Xin hãy thực tâm lắng nghe ý kiến giáo viên

Theo dõi VGT trên

Trước khi thực hiện việc gì có tác động sâu sắc đến giáo viên, học sinh xin hãy cho giáo viên được gặp gỡ, góp ý trực tiếp đừng lắng nghe ý kiến của “đại diện”.

Năm 2020 là năm có nhiều niềm vui, thành công, là năm mà ngành giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành quả đáng trân trọng, để từ đó mỗi giáo viên cảm thấy tự tin hơn, nỗ lực hơn hướng tới một năm mới nhiều thành công hơn, chất lượng được nâng cao hơn về mọi mặt.

Bước sang năm mới 2021, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, dưới góc độ là một giáo viên, Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn – giáo viên trường Tiểu học Bình Hòa ( Thành phố Hồ Chí Minh) có đôi điều gửi gắm với hi vọng kỳ vọng đó sẽ đem lại sự thay đổi để diện mạo giáo dục ngày càng tốt hơn.

Sự thấu cảm từ phía xã hội, phụ huynh

Theo Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn, nghề giáo là nghề luôn được đặt kì vọng rất cao. Ngày nay sự kì vọng đó vẫn còn nguyên giá trị cho dù người thầy không tách ra khỏi được những lo toan của cuộc sống thường ngày. Người thầy bị xã hội và cha mẹ học sinh đặt trên vai một nhiệm vụ nặng nề đó là giáo dục học sinh trở thành con người thành đạt, trở thành những “chủ nhân” tương lai của đất nước.

Giáo viên trong thời buổi hiện nay cũng phải đương đầu với những thách thức, phải chu toàn bổn phận và vai trò của người thầy nơi bục giảng, phải hoàn thành nhiệm vụ đối với gia đình.

Xin hãy thực tâm lắng nghe ý kiến giáo viên - Hình 1

Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn – giáo viên Trường tiểu học Bình Hòa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. (ảnh: NVCC)

“Giáo viên cũng là con người” – nghĩa là giáo viên cũng có những vất vả, lo toan sau cánh cổng trường; họ cũng có gia đình, có con cái cần phải đưa đón mỗi giờ học… Không những thế, giáo viên còn đang phải xoay xở với đủ loại hồ sơ, các cuộc thi, những buổi dự giờ, những sáng kiến kinh nghiệm,… Đó là chưa kể những việc không tên thầm lặng phía sau bục giảng.

Giáo viên phải chịu áp lực rất lớn từ dư luận xã hội trước những sự cố ngoài ý muốn trong học đường, trong những giờ dạy trên lớp. Đặc biệt với các cô cậu học trò là con cưng của gia đình thì áp lực ấy sẽ nặng nề hơn trong việc chăm sóc và giáo dục.

Ngày nay, chúng ta dành cho học sinh quá nhiều quyền và đặc ân. Dẫn đến tình trạng học sinh không còn kính trọng và sợ thầy cô như ngày trước nữa. Việc học sinh không thuộc bài, không làm bài một lần, hai lần và thậm chí nhiều lần vẫn là chuyện diễn ra hằng ngày và được các em xem đó là chuyện bình thường, thậm chí có em còn tỏ thái độ thách thức thầy cô,…

Phụ huynh sẵn sàng đến trường đe dọa, hành hung thầy cô, sẵn sàng đưa tất cả các thông tin lên mạng xã hội để lên án… thay vì tìm hiểu rõ ràng đúng sai, tìm ra cách giải quyết tốt nhất thì phụ huynh quay clip, chụp ảnh đưa lên mạng xã hội chủ yếu đả kích, phê phán thầy cô… những lúc như thế thầy cô chỉ biết im lặng, đơn độc để đối diện với phụ huynh chỉ vì sự khống chế của các văn bản ứng xử văn hóa nơi công sở, vì mang trên vai danh nghĩa “giáo viên”.

Gặp những trường hợp như vậy liệu người thầy có giữ mãi được sự bình tĩnh và không nóng nảy không? Nhưng chỉ một lời nói lớn, nói nặng, một lần trách phạt học sinh là vi phạm đạo đức nhà giáo, bị dư luận lên án…

“Sự tôn vinh người thầy dù ở thời đại nào cũng cần thiết, chúng tôi – những người thầy – cần lắm cái nhìn cảm thông, sự chia sẻ từ xã hội, phụ huynh để có thể dành trọn tâm huyết với nghề, toàn tâm dạy dỗ học sinh”, thầy Sơn mong muốn.

