Xét tốt nghiệp, tuyển sinh bằng điểm học bạ: Lo ngại thiếu khách quan
Tình huống xấu nhất, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ không thể diễn ra. Một trong những giải pháp được đưa ra là xét tốt nghiệp THPT cho học sinh và các trường đại học tuyển sinh bằng điểm học bạ.
Nhiều học sinh và chuyên gia đề cho rằng nếu có thể tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia sẽ là phương án tối ưu để đảm bảo khách quan, công bằng. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Nếu trường hợp này xảy ra, cả học sinh và các trường đại học đều có những lo ngại về tính khách quan và công bằng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã đưa ra các phương án để ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Ngoài việc đẩy mạnh dạy học online, dạy học qua truyền hình, thì kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học từ xa cũng được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định.
Ngoài ra, nếu học sinh có thể đi học trở lại chậm nhất là 15.6, thì học sinh lớp 12 sẽ có 3 tuần ôn tập trước kỳ thi THPT quốc gia. Vì vậy, kỳ thi vẫn có thể diễn ra.
Video đang HOT
Ngược lại nếu tình hình dịch bệnh chưa thể kiểm soát để học sinh đi học trở lại trước ngày 15.6, thì Bộ GDĐT sẽ trình Quốc hội cân nhắc phương án phù hợp hơn. Trong đó có phương án không tổ chức kỳ thi mà giao cho các địa phương xét tốt nghiệp THPT.
Để chủ động trong việc tuyển sinh, một số trường đại học đã công bố phương án tổ chức kỳ thi tuyển sinh để xét tuyển đại học, tránh phụ thuộc vào kỳ thi THPT quốc gia. Trong khi nhiều trường khác sẽ xét tuyển bằng điểm học bạ THPT của học sinh.
Về phía học sinh, nhiều em bày tỏ, nếu sử dụng điểm học bạ để xét tuyển đại học sẽ có lo ngại về tính công bằng. Thực tế thời gian qua khi tiến hành dạy học online, giáo viên cũng tiến hành giao bài tập để học sinh lấy điểm miệng, điểm 15 phút, 1 tiết theo các quy định về đánh giá học sinh của Bộ GDĐT.
Tuy nhiên có hiện tượng, nếu giao học sinh làm bài kiểm tra ở nhà thì có thể nhờ người khác làm giúp, hoặc tìm kết quả trên mạng hay sao chép đáp án từ bạn bè. Vì thế điểm kiểm tra thường xuyên không phản ánh đúng thực lực. Nếu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học bằng học bạ THPT có thể không công bằng cho học sinh.
Cũng có những lo ngại trên, GS-TS Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, nếu trường đại học lấy chất lượng thí sinh làm tiêu chí hàng đầu khi tuyển sinh thì cần cân nhắc, tránh chỉ dùng điểm học bạ làm căn cứ xét tuyển.
Theo GS Đức, thực tế cho thấy, một số trường trường phổ thông không quá khắt khe khi đánh giá, cho điểm học sinh. Khi đó, chúng ta xét theo học bạ sẽ có yếu tố thiếu chính xác, không công bằng về học lực và có thể có yếu tố thiếu khách quan, nhất là các ngành “hot” như công nghệ thông tin, y, dược, kinh tế, luật,….
GS Đức đề xuất, trong trường hợp năm nay không tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia, để đảm bảo chất lượng đầu vào thì các trường đại học chỉ nên xem việc xét học bạ là hình thức sơ tuyển. Sau đó, các trường cần chủ động có phương án tổ chức các kỳ thi tuyển (trên giấy hoặc máy tính). Các trường nhỏ hơn và chưa có điều kiện tổ chức kỳ thi riêng thì có thể hợp tác và lấy điểm thi đầu vào của các trường này làm căn cứ xét tuyển đại học.
BÍCH HÀ
Hỗ trợ địa phương khó khăn trong dạy học trên truyền hình, qua internet
Dự kiến trong tuần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức họp trực tuyến với một số địa phương thuộc vùng đặc thù, vùng khó khăn về việc triển khai dạy học từ xa, qua internet, trên truyền hình để nắm bắt thực tế, từ đó có giải pháp hỗ trợ cho các địa phương, cơ sở giáo dục.
Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các địa phương đã tổ chức tuyển chọn giáo viên tiêu biểu tham gia xây dựng các bài giảng bám sát chương trình tinh giản và tổ chức dạy học trên truyền hình, qua internet. Bài giảng từ địa phương được Bộ GD&ĐT tổng hợp, thẩm định và chuyển tới kênh VTV7 phát sóng bắt đầu từ ngày 13/4/2020. Các đài truyền hình địa phương cũng đã tiếp sóng bài giảng của VTV7.
Tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ GD&ĐT ngày 14/4, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận thời gian qua, việc dạy học từ xa, qua internet, trên truyền hình đã được triển khai tích cực ở các địa phương, cơ sở giáo dục. Bộ GD&ĐT cũng đã có hướng dẫn với từng cấp học.
Để có thống kê cụ thể về mức độ tham gia, chất lượng dạy học, những khó khăn vướng mắc, Bộ GD&ĐT sẽ khảo sát tình hình dạy học từ xa. Từ đó khuyến nghị các giải pháp cho từng cấp, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cho công tác này.
Dạy học trên kênh VTV7.
Chuẩn bị cho những diễn biến mới về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng yêu cầu đơn vị chuyên môn chuẩn bị các kịch bản cho việc dạy và học trong giai đoạn tới, trong đó có tính tới phương án kết hợp giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến khi học sinh có thể trở lại trường học.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ nhanh chóng hoàn thiện quy chế dạy học trực tuyến, trong đó có các quy định về an toàn, an ninh, nhằm bảo vệ học sinh, giáo viên trong quá trình tham gia dạy và học. Đồng thời, xây dựng video clip hướng dẫn giáo viên dạy trực tuyến; tiếp tục tiến hành thẩm định các bài giảng do địa phương gửi về để phát sóng trên kênh truyền hình giáo dục quốc gia (VTV7).
Đặc biệt, dự kiến ngay trong tuần này, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến với một số địa phương thuộc vùng đặc thù, vùng khó khăn và với các cơ sở giáo dục đại học về việc triển khai dạy học từ xa để nắm bắt tình hình thực tế, từ đó có giải pháp hỗ trợ cho các địa phương, cơ sở giáo dục.
Hoàng Thư
Bộ trưởng GD&ĐT: Sẽ có quy định đảm bảo an toàn học trực tuyến Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết các quy định về an toàn, an ninh sẽ bảo vệ học sinh, giáo viên trong quá trình tham gia dạy và học trực tuyến. Chiều 14/4, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ GD&ĐT. Theo bộ trưởng, thời gian qua,...