Xét nghiệm tinh dịch đồ tiết lộ điều gì về tinh trùng?
Tinh dịch đồ là xét nghiệm đánh giá về số lượng, chất lượng tinh trùng cũng như những vấn đề bất thường trong tinh dịch.
Với nam giới, tinh trùng là yếu tố quan trọng nhất trong chức năng sinh sản. Là vật chất di truyền giúp nam giới duy trì nòi giống, vì thế việc xét nghiệm tinh trùng là vô cùng quan trọng và xét nghiệm đầu tiên cần làm khi muốn đánh giá sức khỏe sinh sản.
Theo BS Đặng Hữu Lam, chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản – Nam khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh thông qua xét nghiệm tinh dịch đồ, bác sĩ có thể biết người đó có tinh trùng trong tinh dịch hay không (nhiều trường hợp vô sinh hiếm muộn lâu năm là do nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch) hay số lượng tinh trùng có đủ để có thai tự nhiên được không. Ngoài ra, chất lượng tinh trùng có tốt không (tỷ lệ sống, di động, hình thái tinh trùng); có những tế bào, chất lạ bất thường trong tinh dịch không (máu, bạch cầu, tinh trùng kết dính …).
Có rất nhiều yếu tố có làm suy yếu tinh trùng. Chẳng hạn như lối sống, thói quen sử dụng nhiều các chất kích thích rượu bia, thuốc lá, caffein… ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của tinh trùng. Ngoài ra, cũng phải kể đến các yếu tố như thừa cân, béo phì, stress, căng thẳng, điều trị hóa chất, xạ trị, mắc các bệnh lý gây viêm tinh hoàn như quai bị, chlamydia sinh dục…
“Tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng, nam giới trên 45 tuổi, chất lượng tinh trùng bắt đầu suy giảm”, BS Nam nó.
Cần làm gì trước khi lấy mẫu tinh trùng để kết quả chính xác?
- Kiêng quan hệ vợ chồng 2-7 ngày trước khi làm xét nghiệm
- Kiêng rượu bia và các chất kích thích 2-5 ngày trước khi lấy mẫu
- Tránh sử dụng các thuốc nội tiết trước đó
Video đang HOT
Khi nào nên đi khám và làm xét nghiệm tinh dịch đồ?
- Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân
- Hiếm muộn (sinh hoạt vợ chồng đều đặn>1 năm mà chưa có con)
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi có ý định sinh con
Việc đo lường tất cả các phần của mẫu tinh dịch cho bác sĩ một số gợi ý về mức độ khả năng sinh sản. Một số lượng tinh trùng thấp không phải lúc nào cũng có nghĩa là không có cơ hội thụ thai. Một số đàn ông với một số tinh trùng thấp nhưng với khả năng chuyển động và hình dạng tinh trùng bình thường vẫn có thể thụ thai.
Tinh trùng và những điều cần biết
Giải đáp các thắc mắc về tinh trùng của nam giới sẽ sống được bao lâu ở các môi trường như trên da, trong nước,...
Thực tế, để tinh trùng có thể đi đến trứng làm tổ là một cuộc chiến giữa các tinh binh với nhau. Số tinh trùng tiếp tục nhận nhiệm vụ giúp duy trì nòi giống của nam giới và hầu hết còn lại sẽ chết đi.
Tuy nhiên, việc tinh trùng chết sớm hay muộn còn phụ thuộc vào điều kiện độ ẩm và nhiệt độ của môi trường mà chúng sống.
1. Tinh trùng sống được bao lâu trên da hoặc các bề mặt
TS. Kimberly Langdon, từ Đại học bang Ohio của Mỹ cho biết rằng việc tinh trùng có thể sống bao lâu trên da còn tùy thuộc vào sức khỏe và tuổi của người sản xuất ra tinh trùng. Tuy nhiên, giải đáp cho thắc mắc này thì TS. Kimberly Langdon cho biết hầu hết các tinh trùng sẽ chết trong vòng 15 đến 30 phút trên da hoặc các bề mặt.