Xóa bỏ những cuộc thi, sáng kiến mang tính hình thức

Video đang HOT

Mặc dù, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản số 1915/BGDĐT-GDTrH về việc tinh giảm các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông nhưng trên thực tế giáo viên vẫn phải tham gia rất nhiều cuộc thi do nhà trường, do công đoàn ngành phát động, do Liên đội tổ chức, thậm chí là các cuộc thi ở ngay tại địa phương,…

Đã gọi là cuộc thi chắc chắn sẽ có sự thi thố, ganh đua thắng bại, phân loại nhất nhì ba giữa học sinh hoặc giáo viên dự thi, rồi đến phân loại giữa trường này với trường kia… Giáo viên thì quay cuồng với các lượt thao giảng hết khối đến trường, rồi phải nộp để kiểm tra hồ sơ, giáo án, sổ sách, các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, rồi giáo viên chủ nhiệm giỏi.

Bản chất các cuộc thi, là để giao lưu, học hỏi giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa các trường với nhau từ đó tạo ra một sân chơi đúng nghĩa hoặc giúp các nhà quản lý chỉnh sửa, điều chỉnh, phát huy các kế hoạch trong năm học,… Nhưng đa phần các cuộc thi hiện nay đều bị biến tướng, nguyên nhân là do sự khen thưởng đều dựa vào kết quả của cuộc thi, đặt cuộc thi với áp lực thành tích phải đạt được.

Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức đã bỏ tiêu chí bắt buộc phải có sáng kiến kinh nghiệm để được xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng thực tế các trường vẫn yêu cầu giáo viên viết sáng kiến, giải pháp đạt cấp cơ sở mới được xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Xin hãy thực tâm lắng nghe ý kiến giáo viên - Hình 2

Nghị định số 90/2020/NĐ-CP đã bỏ tiêu chí bắt buộc phải có sáng kiến kinh nghiệm để được xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng thực tế các trường vẫn yêu cầu giáo viên viết (ảnh: nguồn báo Gia Lai)

Nếu giáo viên hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm và thực hiện bằng tất cả trách nhiệm, khả năng của mình thì không có gì đáng phê phán. Nhưng đã có không ít giáo viên luôn đặt nặng vào những danh hiệu cuối năm nên tìm đủ mọi cách kể cả sao chép, mua bán,… để có được một sáng kiến kinh nghiệm, một giải pháp theo yêu cầu của nhà trường.

“Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm được dư luận phản ánh rất nhiều bởi nó mang tính hình thức, không hiệu quả mà lãng phí. Trong các sáng kiến kinh nghiệm mỗi năm thì có rất ít đề tài được áp dụng vào thực tiễn. Ấy vậy, một số người chấm sáng kiến kinh nghiệm lại chưa đủ tầm để thẩm định, đánh giá. Do đó, việc chấm sáng kiến kinh nghiệm cũng thể hiện nhiều bất cập và tạo dư luận không tốt trong nội bộ của nhà trường.

Từ thực tế đó, đã đến lúc ngành giáo dục cần có những thay đổi toàn diện trong các cuộc thi và yêu cầu của những sáng kiến chỉ mang tính hình thức, thiếu thực tế”, Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn kiến nghị.

Hãy lắng nghe ý kiến giáo viên

Lắng nghe là một nghệ thuật, một kỹ năng trong giao tiếp. Đối với mỗi cá nhân, có ý nghĩa cực kì quan trọng, góp phần thành công trong công việc. Đối với người lãnh đạo, lắng nghe có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều lần, thay vì làm nổi bật bản thân, thì họ luôn “lắng nghe chân thành” đối với cấp dưới, luôn sẵn sàng đón nhận bất kỳ ý kiến nào.

Ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới, tiến hành “lắng nghe” từ các ban ngành, từ xã hội, từ phía phụ huynh và giáo viên. Nhưng việc lắng nghe trên chưa diễn ra theo chiều sâu và đi vào thực chất của vấn đề. Nhiều cơ sở chỉ có lãnh đạo, giáo viên “cốt cán” đi đóng góp ý kiến, sợ trái ý cấp trên nên phát biểu theo kiểu cổ vũ, đồng tình chứ không dám đưa ý kiến khác biệt, ý kiến trái chiều.

“Tôi nghĩ sự phản biện của giáo viên và góp ý của chính học sinh, phụ huynh mới là cơ sở quan trọng để đưa sự đổi mới của ngành giáo dục đi đúng hướng, đáp ứng kì vọng và những mong mỏi của xã hội.

Trước khi thực hiện một việc gì đó có tác động sâu sắc đến giáo viên, học sinh xin hãy cho giáo viên được gặp gỡ, góp ý trực tiếp, đừng lắng nghe ý kiến của “đại diện” vì họ buộc phải nói theo chiều hướng “tích cực”", thầy Sơn nêu ý kiến.

Cha mẹ hãy dành thời gian có “chất lượng” cho con cái

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công và hình thành nhân cách của con cái ở cả trường học và trường đời. Không thể dùng tiền để mua được khoảng thời gian mà các con đang lớn lên, nó trôi qua rất nhanh và không bao giờ quay trở lại. Vì thế, đừng bỏ lỡ những cột mốc quan trọng của con, những khoảnh khắc mà con thực sự cần có sự hiện diện của cha mẹ.

Không ít bố mẹ vì quá cuốn vào vòng xoáy của công việc mà kể cả lúc bên con, đầu óc họ vẫn là những con số, tài liệu,…vô tình cha mẹ đã đánh mất tuổi thơ của con. Các ông bố bà mẹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc chăm sóc con mình để sau này không phải hối tiếc mình đã không ở bên con trong những năm chúng còn thơ bé.

Không một khóa học kĩ năng sống nào hoặc một thầy cô hay một chuyên gia tâm lý nào có các phương pháp dạy dỗ tốt hơn việc bố mẹ dành thời gian chơi cùng con, bằng tình yêu thương cùng sự quan tâm, chăm sóc đối với trẻ.

Để trẻ trưởng thành và phát triển toàn diện, ngoài việc học tập, trẻ cần sự quan tâm của chính bố mẹ. Trẻ cần yêu thương và quan tâm, đó là trách nhiệm của bố mẹ. Bố mẹ cần xếp lại công việc, điện thoại và dành thời gian chất lượng cho con cái vì nó góp phần phát triển cảm xúc của con cái và là một bước quan trọng để biến chúng thành một con người hạnh phúc, có ích.

“Bước sang năm mới 2021, tôi hi vọng những tâm tư, nguyện vọng của bản thân sẽ phần nào góp phần đổi thay tích cực của nền giáo dục nước nhà… Tôi ước mong về một ngôi trường tràn ngập yêu thương, nơi đó có sự “cảm thông, thấu hiểu” của lãnh đạo; sự bao dung của người thầy; sự tri ân, kính trọng của phụ huynh, học sinh… để mỗi ngày đến trường thực sự là “một ngày vui”", thầy Vũ Hoàng Sơn gửi gắm.

Để trường học thực sự là nơi hạnh phúc

Trường học hạnh phúc là ngôi trường mơ ước mà ở đó chỉ có niềm vui thầy trò, bạn bè dành cho nhau.

Thời gian qua, nhiều nhà trường đã thay đổi để xây dựng nên những giờ học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Tuy nhiên để xây dựng được một ngôi trường hạnh phúc đích thực lại không hề đơn giản, đòi hỏi cái tâm thực sự của người quản lý cho đến mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Lan tỏa một phong trào

Cụm từ "Trường học hạnh phúc" không còn xa lạ với nhiều thầy giáo, cô giáo và học sinh. Lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của UNESCO, mô hình Trường học hạnh phúc bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều nhà trường khi ngày 22/4/2019, người đứng đầu ngành Giáo dục đã phát động phong trào "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một môi trường hạnh phúc".

Đến nay việc xây dựng "Trường học hạnh phúc" đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động, thu hút sự chung sức của cả thầy và trò cùng tham gia, từ đó nâng chất lượng giáo dục.

Để trường học thực sự là nơi hạnh phúc - Hình 1

Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. (Ảnh minh họa).

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân (Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam), Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Đó là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo với nhau, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp hằng ngày.

Ngoài ra, Trường học hạnh phúc phải là nơi an toàn cho các hoạt động dạy và học của thầy trò, không tồn tại cách hành xử bạo lực, không diễn ra các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những sự việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo và học sinh.

Trường học hạnh phúc là nơi bên cạnh việc lưu tâm truyền thụ kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, còn chú trọng giáo dục cảm xúc cho các em. Mọi xúc cảm riêng biệt, cá tính sáng tạo của thầy và trò được tôn trọng, chứ không bị áp đặt một cách máy móc, rập khuôn theo phương cách giáo dục xưa cũ. Mục tiêu các hoạt động của nhà trường không chỉ nhằm làm cho giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học, mà còn từ nơi khởi đầu đó hạnh phúc sẽ lan tỏa đến phụ huynh học sinh và toàn xã hội.

