Xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc tách tốt nghiệp và đại học thành 2 kỳ thi riêng, trong khi Nhật Bản không tổ chức thi tốt nghiệp và Mỹ có xu hướng bỏ kỳ thi này.

Tại Trung Quốc, Nhật Bản, học sinh phải cạnh tranh gay gắt để vào đại học, đặc biệt các trường hàng đầu. Ở hai nước này, học sinh không phải thi tốt nghiệp hoặc kỳ thi tốt nghiệp rất đơn giản.

Trong khi đó, ở Mỹ, nhiều năm nay, các chuyên gia giáo dục, dư luận vẫn tranh cãi về việc nên hay không duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ - Hình 1

Học sinh ở Trung Quốc dự thi gaokao để tuyển sinh đại học, không nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT. Ảnh: VCG.

Học sinh Trung Quốc thi tốt nghiệp tùy địa phương

Trung Quốc nổi tiếng với kỳ thi gaokao khắc nghiệt bậc nhất thế giới. Kỳ thi này phục vụ cho mục đích xét tuyển đại học và để có thể tham dự, học sinh phải tốt nghiệp THPT.

Nước này có hai kiểu bài thi tốt nghiệp, gồm bài thi Tốt nghiệp chung (huikao) hoặc làm bài Kiểm tra Năng lực Học thuật (Academic Proficiency Test – APT).

Theo World Education News Reviews , cả huikao và APT đều dựa trên chương trình quốc gia do Bộ GD&ĐT Trung Quốc đưa ra. Tuy nhiên, kỳ thi cụ thể do sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý và lên kế hoạch xây dựng.

Các tỉnh có hình thức, nội dung thi tốt nghiệp khác nhau. Học sinh thi huikao hay APT để tốt nghiệp THPT tùy thuộc nơi các em có đăng ký hộ khẩu hoặc thường trú.

Ngoài ra, học sinh cũng không cần chờ đến khi học xong chương trình lớp 12 mới dự thi. Các em có thể bắt đầu thi từng môn vào học kỳ II năm lớp 10, miễn là đã hoàn thành tín chỉ bắt buộc của môn học đó.

Thực tế, nhiều người quen dùng từ “huikao” cho cả hai loại bài thi dù chúng có những điểm khác nhau.

Huikao được triển khai từ năm 1993. Thí sinh thi tất cả môn trong chương trình học. Kết quả thi không liên quan tuyển sinh đại học.

APT được tổ chức lần đầu vào năm 2005, tại tỉnh Giang Tô. Sau đó, các tỉnh, thành khác cũng áp dụng kỳ thi này để xét tốt nghiệp THPT. Khác với huikao, APT có ít môn thi hơn nhằm phù hợp chương trình cải cách năm 2014.

Kết quả kỳ thi này (phần nâng cao) ở một số tỉnh, thành như Thượng Hải còn được sử dụng để xét tuyển đại học cùng gaokao.

Cụ thể, từ năm 2016, bên cạnh phần cơ bản để xét tốt nghiệp, Thượng Hải có thêm phần nâng cao.

Ở phần cơ bản, học sinh có thể đăng ký thi từng môn khi học lớp 10, 11 hay 12, trừ môn Toán, Trung văn, Ngoại ngữ phải thi vào học kỳ I lớp 12. Điểm của bài thi cơ bản được chấm theo “Đạt” hoặc “Không đạt”. Thí sinh có thể thi lại một lần nếu lần đầu trượt.

Trong khi đó, để có thể đăng ký thi nâng cao, thí sinh ở Thượng Hải phải vượt qua bài thi cơ bản, thí sinh ở khu vực khác phải đỗ trong kỳ thi huikao của địa phương đó.

Video đang HOT

Học sinh chọn thi 3 trong số 6 môn (Khoa học Chính trị, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Khoa học Đời sống). Điểm bài thi được chấm cao nhất là A , thấp nhất là E và có giá trị xét tuyển trong 2 năm.

Thực tế, kỳ thi tốt nghiệp THPT của Trung Quốc không khó và ít được chú ý. Tỷ lệ tốt nghiệp của nước này cũng đạt trên 90%. Trong khi đó, kỳ thi tuyển sinh đại học (gaokao) lại nhận được sự chú ý gần như của toàn dân. Nó được coi như yếu tố quyết định tương lai của một người. Kỳ thi này dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT và từ 2001, không quy định tuổi của thí sinh.

