Xét xử vụ án vi phạm về quy định đấu thầu gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Tiếp tay cho doanh nghiệp trúng thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng, 2 lãnh đạo thuộc Sở Kế hoạnh và Đầu tư (KH&ĐT) TP Hồ Chí Minh lần thứ hai hầu tòa.
Ngày 15/1, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm 13 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, Sở KH&ĐT, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật T.S.T (Công ty T.S.T) và các đơn vị liên quan.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Ngô Võ Kế Thành (Cựu Giám đốc Trung tâm R&D), Đinh Minh Hiệp (cựu Trưởng ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh), Hoàng Minh Bá (Giám đốc Công ty T.S.T) và 8 bị cáo khác.
Bị cáo Trần Thị Bình Minh (Cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT) Phan Tất Thắng (cựu Phó trưởng phòng Kinh tế, Sở KH&ĐT) bị đưa ra xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Bị hại trong vụ án này là Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh; Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh.
Bị cáo Trần Thị Bình Minh tại tòa sáng 15/1.
Theo cáo trạng, Trung tâm R&D là đơn vị trực thuộc Ban quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, do Ngô Võ Kế Thành làm giám đốc. Trung tâm này là chủ đầu tư Dự án Mems. Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao do Đinh Minh Hiệp là Trưởng ban quản lý. Đơn vị này là chủ đầu tư dự án Dự án Nấm.
Quá trình tham gia dự thầu mua sắm trang thiết bị của hai dự án, Hoàng Minh Bá đã thống nhất với Ngô Võ Kế Thành về danh mục, giá dự toán Dự án Mems và thỏa thuận, thống nhất với Đinh Minh Hiệp về danh mục, giá dự toán Dự án Nấm. Hoàng Minh Bá đã điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính sai lệch so với thực tế; thiết lập các công ty “quân xanh” gồm Công ty Mitec (do nhân viên của Công ty T.S.T đứng tên) và Công ty Sơn Bình (do cháu vợ của Bá đứng tên) để Công ty T.S.T trúng thầu.
Video đang HOT
Cũng theo cáo trạng, cựu Phó giám đốc sở KH&ĐT Trần Thị Bình Minh được phân công phụ trách lĩnh vực đầu tư công nghệ cao, thẩm định, phê duyệt 2 dự án Mems và Nấm. Phan Tất Thắng được phân công theo dõi, kiểm tra đề xuất của chuyên viên, ký trình bà Minh phê duyệt.
Nhân dịp Tết Nguyên đán 2017, Bá trực tiếp đến Sở KH&ĐT đưa quà Tết cho bị cáo Minh 200 triệu đồng và chúc tết bị cáo Thắng một chai rượu Chivas, 5 triệu đồng để nhờ hỗ trợ. Sau cuộc gặp này, bà Minh nhận lời giúp và đã yêu cầu phòng kinh tế đẩy nhanh tiến độ thẩm định trình phê duyệt và ký 2 dự án trên.
Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, bị cáo Minh vì vụ lợi đã ký các quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán hai dự án không đúng với quy định pháp luật. Dẫn đến việc công ty của Hoàng Minh Bá dự thầu và trúng thầu hai dự án Mems và Nấm theo danh mục thiết bị và giá đã thống nhất trước với chủ đầu tư, gây thiệt hại cho nhà nước.
Bị cáo Phan Tất Thắng, cũng vì vụ lợi nên đã ký các báo cáo thẩm định trái quy định để Phó giám đốc Sở KH&ĐT Trần Thị Bình Minh ký các quyết định phê duyệt dự án trái quy định, gây thiệt hại cho nhà nước.
Sau khi Công ty T.S.T trúng thầu, Bá đã đưa cho bà Trần Thị Bình Minh 1 tỷ đồng, Phan Tất Thắng nhận 350 triệu đồng.
Bị cáo Huỳnh Minh Điệp (bên phải).
Cáo trạng xác định, trang thiết bị của Dự án Mems hơn 66,9 tỷ đồng (Công ty T.S.T trúng thầu với giá 73,11 tỷ đồng), chênh lệch số tiề.n thanh toán hơn 6,1 tỷ đồng. Trang thiết bị của Dự án Nấm hơn 53,1 tỷ đồng (Công ty T.S.T trúng thầu với giá hơn 86,4 tỷ đồng), chênh lệch với số tiề.n thanh toán hơn 33,3 tỷ đồng. Hành vi của Hoàng Minh Bá, Trần Thị Bình Minh cùng các bị can khác đã gây thiệt hại cho Nhà nước tổng cộng hơn 39,4 tỷ đồng.
