở trên cho thấy Nhà nước cần phải tách bạch rõ hơn hai loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận và hoạt động không vì lợi nhuận kèm theo các định chế về tổ chức và tài chính, đồng thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các trường khi chuyển loại hình, chứ không nên xem trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận chỉ là một dạng đặc biệt của trường đại học tư thục..

Đối với trường đại học hoạt động vì lợi nhuận.

Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục một thời gian dài chỉ áp dụng được đối với loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận.

Ở loại trường này Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường; các cổ đông (tức là người góp vốn) không chỉ được hưởng lợi tức không giới hạn mà còn có quyền được can thiệp vào công việc điều hành nhà trường, được giữ các vị trí trọng trách trong trường; còn các cán bộ, nhân viên của trường (từ Hiệu trưởng trở xuống) thực chất chỉ là những người được các cổ đông (nhất là những cổ đông có cổ phần lớn) tuyển dụng.

Do đó các nhà giáo dục, các nhà quản lý nếu không có vốn góp thì đương nhiên phải chấp nhận đứng ở vị trí bị điều hành. Đối với loại trường này, sự cạnh tranh quyết liệt chỉ diễn ra (nếu có), giữa các cổ đông lớn, thông qua hình thức mua bán, chuyển nhượng cổ phần (như đang xảy ra tại một số trường đại học tư thục hiện nay).

Về cơ bản, đối với trường vì lợi nhuận có thể giữ hầu hết những gì đã ban hành trong các quy chế tổ chức, hoạt động trường đại học tư trước đây và chỉ loại bỏ đi những gì không phù hợp với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên (hoặc công ty cổ phần) được quy định ở Luật Doanh nghiệp.

Đối với trường đại học hoạt động không vì lợi nhuận

Những quy định cho loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, mặc dù đã được ban hành tại Điều lệ trường đại học hiện hành, nhưng cần được điều chỉnh tiếp với các định hướng như sau:

- Phải làm rõ khái niệm Cơ sở GDĐH hoạt động không vì lợi nhuận : là cơ sở GDĐH do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động chủ yếu bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước; được chuyển giao cho các đại diện ưu tú của cộng đồng xã hội quản trị .

- Đại hội toàn trường là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường đối với trường dân lập kiểu cũ (sở hữu tập thể). Trong trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận Đại hội toàn trường, nếu được thành lập, chỉ được xem như một tổ chức tham vấn rộng rãi, giống như ở các trường đại học công lập.

- Hội đồng quản trị là tổ chức quản trị, là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường, là đại diện duy nhất cho quyền sở hữu chung của cộng đồng xã hội, trong đó có các nhà góp vốn.

Hội đồng quản trị không can thiệp trực tiếp vào công việc điều hành hàng ngày của Ban giám hiệu nhà trường.Thành phần của Hội đồng quản trị cũng giống như Hội đồng trường của các trường đại học công lập tự chủ, nhưng có thêm đại diện của các nhà góp vốn. Với tính chất và cơ cấu hội đồng như vậy, trên thực tế có sự tiếp cận rất gần giữa trường cônglập tự chủ và trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

- Các thành viên góp vốn được cộng đồng vinh danh, được cử đại diện vào hội đồng quản trị, được hưởng lãi suất không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ (nhưng ở đây không nên gọi là lãi suất mà nên gọi là t.iền thưởng cho những người có công xây dựng trường ban đầu) và được ưu tiên bảo toàn vốn góp.

*****

Tính chất sở hữu (xác định theo Bộ Luật Dân sự) của từng loại hình cơ sở GDĐH cần được Nhà nước định rõ trong các văn bản pháp quy về giáo dục.

Để bảo đảm cho các loại hình cơ sở GDĐH mới (Trường đại học công lập tự chủ, Trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận,...) hoạt động thuận lợi và đi đúng hướng Nhà nước cần sớm ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động cụ thể hơn cho chúng, không nên quan niệm giản đơn rằng giữa chúng chỉ có sự khác nhau về việc có nhận ngân sách nhà nước hoặc có chia lợi tức hay không.

Việc chuyển đổi loại hình trường phải mềm dẻo, phải căn cứ vào tính chất sở hữu của từng trường cụ thể.

TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng
10:39:22 04/07/2024
"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng
11:56:40 04/07/2024
Bỏ vợ theo bồ, 'ngày tàn' anh trở về nhà tìm vợ, cánh cửa vẫn rộng mở chào đón nhưng câu nói của cô khiến anh đau thấu xương
10:51:42 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài
11:57:56 04/07/2024
Midu xin netizen đừng chỉ trích vì 1 hành động sau đám cưới
14:17:49 04/07/2024
Tôi run lẩy bẩy khi biết chồng phát hiện mình ngoại tình, nhưng thái độ và câu nói của anh khiến tôi kinh hãi tột cùng
10:24:46 04/07/2024
Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt
10:59:06 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chồng 'sôi m.áu' vì về quê nội không có điều hòa, vợ đưa con ra nhà nghỉ ngủ

Góc tâm tình

16:13:05 04/07/2024
Không chịu được c.ảnh n.óng bức, không có điều hòa, giường chiếu hôi hám ở nhà mẹ chồng, tôi quyết đưa con ra nhà nghỉ ngủ, kệ chồng ở lại một mình.

Tài xế xe tải t.ông c.hết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn ra Thanh Hoá

Pháp luật

16:11:06 04/07/2024
Tài xế Nguyễn Văn Trung khai nhận sau khi xảy ra tại nạn, do trời tối, thời điểm đó không có người và phương tiện khác qua lại nên đã điều khiển xe ô tô BKS 37H-064.31 bỏ trốn khỏi hiện trường.

Ba phần của bộ anime gây sốt "Thanh Gươm Diệt Quỷ: Kimetsu no Yaiba – Lâu Đài Vô Cực" sắp ra mắt tại các rạp chiếu

Phim châu á

16:06:08 04/07/2024
Crunchyroll mua bản quyền phát hành toàn cầu (trừ một số quốc gia Châu Á). Crunchyroll và Sony Pictures Entertainment sẽ phân phối bộ ba phim anime đến khán giả toàn cầu, đ.ánh dấu cao trào của series anime Shonen đình đám.

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh công khai dung mạo và tên thật con gái đầu lòng

Sao việt

15:49:48 04/07/2024
Sau 1 năm chỉ úp mở hình ảnh ái nữ, vợ chồng Đỗ Mỹ Linh cho nhóc tỳ ra mắt bạn bè, công chúng trong dịp đặc biệt này.

Nhan sắc biến dạng của "quốc bảo diễn xuất"

Hậu trường phim

15:40:54 04/07/2024
Người hâm mộ lo lắng việc níu kéo t.uổi xuân bằng cách can thiệp thẩm mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến diễn xuất của đại hoa đán này.

"Vùng đất câm lặng" âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

15:35:12 04/07/2024
Vùng đất câm lặng: Ngày một thu về 53 triệu USD doanh thu nội địa trong tuần đầu công chiếu. Doanh thu quốc tế (45,5 triệu USD) đã đưa tổng doanh thu ra mắt lên đến 98,5 triệu trên toàn cầu.

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 5/7/2024

Trắc nghiệm

15:33:46 04/07/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 5/7/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí

Những nẻo đường gần xa tập 29: "Thánh yêu" Bảo bắt bệnh si mê Đông của Dũng

Phim việt

15:23:19 04/07/2024
Trong tập 29 Những nẻo đường gần xa, Bảo chắc chắn 100% Dũng đang rơi vào lưới tình của Đông, không biết bao giờ mới dứt ra được.

Cách Hà Nội không xa, có 6 điểm trekking thú vị, thách thức tín đồ đi bộ đường dài

Du lịch

15:21:15 04/07/2024
Nếu đam mê dã ngoại và những hoạt động thể chất ngoài trời, bạn không nên bỏ qua những địa điểm trekking hấp dẫn ngay gần Hà Nội này.

Màu tóc tôn da cực đỉnh mà không cần tẩy tóc

Làm đẹp

15:21:11 04/07/2024
Để sở hữu những màu tóc nổi bật cần phải tẩy tóc, nhưng lại làm cho tóc dễ dàng hư tổn và khó hồi phục. Vì vậy, cách làm đẹp tối ưu là tìm đến với những màu tóc không cần tẩy, vừa giúp bạn thể hiện cá tính và sắc đẹp mà không lo tóc bị ...

HTV phản hồi vụ "Anh trai say hi" chiếu địa cầu thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Tv show

15:18:00 04/07/2024
HTV lên tiếng việc chương trình Anh trai say hi bị nghi vấn dùng quả địa cầu với bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa.