Xét tuyển bổ sung: Không chủ quan
Những thí sinh trượt đại học (ĐH) hoặc không nộp giấy báo trúng tuyển đợt 1 vẫn còn cơ hội ở các đợt tuyển bổ sung.
Nhưng cần đọc kỹ thông tin dự tuyển để tránh những sai sót có thể xảy ra như trường hợp một số thí sinh đã trượt bất ngờ vì không đủ điều kiện học bạ dù điểm thi THPT quốc gia đạt, thậm chí vượt điểm chuẩn trường công bố.
Trượt vì không đọc kỹ thông tin
Mùa tuyển sinh ĐH 2020 ghi nhận một số thí sinh trượt ĐH rất đáng tiếc vì lý do không nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh của nhà trường đã công bố ngay từ khi đăng ký nguyện vọng.
Cụ thể, nhiều trường top đầu năm nay trong đề án tuyển sinh cũng như thông báo xét tuyển của trường đưa ra 2 điều kiện về học bạ và điểm thi THPT để thí sinh cân nhắc.
Nhiều chuyên gia ủng hộ phương án này vì các trường có thể chọn được những thí sinh không chỉ đủ tiêu chuẩn về điểm thi mà còn có quá trình học tập ở phổ thông thuyết phục, tránh “ăn may” vì thi trắc nghiệm, vẫn có thể có phần trăm chọn đáp án kiểu may rủi.
Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng để ý kỹ điều này. Thông tin từ Trường ĐH Ngoại thương cho biết, năm nay trường có một vài trường hợp đủ điểm trúng tuyển vào trường nhưng vẫn bị trượt vì điểm học bạ, cụ thể là điểm trung bình học lực 3 năm THPT không đạt từ 7.0 như quy định trong đề án tuyển sinh.
Tương tự, ĐH Dược Hà Nội cũng ghi nhận trường hợp thí sinh thừa điểm chuẩn vào trường nhưng thiếu điểm học bạ nên trượt ĐH.
Theo quy định của trường, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh chọn phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT phải có kết quả học tập THPT (3 năm) của mỗi môn toán, vật lý, hóa học không dưới 7.0. Nhưng thí sinh chỉ đạt 6,8 điểm môn vật lý ở năm lớp 10 nên không đáp ứng được tiêu chí phụ…
Video đang HOT
Thông tin từ Vụ Giáo dục ĐH cho biết, việc hậu kiểm học bạ của các trường sau khi gửi giấy báo trúng tuyển là không sai quy định.
Căn cứ trên các nguyện vọng đăng ký tiếp theo của thí sinh, Vụ có thể đề nghị các trường đó lưu ý xét tuyển những thí sinh này và quyền xét tuyển hay không là của nhà trường. Hoặc thí sinh cũng có thể chờ cơ hội ở đợt xét tuyển bổ sung nếu muốn.
TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho rằng đây là bài học lớn cho các thí sinh khi đăng ký nguyện vọng cần tìm hiểu kỹ những quy định mà nhà trường đưa ra.
Bởi hiện nay, các trường tự chủ tuyển sinh với nhiều phương thức, không chỉ bằng điểm thi tốt nghiệp THPT mà còn có thể xét tuyển kết hợp hoặc riêng biệt bằng học bạ, bài thi đánh giá năng lực…
Tới đây, có thể còn có những tiêu chí phụ khác nữa như viết bài luận sẽ được cộng điểm so với thí sinh không đăng ký nộp bài luận… nên càng cần nghiên cứu kỹ cơ hội để tránh thiệt thòi.
Điểm chuẩn ngành khó tuyển
Theo quy định, các trường xét tuyển bổ sung phải đảm bảo điểm chuẩn các đợt sau không được thấp hơn đợt 1 và xét tuyển đúng quy trình như đợt 1, xét điểm từ cao xuống thấp. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của mỗi trường, không phải tuyển sinh đủ chỉ tiêu bằng mọi giá.
Vì vậy, chẳng hạn đối với khối ngành sư phạm, các trường địa phương đa phần điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn của Bộ nhưng vẫn “ngóng” người học. Trường ĐH Sư phạm TP HCM cũng có kế hoạch tuyển bổ sung khoảng 100 chỉ tiêu cho ngành sư phạm lịch sử và địa lý, ngành sư phạm tiếng Nga và ngành ngôn ngữ Nga.
Trong đó, sư phạm Lịch sử và Địa lý là ngành mới mở; còn ngành tiếng Nga lâu nay vốn khó tuyển, ở đợt xét bổ sung này, trường hy vọng những thí sinh không trúng tuyển ngành tiếng Anh sẽ đăng ký vào ngành tiếng Nga.
Nhiều trường khác cũng có điểm xét tuyển bổ sung ở mức trung bình so với mặt bằng điểm thi năm nay nhưng hi vọng tuyển đủ thí sinh theo chỉ tiêu đề ra không đơn giản. Nhất là với những ngành khó tuyển, bài toán giữ hay bỏ đặt ra với các nhà trường.
Phương án đưa ra là hỗ trợ học phí, cấp học bổng, cam kết đầu ra, nhưng khó khăn vẫn chưa thể tháo gỡ ngay. Đồng thời, có nhiều trường cho rằng chỉ cần hạ điểm chuẩn thì tỷ lệ sinh viên vào học cũng nhiều hơn, tuy nhiên, vì chất lượng đào tạo nên không thể hạ chuẩn quá thấp.