Đây là lần thứ hai, hai vị lãnh đạo của Sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh là Trần Thị Bình Minh và Phan Tất Thắng phải ra tòa vì tiếp tay cho doanh nghiệp vi phạm quy định về đấu thầu. Trước đó, trong vụ sai phạm thầu mua sắm trang thiết bị cho 12 phòng thí nghiệm thuộc dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị Trung tâm công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh do Công ty AIC của Nguyễn Thị Thanh Nhàn thực hiện gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 33 tỷ đồng. Tháng 7/2024, Trần Thị Bình Minh bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù, Phan Tất Thắng 4 năm 6 tháng tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Phiên tòa dự kiến kết thúc vào ngày 17/1
Ai đã mời 5 luật sư bào chữa cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC khi bị cáo này đang trốn truy nã?
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có hai luật sư chỉ định, ba luật sư còn lại do người nhà bị cáo này mời; trong vụ án thứ ba này, bị cáo Nhàn bị cáo buộc thông thầu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM.
Hôm nay (11-7), đại diện VKSND TP.HCM sẽ nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với 14 bị cáo bị xét xử về các tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.HCM, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM (Trung tâm CNSH).
Hôm qua, HĐXX đã dành một ngày để xét hỏi các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Trong vụ án này, 4 bị cáo đang trốn truy nã, gồm cựu chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu phó tổng giám đốc AIC Trần Mạnh Hà và trưởng văn phòng đại diện AIC tại TP.HCM Trần Đăng Tấn bị xét xử vắng mặt về tội đưa hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng Đỗ Vân Trường (cựu tổng giám đốc Công ty CP Mopha) bị xét xử vắng mặt về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu chủ tịch Công ty AIC. Ảnh: PLO
Trước ngày mở phiên xét xử, TAND TP.HCM đã phát thông báo kêu gọi 4 bị cáo này ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng, đảm bảo quyền bào chữa, quyền tự bào chữa theo quy định.
Theo chủ tọa, HĐXX đã tống đạt hợp lệ và thực hiện các biện pháp theo thủ tục tố tụng, nên đã quyết định xét xử vắng mặt bị cáo Nhàn cùng 3 đồng phạm. Dù xét xử vắng mặt, nhưng bị cáo Nhàn và 3 đồng phạm vẫn có luật sư bào chữa.
Trong đó, bị cáo Nhàn có 5 luật sư bào chữa, gồm:
Hai luật sư do tòa chỉ định bào chữa cho bị cáo Nhàn là luật sư Nguyễn Ngọc Trâm - Đoàn Luật sư TP.HCM và luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết - Đoàn Luật sư Hà Nội (luật sư Tuyết được cơ quan điều tra chỉ định trong giai đoạn điều tra vụ án).
3 luật sư bào chữa thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội là luật sư Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tùng và Vũ Hoàng Nhật Tân.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Hoàng Văn Hướng và luật sư Nguyễn Thanh Tùng cho biết 3 luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội được người thân của bà Nhàn mời bào chữa cho bà Nhàn trong phiên tòa này.
Đây là vụ án thứ 3 bà Nhàn bị xét xử vắng mặt với cáo buộc chỉ đạo cấp dưới thiết lập các công ty "quân xanh, quân đỏ" để Công ty AIC và các công ty do AIC chỉ định trúng 8 gói thầu mua sắm thiết bị 12 phòng thí nghiệm với giá đã được nâng khống lên 40% để hưởng lợi, gây thiệt hại cho nhà nước 94,6 tỉ đồng.
Các luật sư bào chữa trong vụ sai phạm xảy ra tại Sở KH&ĐT TP.HCM, Công ty AIC và Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM. Ảnh: SONG MAI
Từ năm 2015 đến 2019, sau mỗi gói thầu, bà Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới 6 lần đưa tiề.n cho bị cáo Dương Hoa Xô - cựu giám đốc Trung tâm CNSH với tổng số tiề.n 14,4 tỉ đồng.
Sau khi nhận tiề.n, bị cáo Xô đã chia cho phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị Bình Minh 1 tỉ đồng, phó giám đốc Trung CNSH Nguyễn Đăng Quân 950 triệu đồng và trưởng ban quản lý đầu tư xây dựng công trình Nguyễn Viết Thạch 1,1 tỉ đồng. Còn lại 11,35 tỉ đồng, bị cáo Xô đã sử dụng cá nhân và đã nộp lại.
Tại phiên xét hỏi ngày 10-7, bị cáo Dương Hoa Xô, Trần Thị Bình Minh và 8 bị cáo trong vụ án đều thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Đối với các bị cáo đã nhận tiề.n từ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã nộp lại toàn bộ số tiề.n hưởng lợi.
Đại diện Trung tâm CNSH (bị hại) yêu cầu HĐXX buộc Công ty AIC và các tổ chức, cá nhân liên quan hoàn trả số tiề.n mà các đơn vị gây thiệt hại. Đồng thời, xin HĐXX xem xét cho các bị cáo trước đây là cán bộ của trung tâm vì đã có nhiều đóng góp cho trung tâm, hoàn thành nhiều nhiệm vụ.
Sáng mai, xét xử cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sáng mai (14/1), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo trong vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (viết tắt là NXB Giáo dục)....