Đây là kỳ thi quốc gia nhưng một số tỉnh, thành có thể ra đề thi riêng. Thời lượng làm bài kéo dài 9 tiếng, có thể rơi vào 2 hoặc 3 ngày tùy địa phương, bắt đầu từ ngày 8/7.

Ngoài 3 môn bắt buộc (Toán, Trung văn, Ngoại ngữ), thí sinh chọn thi Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội. Điểm tối đa cho bài thi là 750 điểm.

Xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ - Hình 2

Học sinh Nhật Bản chỉ thi tuyển sinh đại học, không thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Japan Times.

Học sinh Nhật Bản không thi tốt nghiệp

Tại Nhật Bản, học sinh không phải dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, các trường căn cứ kết quả học tập để xét tốt nghiệp cho học sinh.

Những ai muốn học tiếp lên đại học sẽ tham dự kỳ thi do Trung tâm Tuyển sinh Đại học Quốc gia tổ chức. Kết quả này được dùng để xét tuyển hoặc là điều kiện để thí sinh vượt qua vòng sơ tuyển, tiếp tục dự kỳ thi riêng của các trường (thường là đại học danh tiếng) tổ chức.

Theo Japanistry , kỳ thi thường được tổ chức vào hai ngày cuối tuần giữa tháng một với 29 bài thi riêng cho 6 môn. Các trường đại học sẽ yêu cầu những bài thi khác nhau khi tuyển sinh. Do đó, thí sinh phải xác định rõ chiến lược khi đăng ký dự thi và xét tuyển.

Lẽ ra, năm 2020, kỳ thi có sự thay đổi ở môn Tiếng Anh hay có thêm phần tự luận môn Quốc ngữ và Toán. Tuy nhiên, kế hoạch này được hoãn lại.

Japan Times cho hay trong kỳ thi năm 2021, đề thi vẫn bao gồm phần trắc nghiệm nhưng chú trọng hơn vào tư duy phản biện. Điểm cho phần Nghe ở môn Tiếng Anh tăng so với đề thi được áp dụng 31 năm qua.

Kỳ thi còn được tổ chức thêm hai đợt vào ngày 30-31/1 và 13-14/2 cho những thí sinh chưa thể thi đợt 1 với lý do sức khỏe hoặc dịch bệnh.

Về môn thi, thứ bảy là ngày thi cho các môn Địa lý, Lịch sử, Công dân, Ngữ văn và Ngoại ngữ, trong khi Toán, Khoa học được thi vào chủ nhật. Thí sinh chọn các bài thi cần thiết cho tuyển sinh vào trường mình hướng tới nhưng không được chọn hai bài cùng môn thi (ví dụ, chọn Lịch sử thế giới A thì không được chọn Lịch sử thế giới B).

Xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ - Hình 3

11 bang ở Mỹ còn duy trì thi tốt nghiệp, 18 bang bỏ kỳ thi trong khi những bang còn lại chưa từng tổ chức kỳ thi này. Ảnh: Fair Test.

Mỹ có xu hướng bỏ kỳ thi tốt nghiệp

Giáo dục ở Mỹ có sự khác biệt giữa các bang cả về chương trình học lẫn cách thức, yêu cầu để học sinh có thể nhận bằng tốt nghiệp trung học.

Việc bỏ hay duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT là cuộc tranh cãi dài kỳ ở Mỹ. Nhiều người ủng hộ việc tổ chức thi trong khi không ít người cho rằng đây là sự cản trở không cần thiết như giảm tỷ lệ tốt nghiệp, tăng tỷ lệ bỏ học…

“Kỳ thi này là sự ràng buộc bởi điểm số với tấm bằng tốt nghiệp THPT. Nó loại bỏ những học sinh thi trượt khỏi môi trường giáo dục, đẩy các em ra đường, vào nhà tù hay rơi vào đường cùng”, chuyên gia giáo dục Stan Karp viết trong một bài đăng trên Washington Post .

Thực tế, số lượng bang áp dụng quy định học sinh phải dự thi tốt nghiệp để nhận bằng đang giảm dần qua các năm. Đạo luật Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau (No Child Left Behind), có hiệu lực vào năm 2001, đã khiến số lượng bang áp dụng thi cử để xét tốt nghiệp lên đến 27 bang.