ThS Phùng Quán – Trưởng phòng Thông tin & truyền thông, trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM cho rằng: Khó tuyển nhưng không có nghĩa là một số ngành học không có học sinh bởi nếu chỉ cần hạ điểm chuẩn, trường sẽ tuyển đủ.
Tuy nhiên, quan điểm là chất lượng đào tạo, các ngành Địa chất học, Hải dương học và Kỹ thuật địa chất có thể không tuyển đủ chỉ tiêu nhưng trường vẫn sẽ duy trì bởi thực tế nhu cầu của thị trường vẫn nhiều.
Theo lịch công tác tuyển sinh trình độ ĐH, CĐ ngành Giáo dục mầm non năm 2020 của Bộ GDĐT, từ ngày 15/10 đến hết năm 2020, các trường tổ chức xét tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu. Việc này có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần.
Khóc hết nước mắt vì trúng tuyển ĐH bằng điểm thi tốt nghiệp, trượt vì điểm học bạ
Một số thí sinh làm thủ tục nhập học Trường ĐH Dược Hà Nội hôm nay đã khóc hết nước mắt, vì khi hậu kiểm học bạ, trường phát hiện thí sinh không đủ điều kiện.
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 - Ảnh: NAM TRẦN
Thí sinh N.M.H. (Trường THPT Yên Hòa) thi tốt nghiệp THPT đạt 27,25 điểm đã nhận giấy báo trúng tuyển của Trường ĐH Dược Hà Nội cách đây một tuần. Khoa dược học (mã tổ hợp xét tuyển A00) của trường này lấy 26,9 điểm, tức là N.M.H. thừa điểm để vào trường.
Tuy nhiên khi đến nhập học, nhà trường hậu kiểm phần học bạ và báo N.M.H. không đủ điều kiện. Nữ sinh này đã khóc hết nước mắt vì nghĩ mình đã hết cơ hội.
Lý do N.M.H. bị loại vì năm nay Trường ĐH Dược Hà Nội có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh chọn phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT. Thí sinh phải có kết quả học tập THPT (3 năm) của mỗi môn toán, vật lý, hóa học không dưới 7.0.
N.M.H. không chú ý đến điều kiện phụ này nên vẫn nộp đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Dược Hà Nội. N.M.H. không đủ điều kiện đỗ do điểm môn vật lý của em năm lớp 10 là 6,8.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, cho biết trường cũng có một vài trường hợp như N.M.H..
"Một số em vì không đọc kĩ đề án tuyển sinh của các trường nên mới dẫn đến tình trạng đỗ bằng điểm thi THPT nhưng trượt vì học bạ.
Các trường báo thí sinh trúng tuyển nhưng vẫn phải hậu kiểm học bạ, vì dù chúng tôi nhập tất cả thông tin của thí sinh lên cơ sở dữ liệu của Bộ GD-ĐT nhưng hệ thống này không lọc được thông tin điểm học bạ của thí sinh.
Tuy nhiên, thí sinh vẫn còn cơ hội thực hiện nguyện vọng ba, nguyện vọng bốn vì Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) cũng như các trường ĐH đều tạo điều kiện cho thí sinh", PGS.TS Vũ Thị Hiền cho biết.
Trao đổi với Vụ Giáo dục đại học, chuyên viên của vụ cho biết các trường ĐH hậu kiểm học bạ của thí sinh sau khi gửi giấy báo trúng tuyển không sai quy định. Tuy nhiên, một khi các trường đã gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh, đã nhập thông tin của thí sinh lên cơ sở dữ liệu chung của bộ, khi hậu kiểm học bạ thấy thí sinh không đủ điều kiện đỗ, trường có trách nhiệm làm công văn gửi lên vụ.
Vụ sẽ có động tác kĩ thuật "nhả" những thí sinh này ra khỏi nhóm những thí sinh đã đỗ đại học trên cơ sở dữ liệu, để các trường khác có cơ hội tuyển sinh tiếp những thí sinh này. Đồng thời vụ sẽ làm công văn gửi tới các trường thí sinh đăng ký nguyện vọng ba, nguyện vọng bốn... đề nghị xét tuyển tiếp các thí sinh này.
"Vụ chỉ có quyền đề nghị các trường lưu ý xét tuyển những thí sinh này thôi, còn quyền xét tuyển là của trường", chuyên viên này cho biết thêm.
Báo Tuổi Trẻ đã liên lạc với Trường ĐH Kinh tế quốc dân, phòng đào tạo của trường cho biết thí sinh N.M.H. (có đăng ký nguyện vọng 3 vào khoa quản trị kinh doanh của trường, điểm chuẩn 27,2 điểm) vẫn còn cơ hội. Trường vẫn nhận những thí sinh như N.M.H. khi có đề nghị từ Vụ Giáo dục đại học.
Trúng tuyển ĐH bằng điểm thi tốt nghiệp nhưng trượt vì điểm học bạ: Có nên quy định quá nhiều tiêu chí phụ? Thực tế có một số trường đại học có các quy định về điều kiện học tập ở bậc THPT (học bạ), nhưng thí sinh không đọc kỹ nên dẫn đến tình trạng "khóc dở, mếu dở". Ảnh có tính chất minh họa/internet Một số thí sinh thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao và có giấy báo trúng tuyển, nhập học đại...