Xét tuyển đại học: Tỉ lệ trúng tuyển cao nhưng chỉ 60% nhập học
Theo Bộ GD-ĐT, năm 2020, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển cao nhưng chỉ hơn 60% nhập học. Một số lĩnh vực cần thiết cho đời sống nhưng tỉ lệ nhập học rất thấp như khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp và thủy sản…
Một số lĩnh vực cần thiết cho đời sống nhưng tỉ lệ nhập học rất thấp như khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp và thủy sản… – QUÝ HIÊN CHỤP TÀI LIỆU
Hôm nay, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tuyển sinh cao đẳng sư phạm, đại học năm 2021. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 4 đầu cầu: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ tuyển sinh năm ngoái, phần lớn các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ xét tuyển. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh trên cả nước là 541.301, trong đó chỉ tiêu xét học bạ là 234.020 (43,23%); chỉ tiêu xét kết quả thi THPT là 307.281 (56,7%).
Ảnh minh họa
Kết quả xét tuyển sau lọc ảo và nhập học đợt 1 bằng kết quả thi THPT cho thấy, mặc dù tỉ lệ trúng tuyển rất cao so với chỉ tiêu nhưng tỉ lệ nhập học rất thấp. Cụ thể, có 390.182 thí sinh trúng tuyển (vượt 26,98% so với chỉ tiêu), nhưng 60,45% trong số đó nhập học (235.873). Tuy vậy, tỉ lệ thí sinh mà các trường tuyển sinh được trong năm 2020 (76,76% so với chỉ tiêu) cao hơn cùng kỳ so với năm 2019 (73,72%).
Bà Thủy giải thích: “Có thể “là do các trường chưa nhập đầy đủ danh sách thí sinh xác nhận nhập học lên hệ thống. Ngoài ra, còn do một số trường phổ thông còn chạy theo thành tích về tỉ lệ học sinh đỗ đại học, điều này khuyến khích một số thí sinh không có nguyện vọng học đại học vẫn đăng ký xét tuyển, nên khi đỗ đại học các em vẫn không học”.
Bà Thủy cũng cho biết, nếu phân tích theo mã tuyển sinh, có đến 77 mã (chiếm 23,77% trong tổng số mã tuyển sinh trên cả nước) tuyển được dưới 50% chỉ tiêu. Tỉ lệ thí sinh nhập học so với chỉ tiêu thấp rơi vào các ngành ít hấp dẫn dù đó là những ngành rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế như khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ xã hội, khoa học sự sống, môi trường và bảo vệ môi trường. Cụ thể, nhóm ngành có tỉ lệ thí sinh nhập học thấp như sau:
Trong hội nghị, bà Thủy cũng cho biết về một số điểm mới dự kiến đưa vào quy chế tuyển sinh sửa đổi năm nay, chẳng hạn như sẽ cho phép thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển bằng hình thức trực tuyến chứ không bắt buộc phải đăng ký bằng phiếu như mọi năm, hoặc thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT thay vì chỉ 1 lần…
Bà Thủy cho biết: “Dự kiến sẽ đưa vào quy định là nơi nào có điều kiện thì cho thí sinh đăng ký trực tuyến, nếu không thì đăng ký bằng phiếu. Nhưng qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy hầu hết các địa phương đều có thể triển khai cho thí sinh đăng ký trực tuyến”.
Liên quan tới dự kiến việc cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, bà Thủy lưu ý các trường đại học không được công bố thông tin thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường trong thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Đề nghị giảm lệ phí đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ sư phạm
Ngày 25-3, tại Hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm năm 2021 được tổ chức trực tuyến ở 4 đầu cầu, đại diện các trường ĐH đầu cầu TP HCM đề nghị giảm lệ phí đăng ký xét tuyển cho thí sinh.
Ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng năm 2021, ngoài cách đăng ký xét tuyển bằng phiếu, Bộ GD-ĐT còn dự kiến cho thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến. Nếu thí sinh sử dụng nền tảng trực tuyến từ đầu đến cuối thì phí phải giảm, nếu vừa online vừa dùng phiếu thì mức lệ phí cũng phải khác. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của đại diện nhiều trường ĐH khác.
Biên bản thống nhất nội dung phối hợp trong công tác tuyển sinh của đầu cầu TP HCM đã thống nhất giảm 5.000 đồng/1 nguyện vọng cho thí sinh (tức còn 25.000 đồng/1 nguyện vọng thay vì 30.000 đồng như những năm trước).
Đại diện các trường ĐH tham dự hội nghị cũng đề nghị xem xét số lần điều chỉnh NV, vấn đề ảo và lọc ảo, tính phân hoá trong đề thi, tuyển sinh vượt chỉ tiêu...
PGS-TS Nguyễn Thu Thuỷ thông tin tại hội nghị
PGS-TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết năm 2020, số thí sinh đăng ký dự thi là 900.066. Trong đó, thí sinh dự thi chỉ xét tốt nghiệp 256.795; đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ sư phạm là 643.271.
Theo bà Thuỷ, tổng chỉ tiêu xét tuyển ĐH, CĐ sư phạm là 541.301 (sư phạm: 58.360); tổng số thí sinh điều chỉnh NV là 274.687 (42,51% thí sinh ĐKXT) với 2.587.977 NV được điều chỉnh.
Thí sinh trúng tuyển sau lọc ảo đợt 1 là 390.182, trong đó thí sinh nhập học là 235.873 (bằng 76,76% so với chỉ tiêu; năm 2019 là 73%).
Bà Thuỷ đánh giá phương thức xét tuyển từ kết quả thi THPT vẫn được các trường sự dụng.
Tính chung cả năm 2020, số thí sinh trúng tuyển nhập học là 467.791 (bằng 86,41% tổng chỉ tiêu chính quy). Có 49% thí sinh đăng ký đã trúng tuyển; 51% phân luồng vào bậc khác.
Bà Thuỷ cũng cho biết 5 nhóm ngành có tỉ lệ nhập học thấp trong năm 2020, gồm:
- Khoa học tự nhiên: 41%.
- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản: 43,91%.
- Dịch vụ xã hội: 49,98%.
- Khoa học sự sống: 54,43%.
- Môi trường và bảo vệ môi trường: 65,28%.
Hơn 2,5 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học Ngày 25-3, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021. Thông tin từ hội nghị cho biết, năm 2020, có gần 650.000 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ với tổng số hơn 2,5 triệu nguyện vọng. Hội nghị tuyển sinh ĐH,CĐ 2021 đang diễn ra tại 4 điểm cầu: Hà Nội, Đà...