Sau đó, với xu hướng phản đối thi cử ngày càng tăng, con số này giảm xuống 13 bang năm 2017. Một số bang như California, Georgia, South Carolina, Arizona không chỉ bỏ thi tốt nghiệp THPT mà còn xét cấp bằng cho những thí sinh đã thi trượt trong kỳ thi các năm trước. Đến năm 2020, Mỹ còn 11 bang vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT.

Ở những bang không tổ chức thi tốt nghiệp, học sinh sẽ nhận bằng nếu hoàn thành các yêu cầu do bang quy định cho các môn Tiếng Anh, Toán, Nghiên cứu xã hội, Khoa học, Sức khỏe/Thể dục, Nghệ thuật, Ngoại ngữ, môn tự chọn và các yêu cầu khác.

Ngoài ra, do ở Mỹ chấp nhận mô hình homeschooling, những học sinh không đến trường vẫn có thể dự kỳ thi GED để lấy chứng nhận tương đương với bằng trung học. Họ sẽ thi 4 môn, gồm Toán, Khoa học, Nghiên cứu xã hội, Nghệ thuật Ngôn ngữ.

Hơn 98% đại học, cao đẳng ở Mỹ chấp nhận chứng nhận GED. Người học cũng có thể sử dụng nó để xin việc nếu không học lên. Ngoài ra, ở Mỹ, nhiều trường cao đẳng cũng không yêu cầu sinh viên phải có bằng trung học hay GED.

Tuy nhiên, để học lên đại học, nhiều học sinh lựa chọn tham dự một trong hai kỳ thi chuẩn hóa là SAT hoặc ACT để lấy điểm làm một trong những căn cứ cho trường xét tuyển.

Điểm số chiếm một phần. Ngoài ra, thí sinh còn phải thuyết phục ban tuyển sinh bằng thành tích học tập, hoạt động xã hội, năng khiếu thể thao, nghệ thuật hoặc bài luận.

Đại học Huế thực hiện nhiệm vụ quốc gia và nhiệm vụ vùng

Đại học Huế xác định sứ mạng của mình là thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước; phát huy truyền thống đào tạo tinh hoa, chất lượng cao kết hợp với nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra các sản phẩm khoa học - công nghệ tiên tiến, hiệu quả, như Luật số 34/2018/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã xác định.

Đại học Huế thực hiện nhiệm vụ quốc gia và nhiệm vụ vùng - Hình 1
Trong bối cảnh hiện nay Đại học Huế có đủ tiềm năng, nhân lực để góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Đại học Huế là cơ sở giáo dục có lịch sử phát triển từ năm 1957, đứng hàng đầu châu Á giai đoạn 1957 - 1968, vốn thực sự đã trở thành địa chỉ quan trọng trong việc hun đúc tài năng trẻ để phát triển đất nước thời bấy giờ. Sau giải phóng, sự tăng cường của đội ngũ nhân lực phía Bắc, ở Huế đã thành lập ra nhiều trường đại học theo yêu cầu và nhiệm vụ mới của đất nước để phát triển. Mãi đến 1994, Nghị định 30/CP mới tổ hợp lại thành một Đại học Huế. Đến nay, Đại học Huế bao gồm nhiều trường đại học và viện, trung tâm và khoa, phân hiệu.

Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc Gia, với vai trò thực hiện nhiệm vụ quốc gia và nhiệm vụ phát triển vùng, Luật giáo dục đại học số 34/2018/QH14: sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Điều 7, khoản 1. Những giá trị truyền thống qua năm tháng có thể bị mai một tuy nhiên có một điều tại Huế không thay đổi đó là vai trò và sứ mạng của Đại học Huế vẫn tiếp tục được phát huy, đặc biệt sau sự kiện kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển.

Trăn trở với nhiệm vụ chiến lược phát triển quốc gia và vùng, thiếu sự đầu tư và thu hút của Trung ương với một đại học truyền thống. Đại học Huế có đội ngũ các nhà khoa học cơ bản đứng số 1 Việt Nam, so với các cơ sở lớn như Đại học quốc gia Hồ Chí Minh và Hà Nội, hay cả 2 đại học vùng: Thái Nguyên và Đà Nẵng, nguồn lực có thể bị phân tán trong bối cảnh lao động di cư mạnh và nhu cầu lao động cao nhưng sự an toàn, môi trường học tập và nghiên cứu ở Cố Đô Huế hình như đã giữ chân bao nhiêu nhà khoa học có tuổi đời cao?

