Xiaomi muốn tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường
Xiaomi đã phát hành một báo cáo mới tập trung vào các nỗ lực phát triển bền vững của họ, đề cập đến các khía cạnh điển hình liên quan đến bảo vệ môi trường của công ty.
Xiaomi đã có nhiều hành động nhằm mục tiêu phát triển bền vững
Theo Engadget , báo cáo dài 34 trang đi kèm một số điểm nổi bật quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của Xiaomi. Về tái chế sản phẩm, Xiaomi cho biết họ có một chương trình thương mại đang chạy ở Trung Quốc để tất cả smartphone của họ có thể được trả lại để tái chế hoặc thải bỏ có trách nhiệm. Từ tháng 3.2021, dịch vụ này cũng đã được triển khai ở Đức, Pháp, Ý, Hà Lan và vào cuối năm, nó sẽ thu thập và tái chế các sản phẩm ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu.
Video đang HOT
Xiaomi cũng thực hiện giảm lượng nhựa sử dụng cho hộp của dòng sản phẩm Mi 10T và Mi 10T Pro. Công ty nói họ đang làm việc để cắt giảm lượng hộp nhựa xuất xưởng, đặc biệt là ở thị trường châu Âu.
Về việc giải quyết các vấn đề rộng lớn hơn để phát triển bền vững, Xiaomi chỉ ra một hệ thống cảnh báo sớm động đất mà họ hiện là một phần của chương trình. Smartphone Xiaomi chạy MIUI 11 trở lên và Mi TV có thể thông báo cho người dùng trong vòng vài giây nếu có động đất xảy ra gần đó. Cảnh báo cung cấp cho người dùng thông tin về nơi trú ẩn khẩn cấp, chi tiết liên hệ khẩn cấp, liên hệ y tế và thông tin cứu hộ. Hệ thống này đã phát hiện 29 trận động đất trên 4,0 độ richter và đã đưa ra hơn 9,4 triệu cảnh báo, có khả năng giữ an toàn cho nhiều người.
Xiaomi cũng cho biết họ đã giúp chống lại Covid-19 bằng cách tài trợ các nguồn vật phẩm trị giá 854.000 USD cho 14 quốc gia. Công ty cũng tặng 1.000 smartphone cho Bộ Giáo dục Tây Ban Nha để giúp trẻ em học ở nhà trong thời kỳ đại dịch.
Người đứng đầu Xiaomi, Lei Jun, cho biết công ty ông đã đăng ký sáng kiến Hiệp ước Toàn cầu không ràng buộc của Liên Hiệp Quốc nhằm mục đích đưa các doanh nghiệp tuân theo một chương trình trách nhiệm với 10 mục tiêu bền vững.
Liệu Xiaomi có trở thành Apple của ngành ô tô điện?
Xiaomi đặt cược rằng ô tô sẽ sớm trở thành những chiếc smartphone có kích cỡ lớn hơn. Nếu ô tô trở thành sự kết hợp của phần mềm và phần cứng, thì các công ty công nghệ sẽ có những thiết kế ô tô vượt trội, thu hút hơn các nhà sản xuất xe truyền thống.
Nhắc đến một nhà sản xuất smartphone chuẩn bị lấn sân sang lĩnh vực xe điện, người ta thường nghĩ đến Apple. Tuy nhiên, câu trả lời không chỉ có hãng sản xuất iPhone, Xiaomi - nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới, cũng đang lên kế hoạch nhắm đến thị trường này.
Hôm 30/3, công ty Trung Quốc cho biết họ sẽ chi 10 tỷ USD trong tập kỷ tới để tham gia vào lĩnh vực sản xuất xe điện, với khoản đầu tư ban đầu là khoảng 1,5 tỷ USD. Chi tiết kế hoạch này hiện chưa rõ ràng. Tuy nhiên, do mới gia nhập lĩnh vực sản xuất ô tô, Xiaomi có thể sẽ tìm một đối tác bên ngoài để xử lý khâu sản xuất, trong khi tập trung vào thiết kế và kỹ thuật.
"Gã khổng lồ" lĩnh vực tìm kiếm Baidu của Trung Quốc cũng đang có động thái tương tự. Công ty này hợp tác với Zhejiang Geely Holding Group - công ty mẹ của Volvo Cars, để sản xuất xe điện. Apple cũng đang trong quá trình tìm kiếm các đối tác để sản xuất xe, sau khi các cuộc đàm phán trước đó với Hyundai Motors đã "đổ bể". Mô hình gia công như vậy cũng được một số startup xe điện của Trung Quốc, như NIO, áp dụng.
Tuy nhiên, dự án này rõ ràng là mối ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của Xiaomi. CEO và nhà sáng lập của công ty - ông Lei Jun, sẽ đích thân giám sát hoạt động được ông miêu tả là "kế hoạch kinh doanh lớn cuối cùng của cuộc đời mình". Và rõ ràng rằng, Xiaomi đang nhắm đến việc tận dụng xu hướng "điên cuồng" gần đây đối với cổ phiếu liên quan đến xe điện. Ví dụ, cổ phiếu Baidu đã tăng mạnh trong năm nay, trước khi bị các ngân hàng lớn tháo do có liên quan đến cuộc khủng hoảng Archegos.
Ngoài ra, Xiaomi cũng đặt cược rằng ô tô sẽ sớm trở thành những chiếc smartphone có kích cỡ lớn hơn. Nếu ô tô trở thành sự kết hợp của phần mềm và phần cứng, thì các công ty công nghệ sẽ có những thiết kế ô tô vượt trội, thu hút hơn các nhà sản xuất xe truyền thống. Ô tô có chức năng tự lái hoàn toàn sẽ trở thành điểm trọng yếu của sự phát triển như vậy, dù quá trình sản xuất, hoàn thiện sẽ mất nhiều năm.
Theo Wall Street Journal, "canh bạc" này dường như nằm trong khả năng chi trả của Xiaomi. Morgan Stanley nhận định, khoản đầu tư trung bình hàng năm 1 tỷ USD cũng tương đương với giai đoạn đầu của các startup xe điện khác. Trong khi đó, con số này chỉ chiếm khoảng 1/3 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hàng năm và Xiaomi thậm chí nắm giữ 11,9 tỷ USD tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn.
Xiaomi còn có thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, khi là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới tính đến cuối năm 2020, sau khi giành thị phần từ Huawei. Nếu thuê ngoài khâu sản xuất, Xiaomi có thể tập trung đầu tư vào R&D thay vì xây dựng nhà máy.
Dẫu vậy, Xiaomi cũng đang bước vào một lĩnh vực có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng lại không có kinh nghiệm từ trước. Công ty này nổi tiếng với những sản phẩm có mức giá phải chăng và chất lượng tốt, như máy lọc không khí cho đến nồi cơm. Song, việc chế tạo ô tô - sản phẩm đắt đỏ hơn và ít được mua hơn so với đồ gia dụng, lại là một vấn đề khác. Dù nắm giữ nhiều lợi thế, nhưng lĩnh vực xe điện vẫn là "chuyến đi" đầy rủi ro với Xiaomi.
Thiếu chip, Xiaomi tăng giá sản phẩm tại Ấn Độ Với sự khủng hoảng và thiếu hụt linh kiện, không bất ngờ khi Xiaomi buộc phải tiến hành tăng giá sản phẩm của mình để tránh tình trạng thua lỗ. Giá bán dành cho nhiều thiết bị Xiaomi tại Ấn Độ đã tăng Theo GizChina , kể từ hôm nay, Xiaomi điều chỉnh tăng giá bán cho TV và smartphone của hãng tại...