Một trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí. Nhưng cốt lõi có 3 tiêu chí quan trọng đó là: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thực sự, chứ không phải sự ép buộc.

Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Tại Hà Nội, ghi nhận thực tế tại các trường học trên địa bàn Thành phố thời gian qua cho thấy, tùy điều kiện và lứa tuổi học sinh, những tiêu chí trên đã được triển khai thành các nội dung cụ thể, phù hợp. Việc xây dựng "Trường học hạnh phúc" vừa trở thành nhu cầu tự thân, vừa là mục tiêu để các thành viên trong nhà trường phấn đấu.

Tại Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, Hà Nội), từ năm 2014, nhà trường đã thực hiện chương trình Thầy cô chúng ta thay đổi. Các thầy cô đã thay đổi về cách nhìn học trò, thay đổi nhìn nhận vai trò của mình không chỉ là người dạy kiến thức mà phải là nhà tâm lí nhà giáo dục, phải trở thành người mẹ thứ hai thay mặt cho gia đình cho xã hội giáo dục từng học trò thay đổi.

Thầy cô giáo phải là người truyền cảm hứng cho học sinh. Từ thay đổi của các thầy cô giáo, tạo ra nguồn cảm hứng và tạo ra sức mạnh làm cho học trò thay đổi. Các thầy cô giáo của Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm bây giờ trở thành nhà tâm lí giáo dục, trở thành người truyền cảm hứng và gánh trách nhiệm nặng nề là giúp cho mỗi trò đều tiến bộ.

Để trường học thực sự là nơi hạnh phúc - Hình 2

Các thầy cô giáo dạy học cũng là thực hiện nếp sống văn hóa, thực hiện cách ứng xử giữa con người với con người ở thời đại mới, quan tâm đến cảm xúc của học sinh, tôn trọng học sinh, đặc biệt là tôn trọng sự khác biệt của học sinh.

"Thầy cô thay đổi thì thầy cô được hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc thì tạo ra học sinh hạnh phúc, cha mẹ học sinh cũng hạnh phúc, và tạo ra không khí hạnh phúc cho các gia đình. Tôi hi vọng nếu điều này lan tỏa thì xã hội cũng sẽ hạnh phúc, giáo dục thay đổi" - nhà giáo Nguyễn Văn Hoà (Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm) chia sẻ.

Cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai (giáo viên Trường Tiểu học Nông nghiệp, huyện Gia Lâm) đã có tròn 20 năm gắn bó với học sinh lớp 1. Với vai trò là "người đi gieo hạt ước mơ", mỗi bài giảng của cô Mai không chỉ được xây dựng bằng kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn ấp ủ trong đó những tình cảm, sự bao dung, lòng nhiệt huyết và cái tâm của một người thầy.

Là một giáo viên năng động, có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, qua nhiều năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, đặc biệt là sự thay đổi phương pháp dạy học, cô Mai đã có những ý tưởng sáng tạo để xây dựng lớp học hạnh phúc và đã tạo dựng được nhiều giờ dạy hạnh phúc, truyền năng lượng cho các em học sinh.

Thông qua các hoạt động, cô đã giúp các em học sinh xây dựng mục tiêu cá nhân, chia sẻ những điều muốn nói để từ đó giáo viên thấu hiểu học trò của mình, giúp các em cảm thấy "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".

Được biết, tháng 10/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã có kế hoạch liên tịch yêu cầu các đơn vị, trường học tiếp tục cụ thể hóa nội dung xây dựng "Trường học hạnh phúc" cho phù hợp với mỗi trường, mỗi vùng, mỗi cấp học, bậc học và ngành học để thực hiện trong năm học 2021 - 2022 và các năm học tiếp theo.

Qua đó mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động có ý thức và giải pháp để thường xuyên cải tiến, rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác, giảng dạy và giáo dục của mình; mỗi tập thể có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, chủ động tiếp cận chủ trương, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình triển khai đổi mới một cách hiệu quả.

Ngoài ra, các đơn vị, trường học cần triển khai phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc" một cách thiết thực, hiệu quả, hạn chế tính hình thức; chú ý lồng ghép với các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Ngành, trọng tâm là cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và xây dựng "Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch"...