Chúng tôi loay hoay để tìm câu trả lời giữa giá trị truyền thống đó với phi truyền thống hôm nay; liệu các nhà giáo ở Huế có trở mình để hoàn thành sứ mạng thực hiện chiến lược phát triển quốc gia và vùng không?

Cuộc phỏng vấn của PLVN với nhà giáo đặc biệt gần 40 năm công tác tại Huế, được học tập nhiều nước trên thế giới, thầy cũng có nhiều trăn trở khi đứng trên cương vị là người đứng đầu Đại học Huế, thầy giáo Nguyễn Quang Linh.

Ông luôn đặt câu hỏi và tự trả lời với nhiệm vụ chiến lược phát triển quốc gia và vùng, trên mảnh đất nghèo khó và gian khổ qua nhiều thời kỳ và luôn đi sau so với 2 đầu đất nước và cũng về đích muộn hơn, phát triển mà không bền vững và không an toàn là điều băn khoăn và lo lắng.

Thầy nói: "Đại học Huế phải là một nơi đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia như: Y tế, đội ngũ giáo viên và cán bộ khoa học Nông Lâm, đội ngũ cán bộ này có khắp mọi miền đất nước, cần được tiếp tục đào tạo có trình độ cao hơn và cập nhật hơn trong bối cảnh mới, chính từ Đại học Huế vẫn đang cung cấp nguồn nhân lực quan trọng, đến với mọi miền tổ quốc để phát triển hạ tầng và sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, mạng lưới y tế cơ sở và giáo dục con người đặc biệt là giáo dục phổ thông. Sự gắn kết đó nó tạo nền sự bền vững và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu quốc gia về Giáo dục - Y tế - Nông thôn".

Ngoài ra, với vai trò là phát triển những vùng sinh thái đặc thù: Ven biển miền Trung - Đẹp nhưng phải văn minh và phát huy giá trị văn hoá các làng nghề biển, đảo hay giá trị văn hóa dân tộc và tiềm năng to lớn vùng đồi núi. Phải chăng, nhân lực khoa học về nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp và nghệ thuật đều phải được coi trọng và có phối hợp nhuần nhuyễn để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và tri thức bản địa để phát triển có hiệu quả: các làng chài, gắn với bích hoạ núi non và sông biển, đồng thời là lá chắn quan trọng, không thể thiếu được cho biển Đông trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Thầy Linh tiếp tục chia sẻ, khoa học và công nghệ môi trường, địa chất lòng đất hay công nghệ sinh học là tiềm năng lớn của các nhà khoa học ở Huế, an toàn trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ven biển, hải đảo, núi rừng để hạn chế thấp nhất những thảm hoạ về tự nhiên và cả phát triển không cân bằng. Việc kết nối và có vai trò điều phối, dẫn dắt công nghệ ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, theo Quyết định 523/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đại học Huế sẽ đóng vai trò kết nối, xây dựng thành một trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia, cùng với việc phát triển và xây dựng Thừa Thiên Huế thành Trung tâm Khoa học và Công nghệ quốc gia đã khẳng định trong Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ.

Trong bối cảnh liên kết các vùng kinh tế, hội nhập quốc tế, Đại học Huế có đủ tiềm năng nhân lực để hỗ trợ các trung tâm vùng như ở miền Trung - Tây nguyên (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Dung Quất, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Lao Bảo - Đồng Hà - Cửa Việt, Đồng Hới, Formusa) để thúc đẩy và phát triển đất nước như các lĩnh vực logistics, tài nguyên biển đảo, năng lượng sạch, công nghệ sinh học biển và rừng, phát triển nông thôn, chế biến nông sản, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế số. Từ Đại học Huế có thể kết nối hành lang Đông Tây với các nước châu Âu, Bắc Á và thế giới.

Và cuối cùng, người đúng đầu Đại học Huế nhấn mạnh, vai trò là thành viên chính thức của Viện nghiên cứu Mê-Kong (MI), Đại học Huế phải làm tròn sứ mạng trong việc dẫn dắt KHCN vùng, định hướng di cư lao động, chuyển giao các sáng kiến kỹ thuật để tạo nên phát triển trong các nước vùng tiểu sông Mê-Kông, với các thành viên liên tới như Trung Quốc, Úc, Mỹ và Nhật Bản.

