Xét bằng tổ hợp môn không phù hợp, sinh viên dễ bỏ học?
Hiện các trường ĐH đã thiết kế được trên 400 tổ hợp xét tuyển khác nhau, trong đó có những tổ hợp môn mới và rất lạ. Trước sự đa dạng này, câu hỏi đặt ra là tổ hợp xét tuyển đầu vào có phải gắn với ngành nghề đào tạo?
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 – NGỌC DƯƠNG
Vấn đề này càng được quan tâm hơn sau khi nhiều tổ hợp “lạ” được tạo ra để xét tuyển vào các ngành nghề khác với truyền thống. Chẳng hạn sử dụng tổ hợp khối C00 (văn – sử – địa) để xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin, môn giáo dục công dân trong tổ hợp xét tuyển các ngành công nghệ, tuyển thí sinh vào ngành kiến trúc không cần qua kỳ thi vẽ…
“Rơi rụng” vì thiếu kiến thức nền tảng
Nhiều chuyên gia đào tạo của các trường ĐH đều khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng các tổ hợp môn phù hợp với ngành nghề đào tạo. Điều này không chỉ là yếu tố tiên quyết giúp học tốt ĐH mà còn góp phần vào sự thành công trong nghề nghiệp sau này.
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho rằng cần thiết có sự phù hợp giữa tổ hợp môn xét tuyển đầu vào với ngành đào tạo. Theo ông Lưu, trong chương trình đào tạo hiện nay sẽ có khoảng 2 năm đào tạo về kiến thức cơ sở ngành, 2 năm kiến thức chuyên ngành. Trong đó, riêng kiến thức cơ sở ngành chiếm không dưới 50% thời lượng mà để theo học các học phần này sinh viên (SV) đã phải cần có kiến thức nền tảng phù hợp.
“Chương trình đào tạo gắn với đầu vào thể hiện rõ nhất qua tiến độ học tập của SV. Những SV yếu kiến thức nền tảng thường bị “rơi rụng” vào thời điểm cơ sở ngành. Thực tế cho thấy phần lớn người học bỏ cuộc giữa chừng do kiến thức nền bị hạn chế, nản vì sở trường không được phát huy. Khi đã vượt qua được giai đoạn này, SV mới phát huy tốt hơn ở giai đoạn chuyên ngành”, ông Lưu phân tích.
Video đang HOT
“Chương trình đào tạo gắn với đầu vào thể hiện rõ nhất qua tiến độ học tập của SV. Những SV yếu kiến thức nền tảng thường bị “rơi rụng” vào thời điểm cơ sở ngành”
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu kết luận: “SV có kiến thức nền tốt sẽ tiếp cận kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành dễ dàng hơn, phát huy việc học tốt hơn. Ngược lại, dù trúng tuyển cũng sẽ dẫn đến những hệ quả trong học tập. Ví dụ tuyển thí sinh vào ngành kỹ thuật, công nghệ cần có kiến thức nền tảng về toán, lý nhưng xét tuyển bằng tổ hợp văn, sử, địa thì sẽ không theo được”.
PGS-TS Vũ Đức Lung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin, TP.HCM, cũng có cùng quan điểm này. PGS-TS Lung dẫn chứng bằng việc sử dụng 3 tổ hợp truyền thống để tuyển thí sinh vào các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin của trường mình.
Ba tổ hợp gồm các môn: toán, lý, hóa, tiếng Anh và văn. Trong đó, tiếng Anh là môn điều kiện cần thiết giúp SV tiếp cận tài liệu, công nghệ mới nhất. Toán là môn bắt buộc vì chương trình học sẽ có nhiều giải thuật liên quan đến kiến thức này. Vật lý cũng có nhiều liên quan, trong khi văn cần thiết với mọi ngành giúp diễn đạt tốt hơn.
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu đề xuất có thể tạo ra các tổ hợp xét tuyển theo hướng rộng hơn nhưng phải đảm bảo giữ lại môn có chứa kiến thức nền phù hợp từng ngành học.
Tham khảo từ bài thi đánh giá năng lực
Thí sinh vẫn chủ yếu sử dụng tổ hợp truyền thống
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT trong năm 2018, dù có nhiều tổ hợp xét tuyển mới được các trường bổ sung nhưng thí sinh vẫn có xu hướng đăng ký dự thi bằng tổ hợp truyền thống. Trong đó, có gần 90% thí sinh sử dụng 5 tổ hợp cũ gồm A00 (toán, lý, hóa); A01 (toán, lý, tiếng Anh); D01 (toán, ngữ văn, tiếng Anh); C00 (văn, sử, địa); B00 (toán, hóa, sinh). Trong khi đó, có hơn 100 tổ hợp chỉ có dưới 10 thí sinh chọn và có hàng trăm tổ hợp không có trường hoặc thí sinh nào chọn. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự với năm 2017.