Có thể khẳng định, mô hình "Trường học hạnh phúc" là một thông điệp, quyết tâm lớn của ngành Giáo dục, truyền đi những tín hiệu tích cực, thể hiện nỗ lực không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi mà xã hội, đất nước đang đặt ra./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật02:16Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!03:18"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Xôn xao clip cô giáo mầm non cho cả lớp xếp hàng tát liên tiếp 1 bạn, lý do càng gây tranh cãi00:33Xúc động lời nhắn nhủ của người lính trẻ dành cho mẹ nơi quê nhà: "Má cố gắng gánh vác thay phần con nha, năm sau con về"01:09Anh chồng chăm 3 nàng công chúa sinh ba toát mồ hôi hột nhưng dân tình chỉ chú ý đến điều này02:28

Tin đang nóng

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt
05:41:18 22/11/2024
Mẹ tôi dõng dạc hủy đám cưới sau khi mẹ chồng tương lai đọc "diễn văn" miệt thị thông gia
05:38:11 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh
06:05:03 22/11/2024
Nhan sắc giả dối của Lee Min Ho
06:04:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Chồng nửa đêm lẩm bẩm vài câu rồi bật dậy, vô thức đi lại trong phòng, tôi cười anh mộng du cho tới khi biết sự thật thì ngã ngửa
05:31:32 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bị cấm vĩnh viễn, nam game thủ cay cú, dọa kiện luôn cả nhà phát hành

Mọt game

09:03:38 22/11/2024
Đối với các tựa game FPS, hack cheat đã luôn là vấn nạn muôn thủa và gần như chưa có NPH nào đủ sức đối phó với nó một cách triệt để.

'Bỏ túi' những địa danh quyến rũ nhất Nha Trang

Du lịch

08:48:09 22/11/2024
Thành phố Nha Trang đẹp như một bức tuyệt tác của tự nhiên và con người với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Dưới đây là những địa danh quyến rũ nhất Nha Trang:

Thời điểm ăn trứng giúp ngủ ngon, hỗ trợ sức khỏe não bộ

Sức khỏe

08:34:12 22/11/2024
Ngoài việc chống lại chứng mất trí nhớ, chuyên gia Maki Matsuda còn cho biết, trứng có thể giúp ngủ ngon và cải thiện quá trình trao đổi chất vì trứng giàu tryptophan, tác dụng giảm căng thẳng. Nó còn giúp chống ung thư vú cho phụ nữ.

Chỉ 1 bức ảnh, ông hoàng Kpop U40 khiến cõi mạng "gào thét"

Nhạc quốc tế

07:21:48 22/11/2024
Chiều 21/11, tài khoản dành cho fan của G-Dragon cập nhật bài đăng mới. Chỉ 1 tấm ảnh phím đàn, G-Dragon khiến cả MXH nổi bão.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

Tin nổi bật

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Bị chê "nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá", chị cả của show Chị Đẹp giải thích

Tv show

07:09:19 22/11/2024
Chị Đẹp Đạp Gió 2024 có sự đổi mới khi 30 chị đẹp tham gia chương trình sẽ cùng sinh hoạt chung trong không gian kí túc xá.

Mua bán ma túy kiếm lời, kẻ có nhiều tiền án lãnh án nặng

Pháp luật

07:03:18 22/11/2024
Sau khi chấp hành xong 3 bản án tù, Nguyễn Hoài Như không chịu hoàn lương mà tiếp tục mua bán ma túy. Hậu quả, Như bị bắt và bị tuyên phạt án chung thân.

Ác liệt giao tranh sau tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang đất Nga

Thế giới

06:05:27 22/11/2024
Tỉnh Voronezh (Nga) cũng ghi nhận bị UAV Ukraine tấn công. Chính quyền địa phương tuyên bố rằng 5 UAV Ukraine đã tấn công một cơ sở công nghiệp dân sự ở Voronezh, gây ra hỏa hoạn.

Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa: "Tôi không hù dọa khán giả để bán vé"

Hậu trường phim

06:04:59 22/11/2024
Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa chia sẻ quá trình thực hiện Linh miêu: Quỷ nhập tràng , những tham vọng về vũ trụ phim linh dị dân gian , quan điểm về dự thảo tăng thuế với sản phẩm phim ảnh.

Lại xôn xao chuyện tình giữa Ariana Grande và Ethan Slater

Sao âu mỹ

06:01:33 22/11/2024
Chuyện tình của Ariana Grande với bạn diễn Ethan Slater trong Wicked được công khai vào tháng 7 năm ngoái trong lúc cả hai vẫn đang trong cuộc hôn nhân với người khác gây xôn xao dư luận.

Cách làm đậu hũ nhồi thịt cực đơn giản

Ẩm thực

05:59:45 22/11/2024
Đậu hũ nhồi thịt là món ăn khá phổ biến của nhiều gia đình Việt, cách làm món này cũng rất đơn giản. Hãy cùng tham khảo cách làm dươi đây nhé!