Có một sự thật cần biết rằng cho dù là bề mặt gì thì nếu chất dịch bảo vệ các tinh trùng này khô đi thì các tinh binh sẽ chết và không thể thực hiện nhiệm vụ duy trì nòi giống nữa.
Tinh trùng sống trên da được khoảng 15 đến 30 phút - Ảnh Internet
BS. Michael A. Witt, chuyên gia nam khoa tại Hiệp hội về sinh sản nam của Mỹ (Reproductive Biology Associates) cho biết rằng ngoài tuổi tác và sức khỏe của nam giới gây ảnh hưởng đến thời gian sống của tinh binh thì nhiệt độ, độ ẩm cũng quyết định thời gian sống của các tinh trùng sau khi đã ra môi trường bên ngoài.
Các ví dụ được đưa ra, nếu tinh trùng sống trên ga trải giường khô và lạnh thì các tinh trùng sẽ chết nhanh hơn, trong khi đó nếu tinh trùng sống trên da người thì sẽ sống lâu hơn.
2. Sống trong bồn nước nóng
Thực chất trong điều kiện nước nóng thì tinh trùng chỉ có thể tồn tại được vài giây. Do có quá nhiều hơi nước nóng và các loại hóa chất được sử dụng trong bể sục rất độc hại đối với tinh binh. Trong khi đó đối với môi trường nước ấm nếu nam giới tắm vòi hoa sen thì các tinh trùng có thể tồn tại được ở khoảng thời gian lâu hơn chừng vài phút.
TS. Witt đưa ra lời giải thích rằng việc mang thai do các tinh trùng thoát ra và trú ngụ trong hồ bơi nước nóng hoặc bồn tắm nước nóng là điều không thể xảy ra. Thực tế với điều kiện khi bị phân tán trong nước và không còn được bảo vệ bởi chất dịch thì các tinh trùng sẽ nhanh chóng chết đi.
3. Tinh trùng đông lạnh có thể sống bao lâu?
Sự thật là nếu được bảo quản ở điều kiện thích hợp tinh trùng được đông lạnh có thể sống đến vô thời hạn.
Tinh trùng đông lạnh có thể sống đến vô thời hạn nếu được đông lạnh với nhiệt độ thích hợp - Ảnh Internet
Theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Fertility and Sterility đã đưa ra phân tích với 119.558 mẫu tinh trùng của nam thanh niên khi được trữ lạnh từ 6 tháng đến 15 năm cho biết rằng tỷ lệ sống sót được đông lạnh lâu nhất là 74% so với mới trữ đông lên tới 85%.
Trong khi đó có một số tinh trùng được lưu trữ từ 11 đến 15 năm có khả năng sản xuất em bé lên tới 74% đến 80% so với khoảng 82% đối với những tinh trùng được lưu trữ từ 6 tháng đến 5 năm..
Vì vậy, đông lạnh trong bao lâu thực chất lại ít gây ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của tinh trùng nam giới và khả năng thụ thai vẫn rất cao.
4. Trong âm đạo thì tinh trùng có thể sống được bao lâu?
Thực tế, tinh trùng sống trong âm đạo của phụ nữ có thể sống khá thọ, thời gian kéo dài lên tới 5 ngày. Đối với những tinh trùng nhanh nhất có thể chỉ mất vài phút đã có thể vượt qua các tinh trùng khác để tới đích gặp trứng.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng việc sản xuất em bé chỉ có thể xảy ra nếu trứng tình cơ đi qua ống dẫn trứng trong vòng 5 ngày kể từ khi tinh trùng đã đến đích. Do đó thời điểm rụng trứng mới có thể giúp tinh trùng gặp trứng và hình thành thai nhi.
Chậm phát triển vận động ở trẻ Sự chậm phát triển vận động sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các giai đoạn tiếp theo của trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng để ý đến điều này. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cùng bác sĩ Đỗ Văn Thắng, Trưởng Đơn nguyên tâm bệnh...