Không chỉ trong nước, kinh nghiệm tuyển sinh một số ĐH nước ngoài cũng theo xu hướng đảm bảo đánh giá kiến thức nền tảng liên quan đến ngành học. Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt – Đức, lấy ví dụ bằng bài thi TestAS dùng cho thí sinh nước ngoài muốn đăng ký vào học tại các trường ĐH của CHLB Đức. Bài thi này gồm 3 thành phần: bài thi ngoại ngữ trực tuyến, trắc nghiệm kiến thức cơ bản và trắc nghiệm kiến thức chuyên ngành.
Trong đó, theo tiến sĩ Viên, bài thi kiến thức chuyên ngành được thiết kế theo các nhóm ngành khác nhau, nhằm đánh giá các kỹ năng cần thiết để hoàn thành chương trình học bậc ĐH của từng nhóm lĩnh vực chuyên ngành tương ứng. Bài thi này kiểm tra kiến thức nền tảng theo 4 nhóm lĩnh vực: nhân văn, văn hóa và khoa học xã hội (kiến thức nền tảng là văn); khoa học kỹ thuật (kiến thức nền tảng là toán, lý); toán học, khoa học máy tính và khoa học tự nhiên (kiến thức nền tảng là toán, lý); kinh tế học (kiến thức nền tảng là toán, kiến thức kinh tế).
“Bài thi này sẽ kiểm tra năng lực người học ĐH trong lĩnh vực cụ thể. Bởi lẽ SV bước vào học ĐH phải có nền tảng để theo học các môn cơ sở trước khi học các môn chuyên ngành”, ông Viên nói.
PGS-TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, cũng chia sẻ nhiều trường ĐH của Mỹ đang sử dụng bài thi SAT (Scholastic Aptitude Test được thực hiện bởi Tổ chức giáo dục phi lợi nhuận College Board) để tuyển sinh.
Theo PGS-TS Khoa, Trường ĐH Quốc tế đang sử dụng bài kiểm tra đánh giá năng lực theo hướng tham khảo định dạng bài thi SAT 2, yêu cầu thí sinh dự thi 2 môn để xét tuyển, trong đó môn toán bắt buộc và một môn tự chọn gồm: toán, lý, hóa, sinh, tiếng Anh. “Việc kiểm tra kiến thức từng lĩnh vực sẽ đảm bảo được tính chất sâu hơn trong đánh giá năng lực người học. Còn kiến thức tổng quan, cơ bản của thí sinh đã được đánh giá thông qua kỳ thi THPT quốc gia”, PGS-TS Khoa lý giải.
Theo thanhnien
Trường ĐH Mở TP.HCM xét tuyển thẳng học sinh giỏi
Ngoài quy định chung của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Mở TP.HCM sẽ xét tuyển thẳng học sinh giỏi các trường THPT trong toàn quốc theo quy định riêng của trường.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 tại Bình Phước - HÀ ÁNH
Ngày 26.12, Trường ĐH Mở TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2019.Theo đó, trường sẽ sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh trong năm nay.
Bên cạnh kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, trường này sẽ bổ sung phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập các môn theo tổ hợp xét tuyển 3 năm THPT.
Riêng với phương thức xét học bạ, mức điểm nhận hồ sơ từ 20 trở lên (không gồm điểm ưu tiên). Điểm xét tuyển được quy về thang 30 và làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Thí sinh được xét theo mức điểm từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu theo từng ngành. Trường hợp có nhiều thí sinh có cùng mức điểm xét tuyển, trường ưu tiên xét tuyển theo điểm trung bình môn học chính trong tổ hợp xét tuyển.
Trường này vẫn tiếp tục xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, trường sẽ xét tuyển thẳng học sinh giỏi các trường THPT với cơ hội nhận học bổng toàn phần 4 năm học hoặc 1 năm.
Theo đó, điều kiện đăng ký xét tuyển thẳng học sinh giỏi gồm: tốt nghiệp THPT năm 2019, có hạnh kiểm tốt 3 năm THPT, có kết quả học lực 3 năm đạt loại giỏi và điểm trung bình chung của các môn trong tổ hợp xét tuyển của 3 năm phổ thông không nhỏ hơn 7,0.
Cũng theo phương án này, 2 ngành luật và luật kinh tế điểm trúng tuyển của tổ hợp văn - sử - địa cao hơn các tổ hợp còn lại 1,5 điểm.
Năm 2019, trường tuyển sinh thêm 3 ngành mới gồm: marketing (chương trình đại trà) và kinh tế, khoa học máy tính (chương trình chất lượng cao).
Theo thanhnien
Thừa Thiên Huế: Làm bài thi gần 20 phút, thí sinh bỗng nhận được đề... đính chính Nhiêu hoc sinh khôi 12 tai trương THPT Thưa Lưu, huyên Phu Lôc, tinh Thưa Thiên Huê hiên đang lo lăng bơi đê thi môn Toan trong ky thi hoc ky 1. Ly do sau khi lam bai gân 20 phut, cac em bông nhân đươc đê đinh chinh tư phia nha trương. Ảnh minh họa Theo đo, sáng 22/12, hoc sinh khôi...