Đại học Huế thực hiện nhiệm vụ quốc gia và nhiệm vụ vùng - Hình 2

Cán bộ Viện Công nghệ sinh học Đại học Huế triển khai các đề tài nghiên cứu.

Một số nét đặc trưng của Đại học Huế

1. Là đại học có Trường Đại học Nghệ thuật làthành viên với truyền thống lâu đời ở vùng đất Cố Đô và đang phát huy những bản sắc Huế và dân tộc, bên cạnh đó đang xây dựng ngành công nghệ phát triển và bảo tồn di sản quốc tế và quốc gia.

2. Nơi đào tạo các chuyên ngànhgiáo viên chuyên nghiệp, chỉ có đào tao các ngành sư phạm, trong khi cả nước các trường đại học sư phạm đang đào tạo tổng hợp, đa ngành.

3. Là đại học ở Việt Nam có đào tạo chuyên về ngôn ngữ Tiếng nước ngoài cho người Việt và tiếng Việt cho người nước ngoài, trong khi cả nước đang đào tạo tổng hợp ở nhiều nơi.

4. Là đại học ở Việt Nam đào tạo nhóm ngành Du lịch ở các bậc học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển du lịch của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh nền kinh tế du lịch và du lịch công nghiệp, du lịch điện tử.

5. Có đào tạo các ngành khoa học sức khỏe và là cơ sở giáo dục đại học top 3 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tốt nhất cho Việt Nam về chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân.

6. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp mạng tính đặc thù Việt Nam (sinh thái nông nghiệp: Biển - Rừng - Đồng bằng), chăn nuôi - Thú y, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

7. Cơ sở giáo dục đại học vẫn giữ các ngành truyền thống: khoa học cơ bản - Toán; Lý, Hóa; Sinh và các ngành khoa học nhân văn.

8. Tại miền trung và Tây Nguyên, nơi đây có đào tạo nhóm ngành Luật, có từ lâu đời và tiếp tục đào tạo nhiều cử nhân luật cho các nước: Lào và Cambodia.

9. Là nơi có đào tạo công nghệ sinh học tầm quốc gia với các bậc học cử nhân và sau đại học, thực hiện nhiệm vụ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao theo quyết định 523/TTg 2018 và đào tạo nguồn nhân lực cho các nước trong khối Đông Nam Á.

10. Y Dược ở Huế có tiếng từ lâu đời, nơi đây có nhiều chuyên khoa và các chuyên ngành chuyên khoa cấp I, cấp II. Trường Đại học Y Dược cũng đang xây dựng mô hình Trường - Viện đăc thù để đào taọ các ngành khoa học sức khoẻ có chất lượng theo Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của Bộ Y Tế.

11. Một hệ thống đại học 2 cấp (Đại học và Trường đại học) phù hợp hay bất cập, tuy nhiên hệ thống này đã tạo nên sự đặc trưng trong tuyển sinh và tốt nghiệp ở một đầu mối, có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và điều phối số lượng chung trong nhiều cơ sở giáo dục đại học, kiểm soát chất lượng theo 2 cấp (Trường đại học và Đại học), Đại học Huế cũng được Bộ uỷ quyền để hoàn thành việc quản lý nhà nước và bảo đảm chất lượng đào tạo chung cho quốc gia.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan ĐạtKiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan Đạt
06:23:13 21/12/2024
Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?
07:45:44 21/12/2024
Cô thôn nữ đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa ngây thơ vừa quyến rũ, chỉ một nụ cười mà sáng bừng khung hìnhCô thôn nữ đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa ngây thơ vừa quyến rũ, chỉ một nụ cười mà sáng bừng khung hình
06:01:03 21/12/2024
Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!
06:31:19 21/12/2024
Cuối năm vác bụng bầu đi đánh ghen, tôi thất vọng bỏ về sau câu nói của bố chồngCuối năm vác bụng bầu đi đánh ghen, tôi thất vọng bỏ về sau câu nói của bố chồng
07:59:58 21/12/2024
Du học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chứcDu học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
04:29:12 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận raSao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận ra
07:46:31 21/12/2024
1 nàng dâu hào môn nổi tiếng bất ngờ công bố có con gái sau 2 năm giấu kín1 nàng dâu hào môn nổi tiếng bất ngờ công bố có con gái sau 2 năm giấu kín
06:26:48 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bà Phương Hằng hả hê nói về Mr Đàm, tuyên bố nghiệp quật, nói thêm 1 câu sốc

Bà Phương Hằng hả hê nói về Mr Đàm, tuyên bố nghiệp quật, nói thêm 1 câu sốc

Netizen

09:58:19 21/12/2024
Thông tin diễn biến của vụ kiện Đàm Vĩnh Hưng với vị nhà giàu ở Mỹ - ông Gerard Williams (chồng ca sĩ Bích Tuyền) - vẫn khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Mới đây, bà Phương Hằng chính thức nhắc tên nam ca sĩ.
Con nghiện "thủ" súng trong nhà

Con nghiện "thủ" súng trong nhà

Pháp luật

09:52:21 21/12/2024
Ngày 20/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đã tạm giữ hình sự đối tượng Võ Quang Trung (SN 1990, trú tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"

EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"

Thế giới

09:50:14 21/12/2024
Liên minh châu Âu (EU) được cho là đã xóa câu thần chú của mình về cuộc xung đột ở Ukraine, thay thế cụm từ Ukraine phải thắng bằng Nga không được thắng thế .
Tết đặt vé đi du lịch vì cảm giác cô đơn khi về nhà

Tết đặt vé đi du lịch vì cảm giác cô đơn khi về nhà

Góc tâm tình

09:23:04 21/12/2024
Bố mẹ mất sớm, gia đình còn lại 3 anh em tôi, nhưng các anh chị đều đã có gia đình, Tết về nhà tôi lại cảm thấy cô đơn, nhớ bố mẹ nhiều hơn.
Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"

Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"

Sao việt

09:10:44 21/12/2024
Tối 20/12, Phương Lan đã đăng đàn lên tiếng về drama ly hôn của mình khiến sự chú ý của cư dân mạng liền đổ dồn về Phan Đạt.
Sao Hàn 21/12: Song Joong Ki nói về gia đình vợ, Jungkook là fan cứng Big Bang

Sao Hàn 21/12: Song Joong Ki nói về gia đình vợ, Jungkook là fan cứng Big Bang

Sao châu á

08:16:14 21/12/2024
Song Joong Ki hiếm hoi chia sẻ về gia đình bà xã người Anh; Jungkook thừa nhận là fan cứng của nhóm nhạc Big Bang.
Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh

Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh

Hậu trường phim

08:13:38 21/12/2024
Triệu Lệ Dĩnh gây bất ngờ với ngoại hình hoàn toàn khác lạ trong bộ phim mới hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh, khiến nhiều người khó mà nhận ra.
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Tin nổi bật

07:58:01 21/12/2024
Khi ông T. chuẩn bị dẫn trâu ra đồng, bất ngờ bị con vật rượt đuổi. Sau đó, con trâu này đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu khiến họ bị thương.
Đồng cỏ năng xanh mướt ở Quảng Nam nhìn từ trên cao

Đồng cỏ năng xanh mướt ở Quảng Nam nhìn từ trên cao

Du lịch

07:54:48 21/12/2024
Cánh đồng cỏ năng tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trải rộng với sắc xanh tươi mát, thu hút du khách và những người yêu thích nhiếp ảnh tìm đến khám phá.
Không thời gian - Tập 16: Đại bất ngờ đến nhà đồng đội cũ của bố

Không thời gian - Tập 16: Đại bất ngờ đến nhà đồng đội cũ của bố

Phim việt

07:42:42 21/12/2024
Đại tranh thủ đi thăm đồng đội của bố gần đơn vị. Đại đến tìm nhà bà Hồi thì vô tình gặp Tâm ở đó, và con gái thứ hai của bà Hồi cũng là cấp dưới của Đại.
Nhóm nhạc từ gameshow chưa gây ấn tượng

Nhóm nhạc từ gameshow chưa gây ấn tượng

Nhạc việt

07:29:41 21/12/2024
Nhiều nhóm nhạc được thành lập sau khi kết thúc gameshow nhằm tận dụng độ hot sẵn có từ chương trình để tăng hiệu ứng tương tác với khán giả.